Mẹo trở thành người truyền cảm hứng, động lực cho đồng nghiệp

04/09/2022 04:58
Môi trường làm việc luôn đầy rẫy những áp lực và khó khăn. Xong nếu vai trò của bạn là người trưởng nhóm hay quản lý, nhiệm vụ của bạn sẽ còn khó khăn hơn nhiều trong việc trở thành người truyền cảm hứng, động lực cho đồng nghiệp của mình làm việc tốt hơn.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, cảm hứng và động lực làm việc cũng là yếu tố quyết định đến hiệu suất, kết quả làm việc của một cá nhân. Vì vậy dù bạn có đang nắm giữ vai trò là một nhà quản lý hay trưởng nhóm thì hãy cố gắng trở thành người truyền cảm hứng, động lực cho đồng nghiệp, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong công việc để đạt mục tiêu chung cho cả một tập thể. Do vậy, giám đốc, quản lý, nhân viên đều cần nắm được nghệ thuật truyền cảm hứng cho đồng nghiệp JOBOKO chia sẻ sau đây để tạo một môi trường làm việc năng động, tích cực nhé.

Nghệ thuật truyền cảm hứng cho đồng nghiệp

Trở thành người truyền cảm hứng, tạo động lực cho đồng nghiệp

1. Lạc quan trong bất kỳ mọi hoàn cảnh

Hãy nhớ luôn giữ thái độ lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa, vượt qua nỗi sợ hãi, thử thách và phải có niềm tin vào chính bản thân mình để hoàn thành tốt mục tiêu công việc đã đề ra. Có như vậy khi đồng nghiệp của bạn nhìn vào, họ mới có niềm tin và hy vọng vào sức mạnh của tập thể, dám tự tin vào bản thân mình và đồng nghiệp có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc. Dù bạn đang đảm nhận công việc ở bất kỳ một lĩnh vực hay ngành nghề nào, từ nhân viên kế toán, hành chính văn phòng, nhân viên thu ngân hay lập trình viên IT... thì bạn cũng phải biết lạc quan và biết cách vượt qua những khó khăn để có được niềm say mê và hứng thú trong công việc.

Thử nghĩ mà xem, nếu một người truyền cảm hứng, động lực làm việc cho đồng nghiệp của mình mà lúc nào cũng rụt rè, sợ thất bại, sợ đủ thứ thì chẳng khác gì họ đang làm nhụt chí đồng nghiệp của mình. Lạc quan và có ý chí vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh cũng là yếu tố giúp bạn được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến, do vậy hãy luôn cố gắng nhé.

2. Thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp

Để duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp ở nơi công sở rất cũng là yếu tố quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ thân mật hơn với những đồng nghiệp khác. Nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt ở nơi công sở sẽ giúp bạn dễ thở hơn nhiều nhất là trong công việc.

Xong điều này không có nghĩa là bạn lúc này cũng phải dành những lời khen có cánh cho đồng nghiệp của mình nhất là trong làm việc nhóm. Tất nhiên khi một người làm tốt, họ sẽ muốn được khen để cố gắng phát huy hơn. Nhưng nếu chỉ khen thôi sẽ khiến họ ngủ quên trên chiến thắng vì nghĩ rằng mình đã hoàn hảo rồi, đến một thời điểm nào đó khi họ phải đối mặt với thất bại, chắc chắn họ sẽ nhụt chí, cảm thấy xấu hổ và chán nản hơn rất nhiều vì họ đã từng được đánh giá cao.

Nhiệm vụ của bạn là người truyền cảm hứng, động lực cho đồng nghiệp, cần phải biết đánh giá đúng năng lực, biết ghi nhận những đóng góp và cống hiến của đồng nghiệp, xong bên cạnh đó đừng quên chỉ ra những thiếu sót mà họ còn thiếu để họ có cái mà cố gắng phấn đấu, tiếp thêm động lực để làm việc, hoàn thiện bản thân tốt hơn.

XEM THÊM: Cách để không bị mất lòng khi góp ý cho đồng nghiệp

Kỹ năng truyền cảm hứng cho nhân viên

3. Sẵn sàng đưa tay giúp đỡ

Đa số chúng ta thường mất động lực, cảm hứng làm việc khi gặp phải những vấn đề khó khăn, thách thức trong công việc nhưng không tìm ra hướng đi. Tất nhiên nếu ở vai trò của người quản lý hay trưởng nhóm, bạn có thể điều chỉnh khối lượng công việc cho đúng chuyên môn và trình độ của đồng nghiệp. Nhưng điều đó chưa phải đã là tốt. Thay vào đó bạn chẳng cần phải điều chỉnh công việc làm gì mà hãy thẳng thắn ngỏ ý muốn giúp đỡ những khó khăn mà đồng nghiệp đang gặp phải. Một khi đồng nghiệp của bạn có thể đạt được những kết quả tốt trong công việc, họ có cơ hội được tỏa sáng, khi đó chẳng phải bạn đã là người truyền cảm hứng giúp đồng nghiệp của mình còn gì.

4. Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu

Một trong những yếu tố khác tác động trực tiếp đến tâm lý làm việc của một cá nhân là bởi vì họ cảm thấy bị đồng nghiệp, quản lý của mình "bơ đẹp", những ý kiến đóng góp của họ không được ghi nhận. Hoặc cũng có khi bạn không hài lòng về đồng nghiệp, không biết đồng nghiệp khó ưa cư xử làm sao cho đúng mực, dù sao hãy cứ cố gắng làm tốt công việc của mình, tránh xung đột ở môi trường tập thể.

Để ngăn chặn ngay những suy nghĩ tiêu cực của đồng nghiệp, thay vì bơ họ đi, hãy luôn sẵn sàng lắng nghe và khuyến khích đồng nghiệp đưa ra các ý tưởng sáng tạo, đóng góp của mình cho dự án để từ đó đưa ra những nhận định khách quan những mặt đã được và chưa được nhằm lựa chọn giải pháp tốt nhất. Một mũi tên trúng 2 đích, chẳng phải khi đó đồng nghiệp của bạn vừa cảm thấy được tôn trọng, ý kiến của họ được đánh giá cao, từ đó có thêm động lực để phấn đấu, mặt khác bạn lại vừa tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề hay sao.

Dù bạn có là ai đi nữa, hãy cố gắng để trở thành người truyền cảm hứng, động lực cho đồng nghiệp của mình để làm việc một cách hiệu quả hơn vì không phải ai cũng có may mắn để thực hiện sứ mệnh cao cả này.
XEM THÊM: Câu nói truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên

MỤC LỤC:
1. Lạc quan trong bất kỳ mọi hoàn cảnh
2. Thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp
3. Sẵn sàng đưa tay giúp đỡ
4. Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888