Công ty muốn phát triển đi lên không thể tồn tại đội ngũ nhân viên yếu kém về mặt năng lực, đạo đức. Nếu chẳng may sếp của bạn có ra quyết định cắt giảm nhân sự, sa thải bớt nhân viên, ít nhất bạn cũng phải nắm được những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải, cho
thôi việc nhất để xem mình có thuộc top đó hay không để còn kịp thời mà tránh.
Đội ngũ nhân viên là nòng cốt, thành phần quan trọng trong một doanh nghiệp, tổ chức. Một doanh nghiệp muốn phát triển đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải đạt chuẩn "chất lượng". Song song với đó bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý là làm sao để thanh lọc ra những kiểu nhân viên yếu kém trong công ty của mình. Các dấu hiệu để biết bạn bị nhà lãnh đạo chuẩn bị sa thải rất dễ nhận biết. Theo đó, trong quá trình làm việc,
khi thấy những dấu hiệu này, xin chia buồn bạn sắp bị sa thải đến nơi rồi. Vì vậy, để tránh lọt vào danh sách những kiểu nhân viên dễ bị thanh lọc và đào thải nhất, bạn nên tham khảo bài viết sau.
Các kiểu nhân viên sễ bị sếp sa thải khi cắt giảm nhân sự
Những kiểu nhân viên dễ bị sa thải nhất?
1. Kiểu nhân viên không chịu tiếp thu, học hỏi cái mới
Vẫn biết những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ là tài sản quý giá đối với một người nhân viên. Xong xu hướng công nghệ và môi trường cạnh tranh luôn luôn thay đổi, điều này buộc các doanh nghiệp, công ty phải áp dụng các công nghệ mới để có thể theo kịp xu thế, cải thiện chất lượng hiệu quả, doanh thu của công ty. Một nhân viên mà không chịu tiếp thu, học hỏi những tiến bộ công nghệ mới, thì không thể nào mà đưa doanh nghiệp phát triển đi lên được. Nếu cứ mãi bảo thủ thì chẳng khác gì họ từ đào thải mình ra khỏi doanh nghiệp.
2. Kiểu nhân viên đi làm chỉ chăm chăm Facebook
Công việc áp lực, đôi khi bạn có thể tự thưởng cho mình ít phút giữa giờ để thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc, lướt qua các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter,... Nhưng vấn đề là không phải lúc nào cũng chăm chăm vào Facebook để đăng ảnh, nhắn tin với bạn bè này nọ. Cần xác vạch rõ ranh giới là bạn đang đi làm chứ không phải đi chơi. Đi làm mà cứ cắm đầu vào Facebook các kiểu, chả mấy chốc mà bạn được liệt vào danh sách đen của sếp, dễ bị sa thải như chơi.
3. Kiểu nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc
Biểu hiện của kiểu nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc trước hết là không hoàn thành số lượng công việc được giao, hoặc nếu có hoàn thành xong thì cũng là làm một cách chống đối, cẩu thả, qua loa, chất lượng công việc kém. Dù họ có mắc làm sai nhưng không bao giờ chịu nhận lỗi mà đi đổ lỗi, trách nhiệm cho người khác.
Đây là kiểu nhân viên mà các doanh nghiệp, công ty dễ thanh lọc và đào thải sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.
4. Kiểu nhân viên không trung thực
Kiểu nhân viên này không phải là không có năng lực. Cái mà các nhà
quản lý "lo sợ" ở đây là họ có ý đồ, mục đích riêng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và sự phát triển của công ty.
Nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc hiện nay khá nhiều, bạn không quá phải buồn khi bị cho sa thải
5. Kẻ chuyên gây rối
Với kiểu nhân viên này là chuyên gia gây rối, thích đi nói xấu người này người kia, gây mất đoàn kết và chia rẽ nội bộ nhân viên. Dù họ là những người có giỏi chuyên môn, trình độ cao đến đâu cũng vẫn bị đưa vào danh sách "đen" để tránh ảnh hưởng đến hòa khí giữa các nhân viên, tránh mất hình ảnh công ty.
6. Kiểu nhân viên có thái độ làm việc tiêu cực
Môi trường làm việc nơi công sở, thái độ làm việc của người này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều người khác. Nếu một nhân viên có thái độ làm việc tiêu cực, lúc nào cũng phàn nàn về công việc này nọ sẽ dễ gây ảnh hưởng đến những người khác. Đây cũng là kiểu nhân viên mà các nhà quản lý, lãnh đạo công ty dễ cho sa thải nhất.
7. Người không có năng lực làm việc
Một công ty, doanh nghiệp muốn phát triển đi lên đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải là những người có năng lực thật sự và phải làm được việc. Với những người mà không có năng lực thực sự sẽ khó mà giành được tấm vé ở lại để tiếp tục ở lại và cống hiến cho công ty.
Trên đây Joboko vừa điểm qua cho bạn danh sách những kiểu nhân viên dễ bị sa thải nhất. Muốn hay không được ở lại công ty để tiếp tục làm việc phụ thuộc hoàn toàn cả vào bạn, cố gắng duy trì và phát huy hết khả năng của mình, tránh bị rơi vào tầm ngắm của sếp. Bên cạnh đó, bạn cũng
đừng nơm nớp nỗi lo bị đuổi việc khi thấy đồng nghiệp của mình bị sa thải bởi sẽ khiến bản thân luôn bị stress, ảnh hưởng không chỉ đối với kết quả công việc mà còn trong cuộc sống của bạn nữa.
>> Các ứng viên muốn tìm việc làm mới, cùng truy cập gay vào Joboko.com để nhận thông tin tuyển dụng mới nhất từ doanh nghiệp nhé.