Ngành logistics học ở đâu và thi khối gì?
Logistics còn được hiểu là quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng, đề cập đến tổng thể quá trình quản lý, giám sát việc chuẩn bị, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Logistics cũng liên quan đến việc xác định các nhà phân phối và nhà cung cấp tiềm năng, tính toán khả năng tiếp cận và hợp tác lâu dài để đảm bảo hàng hóa, nguyên vận liệu được vận chuyển nhanh, được bảo quản trong trạng thái tốt nhất. Nhân sự làm trong ngành Logistics được gọi là Nhân viên/Chuyên viên logistics (hay Nhân viên hậu cần trong một số trường hợp).
Trước đây, Logistics vốn là một thuật ngữ quân sự được dùng để gọi cách quân nhân lấy, cất giữ và di chuyển thiết bị và vật tư. Sau này, khi thương mại toàn cầu phát triển, Logistics bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là bởi các công ty trong lĩnh vực sản xuất, để chỉ cách các nguồn lực được xử lý và di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng.
Ngày nay, phần lớn các công ty sản xuất, phân phối đều có bộ phận Logistics hoặc hợp tác với các công ty Logistics. Điều này tạo ra vô số cơ hội việc làm cho những người có chuyên ngành phù hợp hoặc mong muốn được thử sức trong một lĩnh vực cạnh tranh nhưng thú vị và nhiều tiềm năng. Về phía doanh nghiệp, sự phát triển của Logistics phần nào giúp hạn chế thất thoát hàng hóa, dễ tiếp cận hơn với đối tác, nhà cung cấp và khách hàng trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí.
Với ngành Logistics hiện nay có rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng tuyển sinh với nhiều phương thức khác nhau. Ngành đào tạo Logistics được xét duyệt với các khối như A (Toán, Lý, Hóa); A1 (Toán, Lý, Anh); D (Toán, Văn, Anh); C (Văn, Sử, Địa); Toán, Anh, Khoa học tự nhiên). Khi tham gia học ngành Logistics có một số trường chỉ xét tuyển học bạ THPT của thí sinh vì thế bạn có thể lựa chọn cho mình trường phù hợp nhất nhé.
Khi có nguyện vọng học tập ngành Logistics này các bạn nên cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ vào các trường hợp lý. Tìm hiểu thông tin chi tiết về những trường có quy chế tuyển sinh đúng với quy định và đảm bảo việc học thành nghề của mình được tốt nhất.
Công việc của ngành logistics là gì?
Ngành Logistics là học vận chuyển hàng hóa cùng chuỗi cung ứng và tìm kiếm phân phối những nguồn đầu ra đầu vào, quản lý kho, những vấn đề về bao bì, đóng gói, kiểm soát hàng tồn kho, hoàn thiện thủ tục, bến bãi.... Cụ thể sinh viên sẽ được học cách vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng nhiều hình thức vận tải khác nhau. Ngoài ra, kiến thức marketing quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, phương thức vận tải cũng được giảng dạy để sinh viên biết được cách tối ưu thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện.
Ngành học Logistics này cũng yêu cầu khá cao về trình độ và tư duy, chuyên môn học cần có khả năng phân tích và giỏi ngoại ngữ để áp dụng cho công việc tốt nhất. Chính vì thế, các bạn theo học cần trau dồi kiến thức chuyên môn sâu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một số những trường có đào tạo Logistics đó là:
Mặc dù biết rằng ngành Logistics thú vị và hấp dẫn như vậy nhưng không phải ai cũng biết chính xác học Logistics ra thì làm gì và có thể xin việc vào đâu. Việc hiểu rõ các cơ hội việc làm có thể giúp bạn có thêm động lực để phấn đấu thi vào, theo học và bắt đầu con đường sự nghiệp của mình. Với tấm bằng Logistics, bạn có thể cân nhắc đến các công việc như:
Mức lương khởi điểm của các vị trí này thường nằm trong khoảng 6 - 8 triệu khi mới ra trường và tăng lên nhanh chóng sau đó, tùy vào năng lực và hiệu suất công việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hoặc phát triển theo nhiều hướng khác nhau như kinh doanh, tiếp thị hay vận tải.
Trên đây là một số chia sẻ của JobOKO để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về ngành Logistics. Dĩ nhiên, để có thể dễ dàng xin được việc làm tốt thì bạn phải trau dồi kỹ năng và rèn luyện chuyên môn bằng việc theo học tại các trường Đại học danh giá và có đam mê với nghề.
Trên đây là một số những thông tin về ngành Logistics được chúng tôi cập nhật chi tiết, các bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra sự lựa chọn cho bản thân. Đặc biệt khi có nhu cầu học tập cũng như xét tuyển vào trường đại học hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn hướng đi đúng đắn để quyết định công việc phù hợp với tương lai của bản thân. Những ai chưa hiểu rõ về ngành này cũng như triển vọng nghề nghiệp tương lai thì đừng bỏ lỡ tham khảo thông tin hữu ích sau.
MỤC LỤC:
I. Logistics là gì?
II. Ngành Logistics thi khối nào? được học những gì?
III. Ngành Logistics học trường nào tốt?
IV. Cơ hội việc làm của ngành Logistics
V. Ngành Logistics - Hiểu như thế nào cho đúng?
Đọc thêm: Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao
Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức