Mô tả công việc của Kỹ sư hạ tầng

27/12/2021 11:30
Mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng là bản tóm tắt các nhiệm vụ cơ bản của một kỹ sư hạ tầng cũng như các yêu cầu về trình độ, kỹ năng, phẩm chất của nhà tuyển dụng với ứng viên vị trí này. Cùng tìm hiểu xem kỹ sư hạ tầng là làm gì và triển vọng sự nghiệp, mức lương ra sao bạn nhé.

Khi nghe nói tới công việc kỹ sư hạ tầng, nhiều người có thể nhầm lẫn và coi đây là nghề nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, thiết kế và thi công. Thực tế, kỹ sư hạ tầng là vai trò trong ngành công nghệ thông tin và được tuyển dụng khá nhiều, coi là nghề nghiệp xu hướng trong thời đại công nghệ số. Nếu có thể gắn bó với vị trí việc làm này, bạn không chỉ được tiếp xúc với lĩnh vực cạnh tranh, sáng tạo mà còn nhận mức lương hấp dẫn.

Công việc của Kỹ sư hạ tầng là làm gì?

I. Kỹ sư hạ tầng là gì? Mô tả công việc của Kỹ sư hạ tầng

1. Kỹ sư hạ tầng là gì?

Kỹ sư cơ sở hạ tầng (Infrastructure Engineer hoặc IT Infrastructure Engineer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các hệ thống CNTT hỗ trợ các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều hoạt động hiệu quả. Với chuyên môn của mình, kỹ sư cơ sở hạ tầng làm việc tại chỗ hoặc từ xa, thiết kế, xây dựng, triển khai và bảo trì hạ tầng CNTT sử dụng các công nghệ mới nhất.

2. Mô tả công việc của Kỹ sư hạ tầng

Mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng ở các công ty khác nhau sẽ không giống nhau - bạn có thể làm việc cho nội bộ doanh nghiệp hoặc ở công ty chuyên cung cấp dịch vụ CNTT cho khách hàng doanh nghiệp. Quy mô hạ tầng CNTT cũng sẽ tác động tới nhiệm vụ, lượng công việc nhưng về cơ bản, mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng sẽ là:

  • Thiết kế cơ sở hạ tầng mạng.
  • Thực hiện chính sách bảo mật và giám sát các mối đe dọa đối với hạ tầng CNTT, cơ sở dữ liệu, hệ thống.
  • Kiểm tra độ tin cậy của trang web.
  • Quản lý bộ nhớ, bao gồm cả phần cứng lưu trữ cục bộ và hệ thống lưu trữ đám mây.
  • Ảo hóa, với các hệ thống như VMware và Citrix.
  • Quản lý các giải pháp đám mây hiện có.
  • Triển khai và bảo trì máy chủ.
  • Cập nhật phần mềm và phần cứng.
  • Tự động hóa quy trình quản trị hệ thống mạng và phần cứng.
  • Cấu hình và bảo mật mạng riêng ảo (VPN).
  • Quản trị Windows hoặc Linux.
  • Sửa chữa vấn đề với các phần mềm cục bộ.
  • Đề xuất nâng cấp phần cứng khi cần.
  • Bảo trì toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT của doanh nghiệp.

II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Kỹ sư hạ tầng

Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cho vị trí kỹ sư hạ tầng phải là người có bằng cấp và trình độ chuyên môn. Kinh nghiệm và các kỹ năng cũng là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực và lựa chọn nhân sự phù hợp nhất. Một số yêu cầu cơ bản như sau:

  • Bằng cao đẳng trở lên các chuyên ngành CNTT, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng CNTT là điểm cộng.
  • Thành thạo với các dịch vụ Cơ sở hạ tầng đám mây.
  • Có chứng nhận về Cơ sở hạ tầng (VMware, Microsoft, RedHat, Cisco, v.v.) là điểm cộng.
  • Có kinh nghiệm về tự động hóa và điều phối các quy trình vận hành cơ sở hạ tầng.
  • Kiến thức về siêu giám sát và ảo hóa mạng.
  • Quen thuộc với các hệ điều hành chính (Linux và Windows) và phần mềm trung gian (máy chủ ứng dụng, máy chủ web, cơ sở dữ liệu và các hệ điều hành khác).
  • Có kinh nghiệm tư vấn công nghệ các dự án như chuyển đổi trung tâm dữ liệu, cung cấp giải pháp cơ sở hạ tầng và tự động hóa,...
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng tập trung trong thời gian dài.

Kỹ sư hạ tầng cần đáp ứng những yêu cầu gì về bằng cấp và kỹ năng?

III. Mức lương Kỹ sư hạ tầng và triển vọng thăng tiến

Theo khảo sát của JobOKO, mức lương khởi điểm của một kỹ sư hạ tầng hiện nay là từ khoảng 5 - 10 triệu/ tháng, trung bình 13 - 16 triệu/ tháng và cao nhất có thể lên tới 30 - 40 triệu/ tháng. Mức thu nhập này khá cao và tương đương với nhiều vai trò khác trong lĩnh vực CNTT nói chung, chẳng hạn như lập trình viên hoặc kỹ sư phần mềm.

Trong thế giới của công nghệ và khoa học kỹ thuật như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn như kỹ sư hạ tầng đang tăng lên từng ngày. Nhiều báo cáo nguồn nhân lực dự đoán mỗi năm, Việt Nam vẫn thiếu tới cả hơn 100.000 nhân sự lĩnh vực CNTT. Nói như vậy có nghĩa là nếu như bạn có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp và định hướng phát triển sự nghiệp theo hướng kỹ sư hạ tầng thì cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở.

Đồng thời, kỹ sư hạ tầng cũng có nhiều lựa chọn để thăng tiến, ví dụ theo hướng trí tuệ nhân tạo (AI) với mức thu nhập cực cao, dần dần trở thành trưởng phòng hoặc giám đốc công nghệ thông tin (CTO).

Mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng đầy đủ, khái quát và chính xác của JobOKO là một tài liệu tham khảo ý nghĩa để nhà tuyển dụng có thêm gợi ý khi soạn thảo JD tìm kiếm nhân tài. Các bạn ứng viên cũng có thể dựa vào đây để hiểu đúng, hiểu rõ về công việc và tự định hướng cho mình.

MỤC LỤC:
I. Kỹ sư hạ tầng là gì? Mô tả công việc của Kỹ sư hạ tầng
II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Kỹ sư hạ tầng
III. Mức lương Kỹ sư hạ tầng và triển vọng thăng tiến

Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Công nghệ thông tin

Đọc thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888