Lỗi feedback của quản lý khiến nhân viên khó học hỏi, phát triển
Đánh giá, phản hồi luôn được xem là một cách hiệu quả để chúng ta học hỏi, phát triển bản thân. Đưa ra feedback mang tính xây dựng hay tiêu cực phụ thuộc vào sự khéo léo, tinh tế. Những phản hồi quá tích cực có thể khiến nhân viên tự mãn, hoặc ngược lại, lời feedback tiêu cực sẽ khiến người nhận tự ái, cảm thấy bị xúc phạm. Trong vai trò quản lý, có những sai lầm khi đưa ra feedback bạn cần chú ý để chuyên nghiệp, khách quan và thúc đẩy nhân viên học hỏi, hoàn thiện.
MỤC LỤC:
1. Áp dụng phương pháp "phản hồi kiểu sandwich"
2. Đánh giá và đưa ra feedback sai tình huống
3. Những feedback "êm tai" không giúp cải thiện bất cứ điều gì
4. Phản hồi chỉ dựa trên những "câu chuyện cũ"
Muốn đưa ra Feedback hiệu quả, cần tránh những lỗi nào?
1. Áp dụng phương pháp "phản hồi kiểu sandwich"
Đây là một phương pháp phổ biến mà các nhà quản lý giỏi thường hay áp dụng với nhân viên của mình. Thực chất thì feedback kiểu sandwich dành cho các trường hợp đưa phản hồi tiêu cực cho nhân viên làm không tốt hoặc phạm lỗi ở một phần nào đó. Người quản lý sẽ khen trước, sau đó chê và rồi lại khen.
Điểm yếu của phương pháp này là nhân viên có thể không rõ tóm lại họ làm tốt hay không tốt, tự mâu thuẫn và vì vậy mà sẽ không có sự sửa đổi cần thiết.
Nhằm tránh sai lầm này, quản lý cần đưa ra những phản hồi có tính xây dựng, đúng trọng tâm và rõ ràng. Đây là một cách hiệu quả bởi nó giúp tiết kiệm thời gian cho quản lý. Khi quản lý nhận xét một cách trực tiếp, chân thành, cuộc trò chuyện giữa họ và nhân viên sẽ trở nên cởi mở hơn. Đôi khi những phản hồi vẫn sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, cả hai bên sẽ dần dần thoải mái hơn khi giao tiếp cởi mở.
Đọc thêm: Feedback là gì? Tầm quan trọng của Feedback trong tuyển dụng
2. Đánh giá và đưa ra feedback sai tình huống
Thực tế, nhiều doanh nghiệp không thực sự tin vào quá trình đánh giá hiệu suất vì đôi khi kết quả rất chủ quan. Lỗi feedback phổ biến khác mà nhiều quản lý phạm phải là kiểm tra, đánh giá và phản hồi sai tình huống, biểu hiện như:
- Không đánh giá, ghi nhận thường xuyên.
- Kết quả feedback chỉ có chê, không có khen.
- Phản hồi chỉ dựa vào một thời điểm gần đây khi nhân viên có thiếu sót dẫn đến feedback thiếu sự toàn diện, công bằng (hay xảy ra với đánh giá hiệu suất năm).
Để khắc phục, quản lý có thể chuyển sang thường xuyên phản hồi, chia sẻ để nhân viên biết họ làm tốt ở đâu, ở đâu chưa tốt thay vì cả năm chỉ đánh giá 1, 2 lần.
Lưu ý: Phản hồi liên tục vẫn có thể mang tính chủ quan, bởi chúng ta là con người và không thể khách quan 100%, song cách này có thể giúp giảm thiểu đáng kể những thành kiến gây ảnh hưởng đến độ chính xác của nhận xét. Hơn nữa, nó cũng giúp nâng cao tinh thần của nhân viên, tăng mức độ tin cậy giữa quản lý và cấp dưới.
3. Những feedback "êm tai" không giúp cải thiện bất cứ điều gì
Rõ ràng những cuộc trò chuyện để đưa ra phản hồi có thể gây căng thẳng cho cả quản lý và nhân viên. Đôi khi, quản lý sẽ có xu hướng nói giảm nói tránh để cuộc trao đổi diễn ra suôn sẻ, điều này khiến nhân viên nghĩ rằng họ không có gì cần cải thiện vì đã làm tốt mọi công việc và đáp ứng kỳ vọng của cấp trên. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến của nhân viên.
Cố gắng nói giảm nói tránh hoặc đưa ra phản hồi kiểu "vô thưởng vô phạt" là lỗi feedback mà một quản lý thành công không bao giờ nên mắc phải. Hãy chỉ ra rõ ràng, nhân viên của bạn làm tốt ở đâu, cần cải thiện điều gì.
Đọc thêm: Cách Reply All trong Email khi phản hồi sếp, đối tác, đồng nghiệp
Đưa ra Feedback mắc những lỗi sai sẽ trở nên thiếu hiệu quả
4. Phản hồi chỉ dựa trên những "câu chuyện cũ"
So sánh nhân viên hiện tại với nhân viên cũ, "lôi" sai lầm trong quá khứ của nhân viên ra để "chì chiết" nhân viên của mình có thể khiến nhân viên của bạn thấy tiêu cực, thậm chí là tức giận và điều này không hề có giá trị gì.
Trên đây, JobOKO.com đã giúp bạn hiểu được một số lỗi feedback mà nhiều quản lý, leader hay mắc phải. Để làm tốt vai trò lãnh đạo, hãy luôn cởi mở và chân thành để phản hồi thật chính xác và hiệu quả để giúp nhân viên phát triển theo hướng tích cực hơn bạn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.