Trong thời đại công nghệ 4.0, lập trình viên web (Web Developer) là một trong những vị trí không thể thiếu. Các trang web mà chúng ta truy cập vào để đọc tin tức, mua sắm trực tuyến, chia sẻ thông tin,... đều là thành quả lao động của các lập trình viên web. Lập trình viên web phụ trách công việc thiết kế và xây dựng các trang web cũng như các ứng dụng được tích hợp trên đó. Họ sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình và các thiết bị công nghệ khác nhau để phát triển và vận hành một trang web. Công việc lập trình rất phức tạp, đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức chuyên môn và rất nhiều kỹ năng khác nhau.
Bí quyết để trở thành một lập trình viên web giỏi
Xây dựng và phát triển các trang web là công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Phụ thuộc vào công việc cụ thể mà họ đảm nhiệm, lập trình viên cần có kiến thức chuyên môn về các ngôn ngữ lập trình, framework,... khác nhau. Bởi vì tính phức tạp của các trang web, lập trình viên thường chọn một trong hai chuyên ngành nhỏ hơn là lập trình front-end hoặc back-end.
Trước khi muốn trở thành lập trình web chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan và lựa chọn một phân ngành thích hợp với trình độ và kỹ năng của bản thân.
Có thể bạn từng nghe nói về ngôn ngữ lập trình HTML hay một vài kỹ năng, chứng chỉ có liên quan trước khi ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, đối với đại đa số lập trình viên, đó chưa phải là tất cả các yếu tố có thể giúp họ thành công.
Lập trình web cần có kiến thức chuyên môn cũng như những hiểu biết sâu rộng về máy tính nói chung và lập trình nói riêng. Họ cần phải nắm được lý thuyết liên quan đến các phần mềm, ngôn ngữ lập trình để có thể sử dụng hiệu quả trong quá trình làm việc.
Song để trở thành lập trình viên, bạn không cần phải sở hữu một loại bằng cấp cụ thể nào. Theo báo cáo của cục thống kê lao động, bằng tốt nghiệp cấp ba là yêu cầu tối thiểu đối với các ứng viên ngành lập trình web. Ngay cả khi không đi học đại học, bạn vẫn có thể đảm nhiệm vị trí này bởi công việc lập trình chủ yếu là dựa vào các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực thế và đôi khi là cả sự sáng tạo thay vì chỉ có bằng cấp chuyên môn cao.
Khi đã được đào tạo lý thuyết chuyên môn ở trường lớp, bạn cần dành thời gian để rèn luyện và phát triển các kỹ năng lập trình. Nhà tuyển dụng thường sẽ không yêu cầu bạn phải tốt nghiệp loại giỏi, điều họ muốn ở bạn là khả năng lập trình tốt. Các lập trình viên website phải có kiến thức chuyên môn về ba ngôn ngữ lập trình cốt lõi là HTML, CSS và JavaScript. Họ cũng cần có hiểu biết về các CSS framework như Backbone, Bootstrap và Foundation. Những người chọn phân ngành lập trình back-end còn cần nắm được các ngôn ngữ lập trình như Ruby, Java, PHP và các công cụ như Oracle và SQL Server.
Mạng internet là một công cụ tìm kiếm việc làm không thể thiếu được đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là lập trình viên. Để có thể xin việc thành công vào vị trí lập trình viên web, bạn nên chủ động xây dựng cho mình một profile thật nổi bật, cả trên mạng xã hội và trên web tuyển dụng hoặc thậm chí là một blog, website của riêng bạn. Tốt nhất, bạn nên chia sẻ về các kiến thức chuyên ngành và những dự án lập trình web bạn đã tham gia hoặc hoàn thành độc lập.
Các nội dung bạn đăng tải trên profile của mình phải chuyên nghiệp, chính xác và thể hiện được thế mạnh của bản thân bạn. Hãy nêu học vấn, các loại bằng cấp, những kỹ năng lập trình mà bạn sở hữu cũng như những kinh nghiệm làm việc có liên quan. Khi bạn có bất kỳ thay đổi nào trong sự nghiệp, hãy cập nhật nó vào profile.
Ngoài trình độ chuyên môn, lập trình viên web còn cần nhiều yếu tố khác
Khi tham gia nhóm những người yêu thích công việc lập trình, bạn sẽ có cơ hội trò chuyện với những người cùng chung sở thích và có thể học hỏi thêm những điều bổ ích. Hơn nữa, nếu thường xuyên hoạt động trong các nhóm này (đăng các bài viết, bình luận, tương tác với mọi người), bạn cũng sẽ có thể may mắn gặp tìm được công việc mà mình yêu thích hoặc gặp gỡ với nhà tuyển dụng tiềm năng.
Một số diễn đàn và group dành cho lập trình viên hàng đầu có thể kể đến như Vozforums.com, StackOverflow, Tinhte.vn, Sinhvienit.net, Kteam, Web Developer Việt Nam, Học Lập Trình Web, Lập trình Java và Android,...
Nếu yêu thích sự tự do, bạn có thể trở thành một lập trình viên freelancer. Điều này không có nghĩa là bạn phải ký được những hợp đồng lớn mà có thể chỉ đơn giản là giúp bạn bè xây dựng một trang web bán hàng. Có thể họ cần bổ sung thêm một số chức năng riêng biệt cho trang web hoặc trang web của họ đang gặp trục trặc cần bạn sửa chữa. Cho dù vấn đề là gì, hãy ghi chú lại và sử dụng chúng như những kinh nghiệm bạn có được khi đi xin việc làm.
Để trở thành lập trình web chuyên nghiệp, bạn cần định hướng được lĩnh vực lập trình cụ thể mà mình muốn theo đuổi, sau đó học tập, trau dồi các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và cuối cùng là mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng lập trình và thử sức với các công việc thực tế. Lập trình web không phải là một công việc dễ dàng nhưng chỉ cần nỗ lực, bạn chắc chắn có thể trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp.
MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu các phân ngành lập trình web
2. Trau dồi kiến thức chuyên môn
3. Rèn luyện kỹ năng lập trình
4. Xây dựng profile trực tuyến
5. Tham gia cộng đồng lập trình web
6. Thử sức với công việc của Freelancer
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Lập trình viên web thiết kế đẹp, làm nhà tuyển dụng hài lòng
Đọc thêm: Top ngôn ngữ lập trình hiện đại nhất mà lập trình viên nên học