Những thiệt thòi khi làm cộng tác viên

25/10/2021 14:30
Cộng tác viên (CTV) là người làm việc tự do, không thuộc biên chế nhân viên của công ty. Công việc này có thể ở bất cứ vị trí và ngành nghề nào với thời gian làm việc tự do, không bị gò bó bởi thời gian làm việc và các quy định của công ty. Mặc dù nhiều người thích làm cộng tác viên do sự linh hoạt về thời gian nhưng đây không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt.
Khái niệm về "cộng tác viên" có lẽ khá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay và thông thường các bạn nhận làm việc với vai trò này nhưng lại chưa rõ mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì, sẽ phải đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn nào và mình có được pháp luật bảo vệ không khi chẳng may người sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi của mình... Vậy lợi ích và thiệt thòi khi làm cộng tác viên là gì?
Làm cộng tác viên có những thiệt thòi gì?

I. Lợi ích khi làm cộng tác viên

Ưu điểm chính khi làm công tác viên chính là sự linh hoạt về thời gian. Làm CTV, bạn sẽ tự quyết định thời gian làm việc của mình, buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối; thời gian dài hay ngắn; làm ở công ty hay làm ở nhà. Bạn vẫn có thời gian đến trường, dưỡng bệnh, chăm sóc người thân trong gia đình, làm tình nguyện, làm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập hoặc đây chỉ là nghề phụ của bạn. Trong giai đoạn bận rộn như các dịp lễ, CTV có thể được yêu cầu làm thời gian dài hơn hoặc toàn thời gian.
Lợi ích khác khi làm cộng tác viên là tăng thêm thu nhập. Trong khi làm một công việc toàn thời gian (full-time), bạn có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi vào buổi tối hoặc cuối tuần để làm CTV ở một công ty khác thay vì đi chơi, xem phim hay shopping. Nhiều người sẽ nghĩ làm thêm sẽ rất vật vả, tuy nhiên được làm công việc mình thích vào lúc rảnh rỗi đôi khi cũng là một loại hưởng thụ.
Làm cộng tác viên là một cách để bạn mở rộng hiểu biết của bản thân. Dù là CTV trong bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần có kiến thức căn bản trong nghề đó. Làm thêm sẽ giúp bạn tiếp thu và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực đó. Làm cộng tác viên bán hàng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và công dụng của chúng; CTV viết bài sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng viết lách...

II. Thiệt thòi khi làm cộng tác viên

Không thuộc nhân viên chính thức của công ty đồng nghĩa với việc bạn không được hưởng các phúc lợi theo quy định của Luật lao động, bao gồm BHYT, BHXH, BHTN, đi du lịch theo công ty, nghỉ phép có lương. Khi không làm việc, bạn sẽ không có thu nhập; điều này đặc biệt bất lợi khi bạn chẳng may bị bệnh hoặc cần nghỉ ngơi, chưa kể đến cộng tác viên thường sẽ nhận được mức lương thấp hơn so với nhân viên chính thức.
Khi công ty rơi vào khó khăn, CTV sẽ là đối tượng đầu tiên bị sa thải hoặc bị cắt giảm công việc/ tiền công vì họ ít gắn bó với công ty hơn nhân viên toàn thời gian và thường không có chuyên môn cao. CTV cũng không có cơ hội thăng tiến cho dù họ làm việc tốt đến đâu chăng nữa, trừ khi trở thành nhân viên chính thức.
Làm cộng tác viên sẽ không được nhận đầy đủ các chế độ như nhân viên chính thức
Sự linh hoạt và thoải mái về thời gian thực sự rất có sức hấp dẫn, nhất là đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, CTV không phải hình thức làm việc có thể phát triển và gắn bó lâu dài. Vì vậy, trừ những trường hợp không đủ thời gian để làm việc full-time (chẳng hạn như sinh viên còn đang đi học), tốt hơn hết bạn nên tìm một công việc chính thức để có thu nhập đảm bảo hơn cho tương lai. Đặc biệt dù là cộng tác viên hay nhân viên chính thức bạn cũng nên tham khảo topCV để lựa chọn cho mình những mẫu CV xin việc phù hợp nhất.

Vậy để trở thành một cộng tác viên giỏi cũng cần có các kỹ năng thông qua việc học hỏi. Những kỹ năng đòi hỏi cần có của một cộng tác viên là gì, bạn đọc nên tham khảo chi tiết bài viết để có thêm kinh nghiệm trở thành một cộng tác viên tiềm năng và làm việc tốt nhất nhé.

MỤC LỤC:
I. Lợi ích khi làm cộng tác viên
II. Thiệt thòi khi làm cộng tác viên

Đọc thêm: Sinh viên được lợi gì khi làm cộng tác viên?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888