Ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nhiều giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân ứng viên đột ngột ngừng liên lạc sau khi hẹn phỏng vấn. Một số người cho rằng người trẻ tuổi thiếu ý thức, không gửi email hoặc gọi điện thông báo cho công ty khi không còn quan tâm đến vị trí tuyển dụng. Những người khác thì cho rằng đó là tác dụng phụ của nền kinh tế biến động. Khi tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm, người tìm việc có nhiều cơ hội việc làm hơn trước đây. Dù cho bất cứ điều gì xảy ra, ứng viên khi tìm việc cũng cần thể hiện được sự chuyên nghiệp. Nếu bạn có lý do chính đáng không thể tham dự phỏng vấn như kế hoạch thì nên liên hệ để xin đổi lịch phỏng vấn sao cho lịch sự nhất. Còn với nhà tuyển dụng, bạn cần làm gì?
Nguyên nhân, cách khắc phục khi ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước
1. Sự tôn trọng phải đến từ hai phía
Tuy nhiên, về phía người tìm việc, họ bực bội, khó chịu vì không nhận được phản hồi từ phía nhà tuyển dụng sau khi đã phỏng vấn trực tiếp. Điều này làm ứng viên nản lòng khi họ cảm thấy rất lạc quan vào buổi phỏng vấn mà không nhận được bất cứ tin tin gì từ công ty tuyển dụng. Chúng tôi không cho rằng ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước vì một công ty khác đã làm vậy với họ là điều đúng đắn. Nhưng nhà tuyển dụng cần cân nhắc liệu họ đã dành cho ứng viên sự tôn trọng tương xứng?2. Trải nghiệm của ứng viên quan trọng ra sao?
Để tăng tỷ lệ phản hồi của ứng viên, bạn nên là người tiên phong cung cấp cho ứng viên trải nghiệm tích cực hơn trong quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ làm tăng khả năng một ứng viên tài năng, đủ điều kiện lựa chọn công ty bạn thay vì một công ty khác, thậm chí là có mức lương cao hơn. Dù không, họ cũng sẽ thông báo sớm với bạn nếu được đối xử tử tế trong quá trình liên hệ. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện cảm nhận tích cực của ứng viên, từ đó giảm thiểu tỷ lệ ứng viên hủy phỏng vấn không báo trước.3. Chú ý đến cảm nhận của ứng viên
Phần tuyển dụng trên trang web chính thức của công ty bạn không nên chỉ liệt kê vị trí tuyển dụng mà cần đưa vào các thông tin về những gì họ sẽ nhận được khi trở thành nhân viên của công ty bạn. Trình bày khái quát giá trị cốt lõi của công ty bạn, nơi làm việc ra sao, đãi ngộ và phúc lợi mà nhân viên nhận được và thông tin khác tạo nên sự khác biệt của công ty bạn. Đồng thời bạn có thể thêm cả phần kỹ năng mềm cần thiết đối ứng viên, để qua đó người tìm việc có thể đánh giá mức độ phù hợp của bản thân.4. Giao tiếp với ứng viên nhiều hơn
Thông báo cho ứng viên không vượt qua vòng phỏng vấn là một cử chỉ đẹp. Ngoài ra, bạn nên cố gắng liên hệ với ứng viên nhiều nhất có thể trong cả quá trình tuyển dụng. Gửi email hoặc gọi điện cho ứng viện về lịch trình của bước tuyển dụng tiếp theo.5. Ra quyết định nhanh chóng
Theo một nghiên cứu cho thấy, quy trình tuyển dụng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc trung bình mất 42 ngày. Với nhiều ứng viên, đó là khoảng thời gian chờ đợi quá dài, nhất là khi họ đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty khác nhau. Đẩy tiến độ càng nhanh càng tốt và thông báo cho ứng viên khi bạn đưa ra quyết định nào có liên quan đến họ. Nếu bạn đẩy nhanh quy trình và thông báo cho ứng viên thường xuyên, có khả năng họ sẽ chờ đợi cơ hội ở công ty bạn thay vì dời sự chú ý sang công ty khác.6. Đưa ra câu hỏi về mức lương sớm
Một cách chắc chắn làm ứng viên mất hứng thú với vị trí tuyển dụng là đề xuất mức lương không đáp ứng kỳ vọng của họ. Ngay cả khi mức lương đưa ra là hợp lý, họ có thể cảm thấy chán nản vì cảm thấy mình xứng đáng nhận được mức cao hơn. Cách tốt nhất là bạn nên làm là sàng lọc ứng viên ngay từ đầu để loại những người không chấp nhận mức lương công ty đưa ra. Với vấn đề mức lương cũng có thể đánh giá được phần nào khả năng của ứng viên, bởi thông thường nếu ứng viên tự tin đòi hỏi mức lương tốt có thể họ là người có năng lực.7. Tiến hành phỏng vấn với thái độ tôn trọng
Cuộc phỏng vấn cho thấy nhiều điều về công ty bạn. Nếu một ứng viên rời khỏi với tâm trạng chán ghét, bực bội hầu hết trường hợp họ sẽ không xuất hiện ở công ty bạn thêm lần nào nữa. Tiến hành phỏng vấn với thái độ tôn trọng không có nghĩa là không đặt các câu hỏi khó. Đó là quyền của bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Điều này có nghĩa là chú ý đến thời gian và nỗ lực mà ứng viên đã bỏ ra cho cuộc phỏng vấn và giúp họ cảm thấy thoải mái trong quá trình này. Thông báo trước cho họ buổi phỏng vấn sẽ kéo dài bao lâu, họ sẽ gặp những ai, chỉ đường cho họ đến công ty hoặc đề xuất trang phục phù hợp. Đặc biệt, nhà tuyển dụng nên tránh những câu hỏi này trong buổi phỏng vấn để giúp tìm kiếm được ứng viên tiềm năng cũng như phù hợp với vị trí mà mình đang tuyển dụng.Cùng với những vấn đề liên quan đến phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng như những ứng viên cần có sự lưu ý nhất định. Nếu là nhà tuyển dụng, hãy cùng tìm hiểu thêm về những mẫu thư mời tham dự phỏng vấn để qua đó dễ dàng gửi các mẫu thư mời đúng chuẩn đến từng ứng viên. Thông qua những mẫu thư mời phỏng vấn lịch sự chắc chắn các ứng viên sẽ phản hồi nếu đến dự phỏng vấn được hay có bất cứ sự cố gì.
Ngoài ra các bạn đang tìm việc làm nếu thấy công việc có sự phù hợp thì đừng ngại gửi CV xin việc. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình tạo cv hãy cùng tham khảo chi tiết mẫu CV xin việc được nhiều người lựa chọn cũng như các mẫu với nhiều thiết kế đặc sắc khác nhau được cập nhật trên Joboko.com. Hãy cùng tham khảo và hoàn thiện hồ sơ xin việc của mình tốt nhất nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.