CV xin việc dành cho các bạn sinh viên đi làm thêm sẽ mang đặc trưng riêng so với ứng viên đã có kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng cũng sẽ không chú trọng vào phần kinh nghiệm làm việc như CV ứng tuyển vị trí thông thường mà đánh giá qua các yếu tố khác. Chính vì vậy, ứng viên cần lưu ý để tùy chỉnh CV sao cho phù hợp, gây ấn tượng mạnh và không mắc những lỗi cơ bản.
Sinh viên thường mắc những lỗi sai nào trong CV xin việc?
Các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm tạo CV ứng tuyển việc làm thêm thường sẽ mắc sai lầm là dùng duy nhất 1 CV để ứng tuyển cho nhiều vị trí. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không đánh giá cao bởi cho rằng bạn không nghiêm túc hay thực sự dành thời gian quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
Vì vậy, trước khi ứng tuyển, bạn hãy chỉnh sửa CV sao cho có những từ khóa phù hợp với yêu cầu công việc. Việc sử dụng các động từ mạnh hoặc từ khóa để mô tả vai trò công việc trước đây là cách hay để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, giúp ứng tuyển hiệu quả.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm thêm tại cửa hàng tạp hóa khi còn học trung học và nghĩ việc đó không liên quan rồi loại bỏ khỏi CV khi ứng tuyển thì đây không phải là ý kiến hay.
Lý do là vì những công việc đầu tiên đem lại rất nhiều bài học: Làm việc chăm chỉ, trách nhiệm và hiểu được giá trị của đồng tiền. Những trải nghiệm này có thể giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ muốn biết bạn bắt đầu công việc đầu tiên khi nào và đã làm trong bao lâu.
Dù bạn ứng tuyển việc làm thêm, dù bạn chỉ mới là sinh viên và nhà tuyển dụng không kỳ vọng quá cao ở sự chuyên nghiệp của bạn nhưng CV của ứng viên cần trông chuyên nghiệp nhất có thể. Định dạng không phù hợp hoặc không nhất quán có thể nhanh chóng khiến nhà tuyển dụng loại CV của bạn.
Ứng viên nên in đậm các tiêu đề và liệt kê ngày tháng ở cùng một vị trí. Ngoài ra cũng nên sử dụng các gạch đầu dòng để làm cho CV có tổ chức và dễ đọc hơn. Nếu bạn không muốn phải lo lắng về việc định dạng CV sai thì có thể sử dụng các mẫu CV online của JobOKO. Với bố cục chuẩn, tiêu đề in đậm sẵn, ứng viên chỉ cần điền thông tin chi tiết từng mục chuyên nghiệp là đã có cho mình một bản CV đẹp.
Tham chiếu là phần không bắt buộc trong CV nhưng nếu có sẽ giúp ứng viên trở nên đáng tin cậy hơn. Thầy cô, anh chị khóa trên, quản lý cũ đánh giá thế nào về bạn thì bạn cũng có thể đề cập vào CV.
Mục tham chiếu không bắt buộc phải có trong CV xin việc
Khi tuyển gia sư, trợ giảng tại trung tâm hay các công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, nhà tuyển dụng muốn biết trình độ của ứng viên. Điểm trung bình cũng rất hữu ích đối với những người không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Nhà tuyển dụng cũng có thể cho rằng bạn có điểm thấp nếu không liệt kê vào trong CV của mình.
Ứng tuyển bằng CV online trên JobOKO có thể giúp ứng viên tránh mắc những lỗi sai không đáng có. Với hướng dẫn chi tiết từng mục trong CV xin việc, dù bạn có hay chưa có kinh nghiệm cũng dễ dàng tạo CV Pro, ấn tượng để đạt hiệu quả cao. Tham khảo các mẫu CV đẹp và lựa chọn thiết kế CV phù hợp với vị trí ứng tuyển nhé.
Trên đây là những sai lầm thường gặp trong CV xin việc của sinh viên. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về cách viết CV, từ đó có chiến lược chỉnh sửa và hoàn thiện một cách trọn vẹn.
MỤC LỤC:
1. Không điều chỉnh CV khi ứng tuyển làm thêm các vị trí khác nhau
2. Để "sót" các trải nghiệm, kinh nghiệm làm thêm trước đây
3. Không biết cách định dạng CV xin việc làm thêm cho sinh viên
4. Thiếu thông tin tham chiếu
5. Không tiết lộ GPA (điểm trung bình học tập) khi ứng tuyển vị trí cần trình độ
Đọc thêm: Top 5 từ khóa không nên lạm dụng trong CV xin việc
Đọc thêm: Trình bày CV không còn là nỗi lo với 6 mẹo đơn giản