Mô tả công việc của Quản lý kho
Quản lý kho là một công việc mang tính hệ thống liên quan đến tìm nguồn cung ứng, lưu trữ và bán hàng. Hàng hóa ở đây có thể là nguyên liệu thô (linh kiện) hoặc thành phẩm (sản phẩm). Trong kinh doanh, quản lý kho là thuật ngữ bao hàm cả quản lý vị trí lưu trữ hàng hóa, xác định thời điểm xuất/nhập hàng và giá cả bán hàng cùng rất nhiều loại chi phí khác. Do khối lượng công việc quản lý kho nhiều như vậy nên người làm công việc này cũng phải có những kỹ năng và nghiệp vụ riêng.
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Quản lý kho
II. Mức lương trung bình của Quản lý kho
III. Yêu cầu đối với Quản lý kho
IV. Môi trường làm việc Quản lý kho
Vị trí quản lý kho đòi hỏi bạn đáp ứng yêu cầu gì?
I. Mô tả công việc của Quản lý kho
Quản lý kho sẽ phải giám sát các loại nguyên liệu thô và thành phẩm của công ty. Những mặt hàng này có thể được sử dụng cho chính doanh nghiệp, bán lại hoặc cho người khác thuê. Công việc chính của quản lý kho là giám sát công nhân kho sắp xếp, kiểm kê hàng hóa và báo cáo với cấp trên cũng như những bộ phận khác của công ty.
Vị trí quản lý kho xuất hiện trong mọi doanh nghiệp thuộc hầu hết các ngành công nghiệp. Nhiệm vụ của họ khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của công ty, nhưng thường bao gồm những công việc chính như sau:
- Sử dụng các phần mềm theo dõi hàng tồn kho và chuỗi cung ứng để kiểm đếm chính xác lượng hàng còn lại trong kho.
- Tiến hành việc kiểm đếm thường xuyên hoặc theo chu kỳ để nắm vững số hàng hóa sẵn có.
- Đặt hàng từ đối tác khi lượng hàng trong kho sắp hết.
- Tìm nguồn cung ứng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong chuỗi cung ứng hoặc vận chuyển hàng hóa.
- Xuất hàng, giao hàng cho đối tác.
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên kho hàng, thủ kho thành phẩm, thủ kho nguyên liệu,... theo yêu cầu công việc cũng như quy mô và cơ cấu của công ty.
- Nghiên cứu doanh số bán hàng và dự tính số lượng hàng cần thiết.
II. Mức lương trung bình của Quản lý kho
Mức lương của quản lý kho ở mỗi công ty là khác nhau, tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, nơi làm việc và cả kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kho hàng. Các công ty, tập đoàn lớn thường sẽ trả lương cho quản lý kho cao hơn là các doanh nghiệp nhỏ. Và bằng cấp, chứng chỉ cũng là một yếu tố quyết định mức lương cao hay thấp.
- Mức lương trung bình: 8,2 - 12,3 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 4,5 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 33,8 triệu đồng/tháng.
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý Kho
Thu nhập của quản lý kho cao hay thấp?
III. Yêu cầu đối với Quản lý kho
Một quản lý kho chuyên nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau:
1. Học vấn
Các doanh nghiệp thường yêu cầu người quản lý kho phải có ít nhất bằng cử nhân về quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hoặc vận hành doanh nghiệp. Mặc dù nhiều nhà tuyển dụng có thể không đưa ra yêu cầu về bằng cấp trong bảng mô tả công việc quản lý kho nhưng họ vẫn luôn đề cao những ứng viên có bằng cấp và kinh nghiệm về kiểm soát và phân phối hàng tồn kho.
Quản lý kho cấp cao hơn có thể học bằng Thạc sĩ về lĩnh vực mà họ đã lựa chọn. Các khóa học về công nghệ thông tin cũng có thể sẽ rất cần thiết đối với nhân viên kho.
2. Kinh nghiệm thực tế
Quản lý kho lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng thường là những người đã từng làm nhân viên kho trước đây nhờ đã được làm quen với các phần mềm quản lý kho và cung ứng hàng tồn kho, quy trình đóng gói và giao hàng, cách quản lý kho vật tư chặt chẽ cũng như nhiều nghiệp vụ quản lý kho khác. Đối với những người không có bằng cấp thì kinh nghiệm thực tế là cực kỳ quan trọng.
