Công việc của nhà tư vấn là gì và có những vị trí nào trong lĩnh vực rộng lớn này? Nhu cầu thị trường đối với nhà tư vấn/nhân viên tư vấn ra sao? Hãy theo dõi bài viết JOBOKO cập nhật dưới đây để có cái nhìn toàn diện nhất.
Những ai phù hợp để theo đuổi nghề tư vấn?
Trở thành một nhà tư vấn là điều mà nhiều bạn trẻ mơ ước dù họ có thể không thực sự hiểu tất cả về nó. Theo từ điển Oxford, nhà tư vấn là một người "tham gia vào quá trình kinh doanh và ra quyết định bằng cách đưa ra lời khuyên chuyên môn cho những người làm việc trong một lĩnh vực cụ thể". Nói cách khác, tư vấn chỉ đơn giản là "kinh doanh cung cấp lời khuyên chuyên gia" cho một nhóm người cụ thể.
Do đó, nếu bạn có kiến thức chuyên môn và có những người ngoài kia muốn hưởng lợi từ chuyên môn đó thì bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn. Bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu trong công việc và cuộc sống.
Dĩ nhiên, để làm một nhà tư vấn thành công, chỉ chuyên môn thôi là chưa đủ. Bạn phải biết cách lắng nghe, nhận thức được vấn đề, đưa ra giải pháp, diễn đạt dễ hiểu và tương tác tốt với khách hàng. Có thể nói kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng bậc nhất với một nhà tư vấn.
Tuy nhiên, nếu bạn vốn không phải một người giỏi giao tiếp thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Kỹ năng này hoàn toàn có thể rèn luyện theo thời gian và tích luỹ kinh nghiệm. Chỉ cần bạn có trình độ chuyên môn, kiên nhẫn và đam mê làm việc trong ngành tư vấn, bạn vẫn có thể phát triển sự nghiệp của mình.
Dịch vụ tư vấn quản lý, khoa học và kỹ thuật được dự đoán là ngành phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới. Điều này dẫn đến nhu cầu với lực lượng lao động trong ngành tăng mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Dĩ nhiên, vì số lượng người muốn làm việc trong ngành này rất lớn nên cạnh tranh cũng tương đối gay gắt.
Ở Mỹ, tiền lương trong ngành dịch vụ tư vấn quản lý, khoa học và kỹ thuật đã tăng gần 83% trong giai đoạn 2008-2018. Tất cả các lĩnh vực tư vấn đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Xu hướng này chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu tư vấn trong tất cả các lĩnh vực lập kế hoạch kinh doanh. Các công ty sẽ tìm đến các nhà tư vấn quản lý để soạn thảo kế hoạch và ngân sách kinh doanh, xây dựng chiến lược và xác định mức lương và lợi ích phù hợp cho nhân viên.
Việc mở rộng các nhà hàng nhượng quyền và cửa hàng bán lẻ sẽ thúc đẩy nhu cầu cho các nhà tư vấn tiếp thị để xác định các địa điểm tốt nhất và phát triển các kế hoạch marketing. Mở rộng kinh doanh cũng sẽ tạo ra cơ hội cho các công ty tư vấn hậu cần nhằm liên kết các nhà cung cấp mới với các nhà sản xuất để đưa hàng hóa thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cần tư vấn về việc tuân thủ luật pháp về môi trường và an toàn nơi làm việc của chính phủ. Khách hàng cần tư vấn để cập nhật những thay đổi mới nhất về luật pháp ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ, bao gồm thay đổi luật thuế, quy định môi trường và chính sách ảnh hưởng đến lợi ích của nhân viên và an toàn nơi làm việc. Do đó, các công ty chuyên về tư vấn nhân lực, môi trường và an toàn cũng tăng trưởng rất nhanh.
Trong khi đó, những cá nhân cũng có thể tìm tới nhân viên tư vấn từ dịch vụ cưới hỏi đến tư vấn việc làm, tư vấn du học,... Họ có điều kiện và muốn chắc chắn hơn trong hầu hết các vấn đề của cuộc sống.
Nhu cầu tuyển dụng các vị trí tư vấn trong công ty, doanh nghiệp tăng cao
Việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới và phần mềm máy tính là một yếu tố chính khác góp phần tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực tư vấn. Các công ty tư vấn quản lý giúp khách hàng thực hiện phần mềm kế toán và bảng lương mới, trong khi các công ty tư vấn môi trường và an toàn khuyên khách hàng sử dụng công nghệ máy tính trong việc giám sát các chất có hại trong môi trường hoặc nơi làm việc.
Các công ty tư vấn cũng có thể giúp thiết kế hệ thống máy tính mới và hệ thống phân phối trực tuyến. Một trong những lĩnh vực lớn nhất mà công nghệ đã có tác động là tư vấn hậu cần.
Toàn cầu hóa cũng sẽ tiếp tục cung cấp nhiều cơ hội cho các công ty tư vấn muốn mở rộng dịch vụ hoặc giúp khách hàng của họ mở rộng ra thị trường nước ngoài. Các công ty tư vấn có thể tư vấn cho khách hàng về chiến lược, cũng như luật pháp nước ngoài, liên quan đến thuế, việc làm, an toàn lao động và môi trường.
