Nghề tư vấn viên: Triển vọng và khó khăn không phải ai cũng biết

12/02/2022 14:30
Khi nói đến nghề tư vấn viên, ai cũng nghĩ về những "trai xinh gái đẹp" khéo ăn nói, ăn mặc chỉn chu giới thiệu, tư vấn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng tiềm năng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây có thể là một nghề nhiều cơ hội, triển vọng nhưng cũng không thiếu những khó khăn.

Tư vấn viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tư vấn tín dụng, tư vấn bảo hiểm tới tư vấn tài chính hay tư vấn luật.... Mỗi vị trí cụ thể sẽ có yêu cầu khác nhau về trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm của ứng viên. Trên thực tế, nghề tư vấn viên hay nhân viên tư vấn không phải toàn là màu hồng, cũng có những "góc khuất" không phải ai cũng biết, chủ yếu là vì sự cạnh tranh cũng như một số định kiến với nghề.

Nghề tư vấn viên có những cơ hội và thách thức gì?

I. Triển vọng của nghề tư vấn viên

1. Dễ thăng tiến

Ưu điểm đầu tiên cần phải kể đến của nghề tư vấn viên là không yêu cầu quá cao vào trình độ đầu vào (với hầu hết các lĩnh vực) nhưng lại dễ thăng tiến. Nếu có năng lực, bạn có thể được cất nhắc dù chỉ mới đi làm 6 tháng - 1 năm. Số khách hàng bạn hỗ trợ, số hợp đồng bạn ký được... tất cả đều chứng minh cho năng lực và sự chăm chỉ của bạn. Thậm chí, nhiều tư vấn viên kinh nghiệm còn nói rằng họ tìm được cơ hội mới ở công ty của chính những người mà họ tư vấn.

2. Mở rộng mạng lưới quan hệ

Không thể phủ nhận, môi trường làm việc và các đặc thù công việc của nghề tư vấn yêu cầu bạn phải giao tiếp, tương tác và xây dựng mối quan hệ thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn tiếp tục phát triển con đường sự nghiệp của mình. Tư vấn viên thường xuyên làm việc với những người có cùng đam mê, với các cá nhân xuất sắc và có trình độ chuyên môn, có kỹ năng thành thạo. Đây cũng chính là cơ hội để mở rộng và củng cố mạng lưới quan hệ, làm hậu thuẫn vững chắc cho con đường thăng tiến sau này của bạn.

3. Học thêm nhiều kiến thức mới

Mỗi ngày làm việc đối với một tư vấn viên là một ngày học thêm được nhiều điều mới. Đặc biệt, có rất nhiều tư vấn viên thường xuyên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, các cuộc hội thảo online,... để đi sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của mình. Như vậy, các hoạt động này đối với công việc của tư vấn viên là vô cùng hữu ích.

4. Chế độ lương, thưởng hấp dẫn

Con đường trở thành một tư vấn viên quả thực không hề dễ dàng, bạn không những cần vốn kiến thức, sự am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nhất định, mà còn có kinh nghiệm làm việc để có thể chia sẻ và cố vấn, có thành tích để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng. Chính vì thế, nếu thực sự làm việc và đóng góp hiệu quả cho một công ty, tổ chức thì mức lương và đãi ngộ của nghề tư vấn viên là vô cùng hấp dẫn, xứng đáng với những đóng góp của bạn. Lương tư vấn viên có kinh nghiệm có thể từ 8 - 10 triệu/tháng chưa bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng, doanh số,...

II. Khó khăn với những ai theo nghề tư vấn viên

1. Dễ bị đào thải

Nếu làm việc cho một công ty tư vấn, bạn có thể thấy, tỉ lệ đào thải của các tư vấn viên là tương đối cao. Tình trạng này xảy ra là vì những tư vấn viên đó tìm thấy cơ hội phát triển tốt hơn do không chịu được áp lực công việc, không đáp ứng được yêu cầu của công ty. Nếu muốn làm việc lâu dài, bạn sẽ phải không ngừng đột phá, vượt qua những giới hạn của bản thân.

2. Khó khăn khi mới vào nghề

Vừa phải không ngừng nỗ lực nâng cao vốn kiến thức, vừa phải tích lũy kinh nghiệm, khoảng thời gian đầu khi mới vào nghề tư vấn viên có thể khá vất vả. Bạn sẽ không có nhiều thời gian rảnh rỗi và đối với những người đã lập gia đình, cuộc sống có nhiều việc phải lo thì đây thực sự là khoảng thời gian khó khăn. Nếu đã đam mê thì hãy cố gắng kiên trì và vượt qua nhé!

Hạn chế khi theo đuổi nghề tư vấn viên

3. Phải di chuyển nhiều

Trong nhiều trường hợp, tư vấn viên có thể phải thường xuyên di chuyển đi gặp gỡ khách hàng hoặc đi công tác xa nhà. Với nữ giới hoặc trong những ngày mùa Hè hoặc thời tiết xấu, việc phải di chuyển có thể khiến bạn cảm thấy nản lòng.

4. Yêu cầu nguyên tắc và chuyên nghiệp

Môi trường công việc của một tư vấn viên yêu cầu sự nguyên tắc và chuyên nghiệp cả ở biểu hiện bên ngoài lẫn tác phong làm việc. Tất cả những quy chuẩn về ăn mặc, cách cư xử đều cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Như vậy, nếu cố tình không chấp nhận, không hòa nhập hoặc cố ý làm trái lại những điều này thì rất có thể nhân viên đó sẽ mất đi cơ hội việc làm của mình.

5. Áp lực

Bản chất công việc tư vấn viên tồn tại nhiều áp lực - có thể là áp lực đến từ khách hàng, quản lý hay đồng nghiệp xung quanh cũng như áp lực vì lượng công việc lớn, deadline... Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phát hiện ra rằng luôn cần chăm chỉ, nỗ lực để xây dựng niềm tin, danh tiếng, để vượt qua những thách thức và không bị tụt lại phía sau.
Trên đây là một số triển vọng nghề nghiệp cũng như các khó khăn của tư vấn viên. Rõ ràng, nghề nào cũng vậy, sẽ không có gì là "ngon ăn" cho những ai lười biếng hoặc mơ hồ. Nhận biết được cơ hội, tận dụng được các điều kiện lý tưởng trong khi lạc quan, sẵn sàng vượt qua thách thức sẽ giúp bạn thành công trong một nghề nghiệp thú vị như tư vấn. Nếu bạn muốn ứng tuyển việc làm này thì tạo CV xin việc tư vấn viên ngay trên nền tảng tuyển dụng JOBOKO là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển.

MỤC LỤC:
I. Triển vọng của nghề tư vấn viên
II. Khó khăn với những ai theo nghề tư vấn viên

Đọc thêm: Tư vấn viên là gì? Cần lưu ý những gì khi làm nghề này?

Đọc thêm: 2 kỹ năng quan trọng nhất mà Tư vấn viên nào cũng cần có

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888