3. Kỹ năng
Khả năng lãnh đạo và hiểu biết công nghệ sẽ giúp quản lý kho hoàn thành công việc của mình tốt hơn. Dưới đây là một vài kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên thủ kho mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong đợi ở nhân viên của mình:
- Kiến thức chuyên môn: Để hoàn thành tốt công việc của mình, quản lý kho cần phải có hiểu biết sâu sắc về quy trình nghiệp vụ quản lý kho cũng như các quy tắc liên quan khác của công ty.
- Khả năng đa nhiệm: Quản lý kho sẽ thường xuyên phải làm nhiều việc cùng lúc, bao gồm giám sát nhân viên, kiểm kê và bổ sung hàng tồn và giao dịch với nhà cung cấp. Khả năng đa nhiệm sẽ giúp đảm bảo tất cả những công việc này đều được hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Kỹ năng lãnh đạo: Một người quản lý kho giỏi là người biết thúc đẩy nhân viên của mình làm việc hiệu quả với tinh thần, nhiệt huyết cao.
- Hiểu biết về máy tính và phần mềm quản lý kho: Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng các công cụ, phần mềm quản lý kho để theo dõi số lượng hàng tồn và xác định thời điểm nhập hàng. Ngoài ra, nhờ những thống kê từ phần mềm mà người quản lý có thể dự đoán được nhu cầu sử dụng hàng hóa trong tương lai để đưa ra phương án dự phòng cần thiết.
- Kỹ năng tính toán nhanh: Mặc dù được hỗ trợ bởi các phần mềm nhưng quản lý kho vẫn cần phải có khả năng tính toán nhanh để phát hiện và sửa lỗi trong báo cáo, thống kê. Kỹ năng toán học cũng sẽ giúp quản lý kho lập kế hoạch và đưa ra phương án lưu trữ hàng hóa phù hợp.
- Cẩn thận, tỉ mỉ: Quản lý kho là người nắm giữ nhiều loại hóa đơn, giấy tờ và cũng là người chịu trách nhiệm cho tính chính xác, sự trùng khớp của các con số trên thực tế và trong sổ sách. Việc chú ý đến từng chi tiết cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề nhỏ trước khi chúng gây hậu quả lớn.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Quản lý kho cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc và hợp tác hiệu quả với các nhà cung cấp, nhân viên kho hàng, các bộ phận khác, ....
- Thể chất tốt: Công việc quản lý kho đòi hỏi người lao động phải có điều kiện thể chất tốt do những áp lực, căng thẳng trong công việc và thường phải di chuyển nhiều. Đôi khi, họ cũng sẽ phải tự mình di chuyển những kiện hàng nặng.
Đọc thêm: Nghề Quản lý kho có thách thức gì? vượt qua bằng cách nào để thành công?
Kỹ năng quản lý kho nhất định phải có
IV. Môi trường làm việc Quản lý kho
Quản lý kho góp mặt trong hầu hết các doanh nghiệp, từ những công ty bán lẻ cho tới các tập đoàn sản xuất lớn. Chỉ một vài trong số họ được làm việc theo giờ hành chính 5 ngày một tuần, phần lớn sẽ phải làm việc tăng ca vào cuối tuần hoặc đến tận đêm muộn thì mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Họ cũng là những người cực kỳ năng động, phải di chuyển thường xuyên qua các phòng ban của công ty hoặc đi gặp đối tác.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp hay công ty tuyển quản lý kho, tuyển thư ký kho cùng rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Các bạn hãy cùng tham khảo chi tiết để có thể dễ dàng lựa chọn cho mình công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Chắc chắn nếu hiểu rõ kỹ năng của bản thân cùng những kinh nghiệm vốn có bạn sẽ tìm việc làm dễ dàng và hiệu quả hơn.
Để ứng tuyển vị trí quản lý kho ứng viên cũng không nên bỏ qua các mẫu CV xin việc quản lý kho để dễ dàng hoàn thiện CV đúng chuẩn để gửi tới nhà tuyển dụng. Tại JobOKO.com liên tục cập nhật các mẫu CV xin việc phù hợp với tính cách hi vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng hoàn thiện hồ sơ và xin được công việc như mong muốn.
Yếu tố giúp bạn được lựa chọn làm Quản lý kho
Quản lý kho là công việc nhiều người mơ ước vì vậy sức cạnh tranh tương đối cao. Nếu bạn là nhân viên kho mà mong muốn được thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý kho thì hãy tìm hiểu các yếu tố cần thiết để được lựa chọn. Và nếu như thực sự hứng thú với công việc này thì hãy đừng ngần ngại tạo CV và ứng tuyển ngay trên nền tảng tuyển dụng trực tuyến JOBOKO.com nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.