Mỗi cá nhân đều khác biệt, sở hữu tính cách và trí tuệ, trí thông minh khác nhau - cho dù có cùng nhóm tính cách hay cùng kiểu trí thông minh chăng nữa. Điều cần thiết là chúng ta phải hiểu về bản thân trước khi lựa chọn con đường sự nghiệp. Nhà tâm lý học Howard Gardner đã đề xuất lý thuyết Đa trí thông minh (MI) và phân thành 9 loại trí thông minh cơ bản, trong đó có Trí thông minh Nội tâm.
Những nghề nghiệp phù hợp với người có Trí thông minh Nội tâm
Trước khi đi vào tìm hiểu top những nghề nghiệp thích hợp nhất cho người có Trí thông minh Nội tâm, trước hết chúng ta hãy cùng xác định những ưu điểm, thế mạnh của người sở hữu trí thông minh này:
Kinh doanh là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp thành công nhất của thế kỷ 21, trong khi đó, mục tiêu khởi nghiệp là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho những người có khả năng hiểu rõ về bản thân và môi trường xung quanh. Bản chất của việc tự kinh doanh, tạo dựng một doanh nghiệp từ cấp độ cơ sở sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tự tin, trưởng thành, động lực, kỷ luật và lòng dũng cảm.
Tất cả những điều này là đặc điểm của một người có Trí thông minh Nội tâm. Để đạt được thành công trong một công việc kinh doanh mới, một người cũng phải chắc chắn về bản thân của mình và luôn tận tâm với sự nghiệp ngay cả trong thời gian áp lực. Ban đầu, bạn có thể xây dựng nền móng với các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, kết hợp với việc học về quản trị, nâng cao kỹ năng lãnh đạo,... và bắt đầu startup, trở thành một doanh nhân khi đã sẵn sàng.
Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp người có Trí thông minh Nội tâm phát huy thế mạnh
Khi ai đó có khả năng tự quản lý tốt bản thân của họ, đó là một dấu hiệu cho thấy họ cũng có thể quản lý tốt những người khác. Trí thông minh Nội tâm tạo điều kiện cho một người hiểu người khác thông qua bản thân họ và giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Người có Trí thông minh Nội tâm có thể là những người hướng dẫn tuyệt vời cho mọi người bởi vì họ giỏi hiểu mọi người, ước mơ, cảm xúc và động lực của người khác. Một số lựa chọn nghề nghiệp có thể bao gồm HLV thể hình, cố vấn tài chính, HLV yoga, tư vấn viên,...
Để trở thành một nhà văn, một tác giả hay nhà thơ, biên kịch,... thì cá nhân đó sẽ phải có sự kiên định và đam mê. Trước khi viết phải quan sát, tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng thông tin. Đây cũng là lý do tại sao những người có Trí thông minh Nội tâm có tiềm năng đạt được thành công trong nghề cầm bút.
Ngoài ra, các tay viết lấy cảm hứng và vận dụng hiểu biết sâu sắc từ bản thân và thế giới xung quanh họ. Tự nhận thức và đồng cảm cũng giúp làm được điều đó. Nhà văn hư cấu, nhà báo, nhà thơ, tác giả phi hư cấu, biên kịch, nhân viên content, biên tập viên là một số công việc liên quan đến viết lách mà bạn có thể xem xét.
Sự phát triển của cây trồng, lương thực và vật nuôi phụ thuộc vào một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Để xuất sắc trong lĩnh vực này, người ta phải chuẩn bị, tự tin và tự chủ vì thực tế sẽ có những mùa thu hoạch dồi dào, nhưng lại có những mùa cho năng suất thấp.
Làm nông nghiệp - bao gồm nghiên cứu, tự kinh doanh trang trại,... cần có kỷ luật và lòng nhiệt thành để tồn tại trước mọi khó khăn. Công nghệ canh tác không ngừng phát triển, đòi hỏi sự thay đổi và thích ứng liên tục. Đây là những lý do tại sao người có Trí thông minh Nội tâm phát triển lại đặc biệt phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, các công việc liên quan đến nghiên cứu, tư vấn tâm lý có nhu cầu tuyển dụng tăng lên nhanh chóng vì rất nhiều người đã và đang phải đối mặt với áp lực lớn của cuộc sống, công việc. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực không hề đơn giản. Các bác sĩ tâm lý cần phải tự hiểu về mình, có sự đồng cảm, giỏi lắng nghe để có thể giúp đỡ người khác hiểu về bản thân họ, đánh giá những khó khăn họ phải đối mặt, vượt qua thử thách và lạc quan, nhẹ nhõm hơn. Đặc điểm của những người có Trí thông minh Nội tâm cho thấy họ rất phù hợp với các công việc này.
