Kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong những phòng xét nghiệm của cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám, là những người có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đây cũng là một công việc cạnh tranh, thu hút nhiều người trong những năm gần đây khi nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên.
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm (Medical Laboratory Technician) làm việc dưới sự giám sát của các bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, từ đó cung cấp đầy đủ thông tin hơn giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cũng chuẩn bị mẫu để phân tích, sử dụng thiết bị để xác định virus, vi khuẩn, vi sinh vật, v.v. theo dõi các xét nghiệm và quy trình, phân tích thành phần, công thức máu để truyền và kiểm tra nồng độ thuốc trong máu.
Công việc của Kỹ thuật viên xét nghiệm là làm gì?
1. Mô tả công việc Kỹ thuật viên xét nghiệm
Kỹ thuật viên xét nghiệm đều làm ở những phòng xét nghiệm nhưng mỗi người có thể chuyên về một mảng khác nhau, chẳng hạn như có người chuyên về xét nghiệm công thức máu, trong khi người khác lại xét nghiệm vi sinh, sinh hóa, v.v. Tuy vậy, nhìn chung thì các trách nhiệm chính của Kỹ thuật viên xét nghiệm là:
- Dán nhãn, phân loại và kiểm tra mẫu vật, sắp xếp và lưu trữ tất cả thông tin vào hệ thống máy tính.
- Thao tác với máy móc, thiết bị xét nghiệm theo quy định và phân công của người quản lý, giảm sát (các bác sĩ).
- Ghi lại kết quả chính xác của các xét nghiệm, làm rõ các chỉ số bất thường trong kết quả xét nghiệm bằng cách in đậm, so sánh với mức chỉ số bình thường.
- Trả kết quả cho bệnh nhân để họ gặp bác sĩ khám và điều trị nghe kết quả chẩn đoán, phương pháp chữa trị hoặc gửi thẳng kết quả đến tay bác sĩ trong một số trường hợp.
- Nghiêm túc thực hiện theo các quy định, quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn, không để sai sót khi vận hành máy móc, thiết bị cũng như khi trả kết quả.
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thông tin bệnh nhân.
- Tuân thủ các quy định về an toàn để tạo môi trường làm việc an toàn cho bản thân và đồng nghiệp bằng cách giữ cho phòng xét nghiệm sạch sẽ, đảm bảo không có thiết bị y tế nào bị nhiễm khuẩn.
- Cập nhật, lưu trữ tất cả các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.
- Duy trì cơ sở dữ liệu trong ngân hàng máu và chuẩn bị truyền máu khi được yêu cầu.
Để trở thành kỹ thuật viên xét nghiệm, bạn cần có kỹ năng gì?
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ thuật viên xét nghiệm
Một Kỹ thuật viên xét nghiệm thành công và có triển vọng thăng tiến trong một lĩnh vực yêu cầu trình độ chuyên môn cao như y tế cần có bằng cấp chuyên môn, làm việc chăm chỉ, chuyên nghiệp và chịu được áp lực công việc. Các yêu cầu cơ bản nhất sẽ gồm có:
- Tối thiểu bằng Cao đẳng, Đại học về Xét nghiệm y tế, hóa học, sinh học hoặc lĩnh vực liên quan.
- Kinh nghiệm thực tập và làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, phòng xét nghiệm sẽ được ưu tiên.
- Kiến thức về các quy định y tế liên quan tới xét nghiệm.
- Khả năng lắng nghe và học hỏi tích cực để duy trì các quy trình và giao thức trong phòng xét nghiệm.
- Có kinh nghiệm trong phân tích và thao tác kỹ thuật với thiết bị, máy móc phục vụ xét nghiệm.
- Thành thạo trong việc nhập, sắp xếp và duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu xét nghiệm, nghiên cứu.
- Có khả năng duy trì một môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ.
- Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và có thể giải thích các thuật ngữ y tế phức tạp một cách dễ hiểu.
Mô tả công việc của Kỹ thuật viên xét nghiệm liệt kê chi tiết những nhiệm vụ chính và yêu cầu với vai trò này để ứng viên hiểu rõ hơn về những gì mình sẽ phụ trách nếu trúng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể coi đây là căn cứ để điều chỉnh thông báo tuyển dụng dựa theo môi trường làm việc cụ thể ở bệnh viện, phòng khám. Nếu bạn đang làm Kỹ thuật viên xét nghiệm và muốn thăng tiến thì hãy cố gắng để thực sự chuyên sâu hơn về một khía cạnh chuyên môn của xét nghiệm bằng cách học về miễn dịch học, công nghệ hóa học lâm sàng, công nghệ tế bào học, vi trùng học, v.v.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc Kỹ thuật viên xét nghiệm
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ thuật viên xét nghiệm
Đọc thêm: Kỹ thuật viên là gì? gồm những công việc nào?
Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp, bước đệm tạo đà thăng tiến trong sự nghiệp