M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical, tiếng Việt có nghĩa là cơ khí và điện. Kỹ sư M&E, hay gọi cách khác là kỹ sư cơ điện là một trong những vị trí quan trọng nhất trong xây dựng công trình. Vậy kỹ sư M&E là gì, đảm nhiệm những công việc gì?
Kỹ sư M&E là người đảm nhiệm công việc thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống cơ khí và hệ thống điện như thang máy, điều hòa không khí, hệ thống thông gió, cấp thoát nước,... Họ thường làm việc cho các công trình, dự án xây dựng và đảm bảo mọi thiết bị, hệ thống được vận hành một cách an toàn, ổn định.
Công việc của Kỹ sư M&E bao gồm những gì?
1. Mô tả công việc của Kỹ sư M&E
Kỹ sư M&E thường đảm nhiệm các công việc như:
- Thiết kế và cố vấn lắp đặt các hệ thống thiết bị công trình như thang máy, điều hòa, hệ thống thông gió,...
- Đánh giá hồ sơ dự thầu nhận được cho mỗi công trình thiết kế và thi công hệ thống M&E.
- Giám sát việc lắp đặt các hệ thống M&E, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất và an toàn.
- Đảm bảo các hệ thống M&E luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất trước khi bàn giao lại cho khách hàng.
- Giám sát quá trình chạy thử, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống thiết bị đối với công trình sửa chữa, đảm bảo phần xây mới phù hợp với những gì sẵn có.
- Đảm bảo các công việc M&E đều đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, ngân sách và tiến độ.
- Chuẩn bị báo cáo gửi cho khách hàng và cấp trên về tiến độ thi công, báo cáo sự cố khiến chậm tiến độ và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Cố vấn kỹ thuật đối với các sự cố M&E.
- Giám sát quá trình vận hành của các hệ thống M&E trong dự án xây dựng.
Kỹ sư M&E có yêu cầu bằng cấp và kỹ năng không?
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với kỹ sư M&E
Để xin việc làm kỹ sư M&E, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng như:
- Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Điện - Điện tử, cơ khí hoặc một lĩnh vực liên quan khác.
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là thiết kế và thi công M&E.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các phầm mềm thiết kế M&E như AutoCad, Revit Mep, Dialux, Ecodial,...
- Kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy, thông gió, cấp thoát nước,...
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để diễn giải, thể hiện ý tưởng với chủ đầu tư, cấp trên, đồng nghiệp, ... và đào tạo, hướng dẫn công nhân xây dựng.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tính toán tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Nhanh nhẹn và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
- Chịu khó tìm tòi, ham học hỏi.
3. Kinh nghiệm xin việc làm Kỹ sư M&E (Kỹ Sư Cơ Điện)
Nắm được yêu cầu và kỹ năng của vị trí kỹ sư M&E sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng câu hỏi phỏng vấn sao cho gây ấn tượng tốt nhất. Tuy nhiên, sự thành công của một buổi phỏng vấn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Đôi khi ứng viên tài năng, có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt nhưng vẫn không "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo Kinh nghiệm xin việc làm JOBOKO chia sẻ để áp dụng giúp cho quá trình ứng tuyển được thuận lợi và diễn ra suôn sẻ hơn.
Xem thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Kỹ sư M&E (Kỹ Sư Cơ Điện)
Hy vọng bài viết trên đây của JOBOKO đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc của kỹ sư M&E hay nói cách khác là những kỹ sư cơ điện. Họ là một phần không thể thiếu của các dự án xây dựng. Không có những người này, công trình xây dựng không thể hoàn thiện hoặc sẽ không đủ điều kiện an toàn để đưa vào vận hành.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc kỹ sư M&E
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với kỹ sư M&E
3. Kinh nghiệm xin việc làm Kỹ sư M&E (Kỹ Sư Cơ Điện)
Đọc thêm: Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất
Đọc thêm: Kỹ sư xây dựng cần có những kỹ năng gì?