Thi khối B gồm những ngành nào? ra trường làm gì?

06/05/2021 15:30
Thi khối B gồm những ngành nào? ra trường làm gì? là câu hỏi của rất nhiều sĩ tử trước khi đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng. Dưới đây là một vài ngành học của khối B Hot, lương cao, nhiều triển vọng mà các em có thể tham khảo và đưa ra định hướng nghề nghiệp tốt, phù hợp với mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các môn học của khối B thuộc về khối Khoa học Tự nhiên, do đó, các ngành học không bị bó hẹp trong lĩnh vực truyền thống như như Y Dược, Công nghệ Sinh học hay Môi trường,... mà rất đa dạng. Để giúp các em có cái nhìn tổng quan nhất về khối B cũng như dễ dàng đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân mình, JOBOKO giới thiệu những ngành học khối B nhiều cơ hội, tiềm năng nhất trong tương lai.

Khối B gồm những ngành nào? Thi khối B nên học ngành gì?

I. Khối B gồm những môn gì? Tổng quan thông tin về khối B

Căn cứ theo quy chế thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ hợp khối B không còn bị giới hạn bởi 3 môn thi Toán, Hóa, Sinh truyền thống mà được mở rộng với 8 tổ hợp môn xét tuyển mới từ B00 đến B08.
Cụ thể các tổ hợp môn thi của khối B như sau:

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • B01: Toán, Sinh học, Lịch sử.
  • B02: Toán, Sinh học, Địa lí.
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn.
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân.
  • B05: Toán, Sinh học, Khoa học Xã hội.
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

Trong các tổ hợp môn thi ở trên, riêng môn Toán sẽ được thi trong vòng 90 phút với 50 câu hỏi trắc nghiệm. Các môn thi còn lại sẽ được thi trong vòng 50 phút với 40 câu hỏi. Các em học sinh có thể dễ dàng lựa chọn được tổ hợp môn thi phù hợp với năng lực của mình mà vừa có thể đăng ký dự thi vào ngành học, trường học khối B mà mình yêu thích.

II. Thi khối B gồm những ngành nào?

Để có những định hướng tốt nhất trong việc chọn ngành, chọn trường thi khối B, các em học sinh cần nắm được tổng quan các ngành học của khối B. Dưới đây là các ngành học khối B HOT, thu nhập cao, phân chia theo các nhóm lĩnh vực, ngành nghề phổ biến trong xã hội mà các em có thể tham khảo.

1. Nhóm ngành Y - Dược

Y Dược được coi là ngành học hot nhất, phổ biến nhất đối với hầu hết các bạn theo học khối B, chủ yếu là vì cơ hội việc làm sau khi ra trường. Mặc dù thi đầu vào khó, cạnh tranh cao, học hành cũng khá căng thẳng nhưng sau đó, các em gần như không phải lo lắng về công việc. Có nhiều chuyên ngành Y Dược mà các em có thể thi như Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, Y tế dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Y học cổ truyền,...

Các ngành khối B chất lượng cao: ngành y dược

Với nhóm ngành Y Dược, nếu có học lực tốt, các em có thể đăng ký dự thi vào các trường top đầu về y dược như Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược Cần Thơ... Điểm chuẩn trung bình các ngành khối B tại các trường đại học này dao động từ 21,75 - 29 điểm. Nếu điểm thi xét tuyển dự tính dưới 20 điểm, các em có thể lựa chọn các trường Đại học y dược Top 2 như Trường Đại học Y tế công cộng, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương,...

2. Nhóm ngành Thú y - chăn nuôi

Trong trường hợp theo học khối B và có điểm thi thử các môn trung bình dưới 20 điểm, các em cũng có thể cân nhắc đăng ký dự thi vào các ngành chăn nuôi thú y của các trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Lâm nghiệp,... Điểm chuẩn trung bình của ngành thú y, chăn nuôi các năm dao động trung bình từ 15 - 19 điểm.

Các ngành khối B chất lượng cao: Ngành thú y, chăn nuôi

3. Nhóm ngành Công nghệ thực phẩm - Dinh dưỡng

Công nghệ thực phẩm - Sinh học cũng là ngành học được nhiều các em học sinh đăng ký theo học. Sau khi học tập, các em có thể dự tuyển vào các vị trí như kỹ sư công nghệ thực phẩm, giám sát chế biến,.... Điểm chuẩn thi khối B các ngành về thực phẩm, dinh dưỡng tại các trường đại học trên cả nước dao động trung bình từ 16 - 24 điểm.

Các ngành thi khối B: Ngành công nghệ thực phẩm, kỹ thuật sinh học

4. Nhóm các ngành về Công nghệ sinh học, Hóa học, Môi trường

Với nhiều tiềm năng phát triển ở tương lai, các nhóm ngành sinh học, môi trường như kỹ thuật sinh học, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật môi trường,..., cũng là một trong rất nhiều ngành học khối B được nhiều học sinh theo học. Các trường đại học uy tín để đào tạo chuyên ngành này có thể kể đến như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng,..., khối thi phổ biến là B00, B01 và điểm chuẩn xét tuyển trung bình là 19 - 26 điểm.