Các công việc yêu cầu cao về khả năng lập kế hoạch, lập lịch trình đều rất thách thức vì nó yêu cầu khả năng điều phối, đa nhiệm, làm tốt cùng lúc nhiều công việc, cần sự kiên nhẫn và thúc đẩy cộng tác hiệu quả. Hơn thế nữa, các nghề nghiệp đó thường đòi hỏi sự nhất quán trong thời gian dài.
Những người có Trí thông minh Nội tâm - người nhận thức được bản thân, có thể phù hợp với các nghề nghiệp này nhờ vào khả năng tập trung, chú ý và linh hoạt của họ. Một số công việc liên quan bao gồm: Nhân viên quản lý dự án, nhân viên tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý giám đốc, thủ thư, nhân viên kế hoạch, điều hành tour,...
Các công việc liên quan đến lập kế hoạch, lịch trình phù hợp để người có Trí thông minh Nội tâm lựa chọn
Luật là một lĩnh vực tuyệt vời cho những người có Trí thông minh Nội tâm và đây cũng là một nghề được trả lương cao. Làm việc với một vụ án cần có tầm nhìn rõ ràng và mong muốn mang lại công lý cho thân chủ. Cùng với đó, các kỹ năng như quan sát, phân tích và tư duy trực quan, thấu hiểu cảm xúc cũng rất cần thiết.
Môi trường hành nghề luật sư đòi hỏi sự kiên nhẫn và điều quan trọng nhất là phải có sự đồng cảm với thân chủ. Có nhiều vị trí, công việc khác nhau mà bạn có thể khám phá như luật hình sự, luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật gia đình và nhiều lĩnh vực khác.
Dù là trong lĩnh vực khoa học, kinh doanh hay nhân văn, nghiên cứu là hoạt động bắt buộc nếu muốn thúc đẩy cả lĩnh vực phát triển lâu dài. Những người có Trí thông minh Nội tâm có thể rất giỏi trong các công việc nghiên cứu, do họ có năng lực để quản lý bản thân, tự kỷ luật và tuân thủ nguyên tắc, thích môi trường có cấu trúc và có thể tập trung trong thời gian dài.
Các công việc liên quan tới tư vấn giáo dục, đào tạo, định hướng sự nghiệp cực kỳ phổ biến ở nước ngoài. Trách nhiệm của các vị trí này là rất lớn bởi vì cần phải thấu hiểu, đồng cảm và đánh giá kỳ vọng của mọi người trong tương lai, hướng dẫn họ một cách hiệu quả nhất. Người có Trí thông minh nội tâm có thể làm tốt nhờ sự sâu sắc, thấu hiểu, sáng tỏ.
Lĩnh vực đào tạo, tư vấn cũng luôn mở rộng cơ hội cho người có Trí thông minh Nội tâm
Để làm việc với cộng đồng sẽ cần có sự kiên cường và niềm đam mê mang lại sự thay đổi ý nghĩa, tích cực. Một nhân viên xã hội phải có khả năng hiểu các tình huống liên quan đến con người và cộng đồng. Một người sở hữu Trí thông minh Nội tâm có khả năng làm được những điều này cả về trí tuệ và cảm xúc. Công việc như nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên, nhân viên tại tổ chức phi chính phủ,... đôi khi có thể trở thành thách thức vì nó liên quan đến các khía cạnh kinh tế và xã hội khác nhau. Do đó, sự đồng cảm và quyết tâm là những kỹ năng thiết yếu cần phải có khi làm nghề này.
Lưu ý:
Những người có Trí thông minh Nội tâm có thể xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Khả năng bẩm sinh của họ là nhận thức về bản thân, hiểu được đam mê của họ và có động lực để đạt được điều gì đó giúp ích cho mọi giai đoạn của cuộc đời. Sự đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc tạo điều kiện cho họ cộng tác với mọi người và cung cấp những hỗ trợ cũng như hiểu biết có giá trị. Chọn một nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm này có thể giúp một người đạt được thành công lớn, cả trong nghề nghiệp và cuộc sống.
Tuy nhiên, bạn cũng không bắt buộc chỉ khoanh vùng sự lựa chọn nghề nghiệp của mình theo danh sách kể trên. Dù có Trí thông minh Nội tâm thì cũng hãy chọn công việc dựa theo năng lực thực tế và sở thích, đam mê để có động lực và đi đúng hướng bạn nhé!
MỤC LỤC:
I. Lợi thế của những người có Trí thông minh Nội tâm là gì?
II. Top 10 nghề nghiệp dành cho người có Trí thông minh Nội tâm
Đọc thêm: Hướng dẫn chọn đúng ngành nghề với trắc nghiệm MI (MI Test)
Đọc thêm: Định hướng nghề nghiệp bản thân: Vì sao nên làm trắc nghiệm MI?