Thời gian thử việc của các nhà tư vấn, nhân viên tư vấn thông thường là 2 tháng (theo Luật Lao động). Tuy nhiên, thời gian này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài thêm tuỳ vào kinh nghiệm, trình độ, uy tín trong lĩnh vực cụ thể của bạn - một chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm có thể được tuyển dụng luôn mà không cần thử việc.
Mức thu nhập của nhà tư vấn, nhân viên tư vấn sẽ khác nhau tuỳ vào lĩnh vực cụ thể, kinh nghiệm và trình độ của ứng viên. Lương khởi điểm của nhân viên tư vấn ở Việt Nam là khoảng từ 3 đến 6 triệu/tháng, tương đương với đa số ngành nghề khác. Trong khi đó, lương khởi điểm của chuyên viên tư vấn tài chính là từ 7 - 8 triệu/tháng; nhân viên tư vấn tuyển sinh là khoảng 4 - 5 triệu/tháng.
Bằng cấp và kinh nghiệm theo năm làm việc sẽ được thể hiện rõ trên mức lương mà một nhà tư vấn, nhân viên tư vấn nhận được. Những nhân viên tư vấn làm việc từ 2 năm trở lên thường có mức lương từ 8,3 đến 10 triệu đồng/tháng. Chuyên gia tư vấn trên 5 năm kinh nghiệm, có uy tín có thể có mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng (với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc khoa học, kỹ thuật, công nghệ). Khi có kinh nghiệm trên 10 năm, bạn thậm chí có nhận được mức lương đến 30 triệu đồng/tháng.
Ngày nay, các nhà tư vấn, chuyên gia tư vấn xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp, dịch vụ. Công việc này có thể thú vị, lương cao và cung cấp sự linh hoạt hơn các công việc khác. Có 2 kiểu tư vấn chính là:
Một số chuyên gia tư vấn làm việc cho một công ty tư vấn trong khi những người khác làm việc tự do hoặc tại các tổ chức nhà nước. Một số vị trí phổ biến trong nghề tư vấn là:
Việc làm nghề tư vấn luôn có cơ hội rộng mở
Sự thăng tiến trong lĩnh vực tư vấn chủ yếu phụ thuộc vào khả năng và uy tín của bạn. Một khi bạn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng, có được sự tin tưởng của nhiều người, danh tiếng tốt thì bạn sẽ càng nhanh được thăng chức. Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 3 đến 5 năm để lên đến trưởng nhóm hoặc trưởng phòng.
Một trong những điểm hấp dẫn nhất của nghề tư vấn là nó rất linh hoạt. Ngoài công việc toàn thời gian, bạn vẫn có thể nhận tư vấn thêm các hợp đồng ở bên ngoài - trong trường hợp bạn có được các mối quan hệ mới hoặc cộng tác với các bên khác. Bằng khả năng và sự khéo léo của mình, bạn có thể dễ dàng kiếm thêm thu nhập.
Những thách thức bạn phải đối mặt khi theo đuổi nghề tư vấn
Lĩnh vực tư vấn phát triển mạnh đồng nghĩa với việc rất nhiều người muốn bắt đầu sự nghiệp trong ngành này. Cũng vì thế mà lượng người lao động tham gia thị trường đông đúc, cạnh tranh hơn bao giờ hết. Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, công ty dịch vụ tuyển nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn nhưng quá trình chọn lọc, phỏng vấn ứng viên có thể rất khó khăn. Bạn cần có trình độ và kỹ năng vững chắc để tự tin ứng tuyển và vượt qua.
Một thực tế của ngành tư vấn ở Việt Nam là có sự chênh lệch rất lớn giữa chất lượng nhân sự. Một phần những chuyên gia tư vấn là người có trình độ cao và chuyên nghiệp, trong khi rất nhiều nhân viên tư vấn có thể chỉ tốt nghiệp trung học, trung cấp hoặc làm trái ngành. Điều này đặt ra câu hỏi về sự chính xác của thông tin và giải pháp mà họ cung cấp cho khách hàng.
Muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, bạn cần tự chuẩn bị trước xem khả năng để từ đó đặt ra mục tiêu thiết thực. Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm là một trong những lựa chọn nghề nghiệp đáng để xem xét, nhất là khi bạn có chuyên môn và kỹ năng giao tiếp tốt.
Giao tiếp là kỹ năng có thể rèn luyện được, vì vậy, trong nhiều trường hợp chỉ cần có đam mê thì bạn vẫn có thể làm công việc này dù bạn chưa có sự khéo léo trong tương tác với khách hàng và những người xung quanh. Những kỹ năng khác một nhân viên tư vấn cụ thể là nhân viên tư vấn tài chính cần có nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC:
I. Nghề tư vấn chỉ hợp với người giỏi giao tiếp?
II. Triển vọng phát triển của nghề tư vấn, thu nhập và cơ hội việc làm
Đọc thêm: Có nên theo nghề Tư vấn viên không?
Đọc thêm: Học cách tư vấn khách hàng giúp tăng hiệu quả kinh doanh