Muốn xin làm việc ở nhà, làm sao để sếp đồng ý?

26/12/2019 09:00
Những bất tiện về phương tiện, ách tắc giao thông, đường xa và nhiều yếu tố chủ quan khác khiến bạn muốn làm việc ở nhà hơn thay vì đến công ty ngay cả khi bạn yêu thích văn hóa công sở nơi làm việc. Trong trường hợp này, làm cách nào để thuyết phục sếp đồng ý cho bạn làm việc tại nhà đây? Theo dõi ngay những kinh nghiệm mà Blog Joboko.com chia sẻ dưới đây nhé.

Bạn sẽ có nhiều thuận lợi khi làm ở nhà, chẳng hạn như bạn không mất thời gian đi lại, không phát điên vì phải đợi đèn giao thông hết chuyển đỏ lại xanh rồi lại đỏ, không phải gò bó trong những bộ váy áo công sở, thoải mái mặc pajamas khi làm việc, nhìn ngắm thú cưng mỗi khi áp lực... Trước khi quyết định xin sếp đồng ý cho làm việc ở nhà thì bạn cần cân nhắc kỹ càng xem được gì và mất gì nếu làm việc tại nhà. Thay vì nói với sếp những lợi ích mà bạn có được, tốt hơn hết là bạn cam kết với sếp công ty sẽ có lợi ra sao nếu sếp, giám đốc đồng ý cho bạn làm từ xa và làm việc ở nhà sẽ khiến bạn đóng góp cho công ty thậm chí còn nhiều hơn.

Cách giúp bạn có thể thuyết phục sếp để bạn làm việc tại nhà

Cách để thuyết phục sếp cho bạn làm việc ở nhà

1. Hiệu quả làm việc là yếu tố then chốt

Nếu công việc bạn đang làm hoàn toàn có thể tiến hành từ xa và tương tác với quản lý qua phần mềm chat trên máy tính hay điện thoại thông minh nhưng sếp vẫn ngần ngại khi để bạn làm việc ở nhà chỉ bởi sếp còn nghi ngờ phương pháp làm việc của bạn. Điều sếp quan tâm không phải bạn làm ở công ty, ở nhà hay bất cứ đâu, họ chỉ lo rằng bạn bị xao lãng bởi việc riêng và chậm trễ làm việc, không đáp ứng đúng deadline.

Sếp hoàn toàn có căn cứ khi hoài nghi bạn, có quá nhiều cám dỗ khi bạn làm việc tại nhà: ngủ nướng, nấu cháo điện thoại với bạn bè, gọi điện thoại, giải quyết việc riêng hay chơi game quá đà. Quản lý không thể giám sát bạn từ xa, vì thế để đảm bảo bạn làm việc siêng năng là cứ để bạn trong tầm ngắm thì hơn. Vì thế, muốn thuyết phục được quản lý, bạn cần cam kết đáp ứng chất lượng và số lượng công việc đúng thời hạn, thậm chí là hiệu quả hơn cả khi làm ở công ty, chứng minh cho họ thấy bằng cách dẫn chứng trải nghiệm làm việc từ xa trước đó của bạn (nếu có) và kết quả ra sao.

2. Đặt ra kế hoạch giao tiếp cụ thể

Sống trong thế kỷ 21, chúng ta có xe tự lái, công nghệ thực tế ảo (VR) và làm việc với robot. Giao tiếp từ xa giờ đây là chuyện thường ở huyện. Ngay cả khi sếp của bạn không phải tay lão làng về công nghệ thì cũng vô cùng dễ dàng để sử dụng phần mềm chat như Skype hay Zalo và gọi thoại, gọi video để trao đổi trực tiếp với bạn về công việc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo với sếp kết nối trực tuyến với bạn luôn luôn có sẵn. Rủi ro khi giao tiếp số là mất kết nối và offline. Đừng để trường hợp sếp không kết nối được với bạn như ngoại tuyến hay không gọi được, nếu không niềm tin của sếp với bạn sẽ sụp đổ. Thay vì phải trực tuyến mọi lúc mọi nơi, đặt ra thời gian biểu cụ thể với sếp về thời gian bạn trực tuyến khi làm việc ở nhà.

Hãy thật khéo léo và tinh tế nếu như bạn muốn xin làm việc tại nhà

3. Chiến thuật "mưa dầm thấm lâu"

Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là chia đều thời gian làm tại văn phòng và làm ở nhà thì có lẽ tốt nhất bạn nên áp dụng phương châm "mưa dầm thấm lâu", đặc biệt nếu quản lý của bạn là người hay hoài nghi. Đề xuất sếp để bạn bắt đầu làm ở nhà một tuần một lần trong một tháng. Sau mỗi tuần, xác nhận với sếp xem họ có nhận xét, thắc mắc hay lo lắng nào về cách làm việc của bạn không. Nếu họ hài lòng, khi đó hẵng đề nghị chia đều thời gian làm việc.

Hình thức làm việc từ xa hiện không xa lạ với người tìm việc bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Cùng với đó, các phương tiện trao đổi, giao tiếp như Gmail, Skype,... cũng được hình thành đa dạng hỗ trợ hoạt động công việc của con người dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đối với những ứng viên có mong muốn làm việc tại nhà, từ xa thì nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn để tìm kiếm được nhân tài thực sự. Những bí quyết đặt câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên làm việc từ xa trong thời đại internet bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài viết nhé.

>> Bạn đang muốn tìm việc làm truy cập ngay vào Joboko.com để cập nhật thông tin việc làm mới nhất nhé.
>> Nếu bạn quan tâm tới nội dung này đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888