Mô tả công việc của Nhân Viên Thiết Kế

05/12/2019 16:00
Công việc của nhân viên thiết kế bao gồm toàn bộ quá trình xác định yêu cầu của quản lý/ khách hàng, hiện thực hóa ý tưởng và thiết kế hình ảnh bao gồm hình minh họa, logo, bố cục và ảnh. Họ sẽ là người định hình mảng hình ảnh của trang web, sách, tạp chí, bao bì sản phẩm, buổi triển lãm và nhiều đối tượng khác.

Nếu bạn đang có nhu cầu xin việc mà chưa biết viết CV xin việc nhân viên thiết kế nên đưa những kỹ năng nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay 7 kỹ năng nhân viên thiết kế nhất định phải đưa vào CV xin việc để có thể ứng dụng cho quá trình ứng tuyển của mình dễ dàng và hiệu quả hơn. Thực tế công việc nào cũng cần có những kỹ năng mới có thể làm tốt và trọn vẹn nhất cho công việc của mình. Chính vì vậy, các bạn hãy học hỏi và tìm hiểu để trau dồi kiến thức cho bản thân mình nhé. Để biết được những nhiệm vụ chi tiết của nhân viên ngành thiết kế, bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Công việc cụ thể của nhân viên thiết kế là gì?

I. Trách nhiệm của nhân viên thiết kế

  • Cụ thể hóa ý tưởng bằng hình ảnh dựa theo yêu cầu của quản lý/khách hàng.
  • Sáng tạo hình ảnh và bố cục thủ công hoặc bằng phần mềm thiết kế.
  • Thử nghiệm hình ảnh trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

II. Công việc của nhân viên thiết kế

  • Thu thập thông tin và tài liệu để hoàn thành công việc.
  • Lên kế hoạch concept thông qua nghiên cứu thông tin và dữ liệu.
  • Lên kế hoạch dự án và xác định hạn mức ngân sách.
  • Cụ thể hóa ý tưởng bằng hình ảnh dựa theo yêu cầu.
  • Chuẩn bị bản nháp và trình bày ý tưởng.
  • Xây dựng hình minh họa, logo và các thiết bị khác bằng phần mềm hoặc thủ công.
  • Sử dụng màu sắc và bố cục thích hợp cho từng hình ảnh.
  • Làm việc với copywriter và giám đốc sáng tạo để tạo ra thiết kế cuối cùng.
  • Thử nghiệm hình ảnh trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.
  • Chỉnh sửa thiết kế sau khi phản hồi.
  • Đảm bảo hình ảnh và bố cục chính thức hấp dẫn thị giác và mang tính thương hiệu.

III. Bằng cấp và kỹ năng cần có đối với nhân viên thiết kế

  • Có kinh nghiệm thiết kế đồ họa.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm và công nghệ thiết kế hiện đại (chẳng hạn như InDesign, Illustrator, Dreamweaver, Photoshop).
  • Mắt thẩm mỹ và tinh tế.
  • Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt.
  • Khả năng làm việc có phương pháp và đáp ứng deadline dự án.
  • Cử nhân chuyên ngành Thiết kế, Mỹ thuật hoặc lĩnh vực có liên quan.

IV. 8 dấu hiệu bạn có tố chất làm nhân viên thiết kế

1. Bạn mua sản phẩm chỉ vì thích bao bì của chúng

Vỏ chai lọ có nhãn độc đáo nhất luôn nằm trong giỏ hàng của bạn? Bạn vui thích ngắm nhìn túi đựng thức ăn trong khi dùng bữa trưa? Nếu có, điều đó chứng tỏ bạn có sự đánh giá nghiêm túc với những thiết kế bao bì và biết điều gì cần có để sản phẩm nổi bật trên kệ hàng.

2. Bạn nhận ra font chữ có tính chất khác nhau

Bạn hiểu tầm quan trọng của việc lựa chọn font chữ. Với rất nhiều kiểu chữ khác nhau, điều quan trọng là tìm được cặp font chữ phù hợp để bổ sung cho thiết kế. Bạn có thể là nhân viên photoshop giỏi đây là lợi thế cho quá trình thiết kế.

3. Bạn hiểu sự khác nhau giữa màu hạt dẻ và màu đỏ marsala​

Bạn có biết cầu vồng có rất nhiều màu sắc khác nhau? Bạn có biết xu hướng màu sắc mới nhất là gì? Giá sách của bạn có được phối màu? Lựa chọn màu sắc là một phần quan trọng trong một thiết kế và vì thế cần một con mắt có thẩm mỹ tốt để phối màu hoàn hảo.

4. Bạn dành nhiều giờ trên Instagram

Hầu hết chúng ta đều biết mạng xã hội gây nghiện như thế nào. Bạn hoàn toàn có thể nghiêm túc cân nhắc theo đuổi nghề thiết kế nếu bạn thấy chính mình yêu thích hình ảnh được thiết kế kèm theo thông điệp được gắn tag #typography trên Instagram.

5. Bạn download ứng dụng về máy chỉ để xem thiết kế​

Các nhà thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên các sản phẩm kỹ thuật số có thiết kế độc đáo, ấn tưởng. Nếu điện thoại của bạn tràn ngập các ứng dụng khó dùng nhưng không nỡ xóa đi, có lẽ bạn đã bắt đầu hiểu về thế giới thiết kế UX - thiết kế trải nghiệm người dùng.

6. Bạn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ trong cuộc sống hàng ngày​

Gối ôm trên sofa được sắp xếp theo kích thước hay màu sắc? Khung hình của bạn có được căn chỉnh hoàn hảo? Nếu có, vậy tức là bạn đã hiểu vai trò của sự cân đối trực quan. Đặc biệt nếu bạn sáng tạo và yêu thích có thể trở thành nhân viên thiết kế nội thất, cảnh quan xung quanh theo trí tưởng tượng và sự hợp lý mình đưa ra.

Làm nhân viên thiết kế cần có những kỹ năng gì?

7. Bạn hiểu rõ sức mạnh của thương hiệu

Thương hiệu không chỉ là một logo, đó là tinh thần và ý tưởng đằng sau một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng kết nối. Thương hiệu thành công tạo nên một phản ứng nhanh chóng. Nếu bạn nhận ra và hiểu rõ về sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, bạn có tố chất để trở thành một nhân viên thiết kế.

8. Bạn có sở trường về làm đồ hand-made​

Bạn có ngại bẩn tay không? Bạn có yêu thích quá trình tạo ra sản phẩm bằng chính đôi tay mình không? Bạn là người có năng khiếu sáng tạo nếu thường xuyên làm đồ hand-made trong thời gian rảnh rỗi, thậm chí là thư giãn với một cuốn sách tô màu cho người lớn.
Bên cạnh nhân viên thiết kế các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn những công việc khác và các chức danh, vị trí công việc của nhân viên thiết kế. Công việc nhân viên thiết kế nội thất cũng có sự khác biệt với nhân viên thiết kế web hay thiết kế 2D, 3D. Tất cả những việc làm cụ thể đều được cập nhật chi tiết trên Blog việc làm các bạn dễ dàng tham khảo và ứng dụng cho nhu cầu công việc của mình hiệu quả nhất.

MỤC LỤC:
I. Trách nhiệm của nhân viên thiết kế
II. Công việc của nhân viên thiết kế
III. Bằng cấp và kỹ năng cần có đối với nhân viên thiết kế
IV. 8 dấu hiệu bạn có tố chất làm nhân viên thiết kế

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888