Tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi nhanh chóng các loại tài sản thành tiền mặt. Tính thanh khoản càng cao, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó càng cao.
Tìm hiểu thanh khoản là gì và các loại thanh khoản phổ biến
Về cơ bản, tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản bất kỳ mà không tác động quá nhiều đến giá thị trường của nó. Theo đó, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đặc biệt là đối với những loại tiền tệ có giá trị như USD.
Trong khi đó, có một số loại tài sản như đất đai, trang thiết bị đầu tư,... lại có tính thanh khoản thấp hơn vì phải mất quá trình thương lượng dài mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Dấu hiệu của tính thanh khoản thị trường cao là khi số lượng người tham gia giao dịch lớn, ở đó các hoạt động mua vào - bán ra diễn ra sôi nổi. Ngược lại, một thị trường thiếu tính thanh khoản là nơi mà chỉ có người bán chứ không có người mua tài sản.
Tính thanh khoản khác với khả năng sinh lời. Ví dụ, cổ phiếu của một công ty là một loại tài sản có tính thanh khoản bởi vì khi được tung ra trên thị trường giao dịch chứng khoán, luôn có người mua vào dù giá trị của cổ phiếu đó bị giảm.
Khi đầu tư, các nhà đầu tư cần lưu tâm đến tính thanh khoản của một tài sản. Trong số các khoản đầu tư và phương thức tài chính, các loại tài sản dưới đây có tính thanh khoản cao nhất:
Ngược lại, những tài sản như bất động sản, đồ nội thất hay chứng khoán trên các sàn giao dịch nước ngoài, cổ phiếu penny được giao dịch qua quầy thanh toán đều mang tính thanh khoản thấp vì phải mất nhiều thời gian mới có thể chuyển đổi những tài sản này thành tiền mặt.
Về phía các doanh nghiệp, tính thanh khoản được xem xét thông qua tài sản lưu động so với các khoản nợ hiện tại của công ty đó.
Tầm quan trọng của thanh khoản trong doanh nghiệp
Tương tự, một cá nhân càng có nhiều tiền tiết kiệm thì họ càng dễ dàng trả các khoản nợ, chẳng hạn như các hóa đơn thế chấp, vay mua xe hoặc thẻ tín dụng. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp người đó thất nghiệp, không tìm được nguồn thu nhập mới ngay lập tức. Họ càng nắm trong tay nhiều tiền mặt và khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao thì họ càng dễ dàng tiếp tục thanh toán các khoản nợ trong quá trình tìm kiếm công việc mới.
Công thức tính:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ khoản nợ phải trả ngắn hạn.
Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán cho các khoản nợ của công ty càng cao và ngược lại.
Khác với tỷ số thanh toán ngắn hạn, trong công thức tính của tỷ số thanh toán nhanh đã loại trừ hàng tồn kho vì tài sản này không thể chuyển thành tiền mặt nhanh như các tài sản khác.
Có 2 công thức tính toán tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng chi trả/ đáp ứng các các nghĩa vụ tài chính càng cao.
Cách tính thanh khoản của doanh nghiệp chuẩn
Công thức tính:
Tỷ số thanh toán tiền mặt = tiền mặt/nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản cao tỷ lệ thuận với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số thanh khoản cao, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty đó càng cao. Ngược lại, nếu công ty đó có tỷ số thanh khoản thấp, khả năng chi trả/đáp ứng các nghĩa vụ tài chính không đáng tin cậy, thậm chí còn rơi vào nguy cơ phá sản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường suy thoái/ tụt dốc.
Mỗi một ngành sẽ có những yêu cầu đặc thù riêng về tài sản và cách thanh toán các khoản nợ, vì thế, chỉ nên so sánh tỷ số thanh khoản giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành với nhau.
Tính thanh khoản của một khoản đầu tư cụ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì tỷ số này cho biết mức độ cung và cầu trên thị trường đối với tài sản đó - cũng như khả năng tức thời chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết.
MỤC LỤC:
1. Thanh khoản là gì?
2. Các loại thanh khoản
3. Tại sao thanh khoản lại quan trọng?
4. Phương thức xác định tính thanh khoản của doanh nghiệp
5. Ý nghĩa của thanh khoản
Đọc thêm: Liquidity Planning là gì? Các bước lập kế hoạch thanh khoản tiêu chuẩn
Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Đọc thêm: Lạm phát là gì? Cách đo lường lạm phát