Khối B nên học ngành gì? Các ngành tuyển sinh của khối B nhóm ngành sinh học, môi trường

5. Nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Cùng với các nhóm ngành phổ biến ở trên, theo học khối B01, B03, các em cũng có thể lựa chọn các ngành học chuyên về đất đai, lâm nghiệp, thủy sản như khoa học môi trường, công nghệ chế biến thủy sản, khuyến nông, lâm nghiệp,... của các trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế,... Điểm chuẩn trung bình của các ngành học này khá thấp, trung bình từ 15 - 19 điểm.

Khối B01 gồm những ngành nào? Các ngành tuyển sinh của nhóm nông - lâm - ngư nghiệp

6. Nhóm ngành Sư phạm, Giáo dục

Với khối thi B, trong lĩnh vực sư phạm, giáo dục, các em có thể lựa chọn các ngành học sư phạm hóa học, sinh học, tâm lý học, sư phạm khoa học tự nhiên. Một vài trường Đại học nổi tiếng mà các em có thể đăng ký dự tuyển bao gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng... Điểm chuẩn tuyển sinh khối B nhóm ngành sư phạm, giáo dục giao động từ 18 - 25 điểm tùy từng chuyên ngành.

7. Nhóm ngành Xây dựng, Kiến trúc

Ngoài các ngành thi khối B phổ biến ở trên, các em học sinh theo học khối B có thể đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành thuộc nhóm xây dựng, kiến trúc như kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng đôi thị của các trường Đại học xây dựng Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến trúc,... Điểm chuẩn trung bình của các ngành này dao động từ 15 - 18 điểm.

III. Thi khối B nên thi những trường nào?

Sau khi lựa chọn được ngành học phù hợp, các em cần căn cứ vào điểm thi dự kiến, vị trí trường, tiêu chí tuyển sinh của trường để lựa chọn trường Đại học theo học khối B phù hợp. Dưới đây là các trường đại học thi khối B phân theo khu vực Bắc, Trung, Nam mà các em có thể tham khảo.

Khối B thi trường nào? Các trường đại học thi khối B tại miền Bắc

Khối B gồm những trường đại học nào? Chi tiết các trường đại học thi khối B tại miền Trung

Thi khối B gồm những trường nào? Danh sách các trường Đại học thi khối B khu vực miền Nam

IV. Những điều cần biết khi lựa chọn ngành thi khối B

1. Các ngành khối B chất lượng cao

Theo đánh giá của các chuyên gia về giáo dục, lao động, các ngành khối B HOT, lương cao, có nhiều cơ hội phát triển ở tương lai có thể kể đến một vài ngành như y, dược học, địa chất, khoáng sản, môi trường và công nghệ sinh học,...

2. Con gái thi khối B nên chọn ngành gì?

Khác với con trai, các bạn nữ cần lựa chọn các công việc nhẹ nhàng, cần ít thể lực hoặc phải làm việc ngoài trời. Một vài ngành thi khối B cho con gái có thể kể đến như y học, điều dưỡng, bác sĩ đa khoa, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ sinh học, quản lý đất đai, tâm lý học, sư phạm,...

3. Cách chọn ngành thi khối B phù hợp

Để có thể lựa chọn được ngành thi khối B phù hợp, đầu tiên các em cần căn cứ vào sở thích của bản thân. Việc này cực kỳ quan trọng bởi đam mê, quyết tâm theo đuổi nghề sẽ quyết định thu nhập cũng như thành công trên con đường sự nghiệp của các em sau này.
Ngoài ra, nếu chưa biết khối B nên học ngành gì và chưa hiểu rõ về mong muốn của bản thân, các em có thể tham khảo thêm lời khuyên chọn ngành nghề của cha mẹ, anh/chị em có kinh nghiệm, thầy cô giáo hoặc các chuyên gia tư vấn tuyển sinh,...
Như vậy, JobOKO.com đã chia sẻ cho các em tổng quan thông tin về các môn thi, ngành thi, trường thi khối B và các thông tin liên quan. Hy vọng với những thông tin này, các em có thể dễ dàng trả lời câu hỏi Thi khối B gồm những ngành nào? ra trường làm gì? đồng thời dễ dàng đưa ra lựa chọn ngành nghề thi khối B phù hợp để có công việc tốt, thu nhập ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển trong tương lai. Hẹn gặp lại ở các bài viết sau.

MỤC LỤC:
I. Khối B gồm những môn gì? Tổng quan thông tin về khối B
II. Thi khối B gồm những ngành nào?
III. Thi khối B nên thi những trường nào?
IV. Những điều cần biết khi lựa chọn ngành thi khối B

Đọc thêm: Thi khối D học trường nào, ngành nào tốt, dễ xin việc?

Đọc thêm: Học ngành Thú y ra xin việc vào đâu? các trường đào tạo tốt nhất

Đọc thêm: Học Kinh tế xây dựng ra làm gì? có dễ xin việc không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888