Trong CV xin việc lập trình viên, phần mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một phần khá ngắn mà trong cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng cũng có thể chỉ hỏi bạn 1, 2 câu về mục tiêu và định hướng phát triển sự nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ hiểu rằng, những nội dung tưởng chừng như không mấy quan trọng này thực chất lại có vai trò quyết định bạn có trúng tuyển hay không. Công việc lập trình viên có những đặc điểm khác biệt nên bạn cần tìm hiểu cách viết, cách nói về mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên chính xác, thuyết phục.
Viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên thế nào trong CV xin việc?
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên hiểu đơn giản là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của những ứng viên tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp từ vai trò lập trình viên. Bạn có thể là lập trình viên web, lập trình viên .NET hay lập trình viên Android, PHP,... nhưng điều quan trọng là bạn muốn đạt được những gì từ công việc đó? Thành công tìm được việc làm lập trình viên lương cao, trong doanh nghiệp lớn hay có vị thế và danh tiếng trong ngành với những sản phẩm phần mềm và ứng dụng, game chất lượng nhất? Bạn muốn thăng tiến lên giám đốc CNTT sau 7 - 10 năm nữa? Đó là những ví dụ dễ hiểu nhất về mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên.
Việc xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên mang lại cho bạn những lợi ích đáng kể, điển hình như:
Rõ ràng, việc hiểu và kiên định với mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên giúp ích được rất nhiều cho quá trình tìm việc làm cũng như xây dựng sự nghiệp lâu dài. Để tìm ra mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cả trong ngắn hạn và dài hạn, bạn nên:
Về cơ bản, mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên có thể thay đổi theo thời gian nhưng khi xác định mục tiêu, bạn càng chia nhỏ mốc thời gian thì càng dễ theo sát và có cảm giác thành tựu khi đạt được mỗi mục tiêu. Hơn nữa, hãy kiên trì với mục tiêu đã định hướng vì như vậy thì tỷ lệ thành công cao hơn.
Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên chuẩn
CV xin việc nhằm mục đích giới thiệu bản thân bạn một cách đơn giản nhưng đủ để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên thích hợp nhất cho cơ hội nghề nghiệp. NTD sẽ đánh giá tất cả các phần nội dung CV - trong đó có mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên ở ngay phần đầu tiên. Từ quan điểm của họ, một ứng viên có mục tiêu rõ ràng nghĩa là ứng viên đó hiểu rõ về công việc, đã tìm hiểu về công ty, có tham vọng và định hướng phát triển, cũng có nghĩa là có động lực. Hơn nữa, mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên của một cá nhân mà tương đồng với mục tiêu phát triển của công ty thì rõ ràng ứng viên đó sẽ cạnh tranh hơn các ứng viên khác.
Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên, bạn nên hiểu rõ về ngành. Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, lập trình viên và CNTT là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương lọt top cao nhất khối kỹ thuật. Tại Việt Nam, thị trường thiếu khoảng 150.000 nhân sự CNTT - có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội việc làm, thăng tiến.
Với mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên rõ ràng, bạn có thể bắt đầu theo học, thi lấy chứng chỉ liên quan như chứng chỉ lập trình viên quốc tế (Chứng nhận AWS cho kiến trúc sư giải pháp - AWS Certified Solutions Architect - Associate, chứng nhận chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin - Certified Information Systems Security Professional (CISSP), chứng nhận ScrumMaster,...) hay chứng chỉ ngoại ngữ... để có tiền đề cho các kế hoạch phát triển sự nghiệp sau này.
Để viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên, bạn cần nắm được cách viết mục tiêu nghề nghiệp nói chung, đồng thời điều chỉnh để phù hợp với nghề nghiệp cụ thể này. Nhìn chung, phần này trong CV không quá phức tạp, miễn là bạn cân nhắc để:
Cần tránh những lỗi gì khi viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên?
Áp dụng các hướng dẫn kể trên vào viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV xin việc bạn sẽ đảm bảo nội dung mạch lạc, thuyết phục. Có thể tham khảo một số gợi ý chi tiết của JobOKO để hình dung rõ hơn cách trình bày nhé.
Chưa có kinh nghiệm, bạn nên tập trung vào mục tiêu ngắn hạn hơn là dài hạn và thể hiện tinh thần cầu tiến, ham học hỏi:
Trong khi đó, với ứng viên vị trí lập trình viên đã từng đi làm nhưng vẫn ít kinh nghiệm, chỉ khoảng từ 6 tháng tới dưới 2 năm thì viết mục tiêu nghề nghiệp cũng cần khéo léo vì bạn "hơn" đối thủ chưa có kinh nghiệm nhưng lại chưa ở tầm có thể cạnh tranh với ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm.
Đối với ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển có thể thể hiện thái độ tự tin, cho thấy tham vọng cá nhân của mình. Thay vì đề cập tới những mục tiêu như học hỏi, thích nghi, bạn nên cho thấy tầm nhìn của mình.
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên theo từng đối tượng cụ thể
Không chỉ cố gắng viết tốt các mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV xin việc, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ rõ ràng hơn với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn tiềm năng. Khác với việc chỉ trình bày ngắn gọn trong CV, khi trao đổi trực tiếp bạn nên giải thích, bổ sung để nhà tuyển dụng rõ hơn về các mục tiêu này.
Nguyên tắc trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu hay định hướng nghề nghiệp lập trình viên trong phỏng vấn khá đơn giản nhưng vẫn cần bạn thực sự lưu ý để không phạm lỗi đáng tiếc, đồng thời để lại ấn tượng tích cực cho người phỏng vấn:
Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên của mỗi ứng viên có thể có điểm giống nhau nhưng nhìn chung đều sẽ mang dấu ấn cá nhân của người đó. Viết trong CV xin việc thế nào, nói về mục tiêu trong phỏng vấn ra sao sẽ có ảnh hưởng nhất định tới kết quả cuối cùng. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi trình bày với NTD bạn nhé.
MỤC LỤC:
I. Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên là gì?
II. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên
III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên trong CV
IV. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên
Đọc thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kinh doanh trong CV xin việc
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp F&B - Làm sao để viết thật ấn tượng trong CV xin việc?