Khi vừa tốt nghiệp đại học và đi làm, ngoài niềm vui bắt đầu một chương mới của cuộc đời, có thể bạn sẽ lo lắng và bối rối khi là thành viên ít kinh nghiệm nhất trong nhóm. Dĩ nhiên, bạn đủ xuất sắc để vượt qua các đối thủ khác và trúng tuyển bởi có
kỹ năng phỏng vấn tốt nhưng chắc chắn bạn sẽ băn khoăn về việc làm thế nào để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm trong công việc?
Trong quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ gặp khó khăn bởi ai cũng cho rằng bạn chưa có kinh nghiệm. Nếu may mắn trúng tuyển vào vị trí nào đó của một công ty thì bạn cũng khó có thể góp mặt vào các công việc quan trọng, cần trình độ cao. Nhân viên có thâm niên thì cho rằng bạn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm nên không thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đặc biệt, với những bạn trẻ chưa tiếp xúc các việc
làm thêm thì có thể làm gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm cho mình?
Cách giúp sinh viên mới ra trường bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hiệu quả
Bí quyết bù đắp sự thiếu kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường
1. Luôn luôn chủ động sắp xếp thời gian tại nơi làm việc
Khi nói đến việc chứng tỏ bản thân ở nơi làm việc, có rất nhiều cách và một trong số đó là thái độ chủ động sắp xếp thời gian. Bằng cách cho bản thân dành thêm thời gian tại văn phòng, bạn đã gửi đi một thông điệp tích cực:
"Tôi có mặt và đã sẵn sàng làm việc".
Vì vậy, hãy đến văn phòng sớm hơn 10 phút so với yêu cầu vào buổi sáng và có thể ở lại thêm 10 phút sau giờ tan làm vào buổi chiều để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy đến trước khi có cuộc họp, ngồi vào vị trí phù hợp và xem qua các ghi chú liên quan (nếu có) trước khi những người khác có mặt.
Bên cạnh đó, với các nhiệm vụ công việc cụ thể, bạn cần tuân thủ lịch trình mỗi ngày và thay đổi khi cần. Nếu không, bạn có thể bị chậm tiến độ dự án, ảnh hưởng tới các đồng nghiệp xung quanh. Hãy nhớ, dù bạn mới ra trường, dù bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn vẫn cần có kỹ năng sắp xếp công việc và cách cư xử để sớm được ghi nhận.
XEM THÊM: Cách nâng cao kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc khoa học 2. Đặt câu hỏi đúng lúc
Người quản lý và đồng nghiệp của bạn biết rằng bạn không thể hiểu tất cả mọi thứ trong vòng một ngày và đó là cơ hội để bạn đặt câu hỏi, tích luỹ thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm. Việc đặt câu hỏi cho thấy bạn là người chủ động trong công việc, cố gắng hết sức để tiếp thu nhanh nhất có thể. Bằng cách tìm hiểu thêm thông tin, phương pháp làm việc trong suốt quá trình thử việc, bạn sẽ học nhanh hơn, ít lãng phí thời gian hơn và gây ấn tượng tốt với thái độ tích cực lắng nghe.
3. Hỏi đúng người (hoặc sử dụng đúng công cụ tìm kiếm)
Khi có những vấn đề phát sinh hoặc thắc mắc, hãy thử tự mình nghiên cứu trước (ví dụ như tra cứu qua Google), sau đó tiếp cận người quản lý với càng nhiều thông tin càng tốt. Điều đó cũng cho thấy bạn chủ động, tích cực trong công việc. Nếu buộc phải hỏi sếp hoặc đồng nghiệp, hãy nghĩ về người mà bạn đang tiếp cận. Sếp của bạn có phải là người thích hợp để hỏi về vấn đề nhân sự hay y tế? Đồng nghiệp từ bộ phận khác có thực sự hiểu về dự án thiết kế mà bạn đang tham gia hay không? Hoặc bạn nên liên hệ với ai trong nhóm đó?
Nhìn chung, ngoài câu hỏi và những thông tin bạn tự nghiên cứu được từ trước, bạn cần đánh giá chính xác đối tượng đặt câu hỏi. Thậm chí, nếu người đó có vẻ bận rộn, bạn hãy đảm bảo nội dung câu hỏi ngắn gọn hoặc chuyển sang hỏi người khác. Dĩ nhiên, nếu họ có thời gian và có vẻ quan tâm đến cuộc trò chuyện, bạn hãy tận dụng cơ hội để hỏi nhiều hơn nữa.
XEM THÊM: Cách vượt qua định kiến tuổi tác cho sinh viên mới ra trường 4. Luôn trong tâm thế sẵn sàng làm việc
Bạn không cần phải trả lời email lúc 2 giờ sáng, vì đó là một ý tưởng tồi khiến bạn không thể duy trì năng lượng trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn có thể làm việc nhiều hơn vài giờ trong tuần đầu tiên khi đi làm. Bạn sẽ không chỉ nhận được nhiều thông tin hơn mà còn thể hiện được rằng bạn rất đáng tin cậy, cho dù chỉ là sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm.
Nếu một dự án trong công ty cần thêm người hỗ trợ và bạn có thể thực hiện mà không cần học kỹ năng hoàn toàn mới, hãy tình nguyện giúp đỡ. Sẵn sàng làm việc, hỗ trợ khi cần thiết thể hiện sự nỗ lực của bạn, đồng thời cung cấp cho bạn cơ hội phụ trách nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn trong tương lai.
Làm thế nào để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm cho sinh viên trong công việc
5. Đừng tự nhắc người khác về sự thiếu kinh nghiệm của bạn
Sau tất cả những cố gắng, chắc chắn bạn không muốn tự huỷ hoại danh tiếng của mình bằng những trò đùa ngớ ngẩn hoặc lời nhận xét sai lầm. Thay vì đùa giỡn về những gì bạn không biết, hãy nói với đồng nghiệp về những gì bạn đã học gần đây liên quan tới công việc, công ty của bạn hoặc thậm chí là
việc làm theo ngành nghề mà bạn theo đuổi. Điều này cho thấy bạn háo hức tiếp thu những kiến thức mới như thế nào.
Ngay cả khi nói chuyện đơn giản hơn, đừng thể hiện những thiếu sót mà hãy chăm chú lắng nghe, nhận xét vui vẻ và ôn hoà. Mới ra trường, không có kinh nghiệm cũng không có nghĩa là bạn không thể tạo ấn tượng tốt. Hãy sử dụng các mẹo trên để chứng minh cho sếp và đồng nghiệp thấy rằng bạn là thành viên chủ chốt của nhóm và có nhiều tiềm năng để phát triển vượt bậc trong tương lai. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh mắc phải
những sai lầm lớn nhất của sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc để nhanh chóng tìm được việc làm ưng ý.