Bạn luôn cảm thấy áp lực và chán nản vào mỗi buổi sáng thức dậy vì phải bắt đầu một ngày làm việc đến ngộp thở. Nếu không phải do bạn chán việc thì phương pháp duy nhất để cải thiện tình hình là thay đổi cách làm việc và thái độ của bản thân mình. Làm sao để bạn luôn giữ được tinh thần lạc quan khi làm việc? Ở bài viết này, trang tuyển dụng Joboko sẽ cung cấp một số mẹo cho bạn tham khảo.
Trong công việc và cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc đều diễn ra theo ý muốn của bạn. Đôi khi sẽ xảy ra những sự cố bất ngờ khiến bạn bế tắc, chán nản hay stress. Nhất là sau một thời gian nghỉ dài trước khi tập trung vào công việc thì lại khiến bạn thêm uể oải. Làm thế nào để
nhanh chóng xốc lại tinh thần làm việc sau mỗi kỳ nghỉ. Dù điều gì xảy ra thì bạn vẫn là người lạc quan trong công việc? Hay đang căng thẳng và áp lực vì công việc chất chồng? Đọc 8 mẹo đơn giản dưới đây để giúp bản thân mình luôn giữ được trạng thái làm việc tích cực.
Bí quyết giúp bạn không ngừng lạc quan trong công việc
Những bí quyết giúp bạn lạc quan trong công việc
1. Không ngừng học hỏi
Đừng nghĩ rằng khi bạn rời khỏi trường học là lúc chấm dứt việc học hành. Điểm khác biệt duy nhất là khi còn đi học có thầy cô hướng dẫn bạn, có ba mẹ thúc giục bạn học tập còn khi đi làm bạn sẽ phải tự học hỏi những thứ cần thiết và quan trọng với công việc hiện tại cũng như sở thích của bản thân. Đào tạo tại chỗ (hay On-the-job training) là cơ hội tuyệt vời để bạn tích lũy kinh nghiệm và cải thiện các
kỹ năng mềm của bản thân. Học hỏi mọi thứ có thể trong quá trình làm việc, từ thuyết trình, kỹ năng thực hành Excel, tổ chức chuyến du lịch cho công ty... Bạn phải nên hiểu nhiều khi
thái độ còn quan trọng hơn cả kinh nghiệm làm việc. Do vậy hãy luôn tự tạo cho mình một thái độ thật tốt để nâng cao được ý thưc làm việc, giúp quá trình làm việc đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Hướng dẫn đồng nghiệp những gì bạn biết
Nếu bạn muốn hỗ trợ hoặc đồng hành với đồng nghiệp khi họ làm việc, hãy đề nghị với họ. Thay vì chỉ giúp đỡ khi họ yêu cầu, bạn nên chủ động hướng dẫn họ những gì mình biết để lần sau họ không cần nhờ bạn những việc tương tự. Cảm giác được người khác cần đến và giúp đỡ được nhiều người thực sự tuyệt vời hơn cả mong đợi của bạn. Nhưng nếu khi bạn có cả núi việc phải làm mà phải dành ra thời gian để giúp người khác sẽ rất bất tiện, vì vậy hãy chỉ họ cách làm. Có một câu rất hay thế này: Bạn cho anh ta một con cá, bạn chỉ có thể nuôi anh ta một ngày; bạn dạy anh ta cách câu cá là bạn nuôi anh ta cả đời.
3. Nghỉ giải lao giữa giờ
Đừng cố sức để làm việc liên tục 8 tiếng trong một ngày, vì làm việc liên tục không ngừng nghỉ có nghĩa là bạn đang bào mòn bản thân, đẩy mình vào tình trạng kiệt sức do không được tiếp thêm năng lượng. Một khi bạn mất tập trung, động lực làm việc, công việc sau đó sẽ không hiệu quả. Hãy dành ra cho mình thời gian nghỉ ngơi sau 1-2 giờ làm việc để rời khỏi bàn, duỗi người và hít thở sâu. 5-15 phút giải lao sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn, có thêm năng lượng để sẵn sàng làm việc sau đó.
4. Không mang việc về nhà
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống và yếu tố then chốt để bạn luôn giữ trạng thái tích cực và tinh thần lạc quan trong giờ làm việc. Thời gian dành cho bản thân, gia đình và sở thích của bạn là vô cùng quan trọng. Nếu bạn cứ làm việc miệt mài cả ngày ở công ty, hết giờ lại mang về nhà tiếp tục làm, bạn sẽ không còn hứng thú để làm việc vào ngày hôm sau. Đặt quy tắc cho bản thân, công việc chỉ giải quyết trong giờ làm việc, còn về nhà là thời gian cho cuộc sống riêng. Không để công việc trong đầu sau giờ làm chính là bí quyết để bạn luôn đầy sức sống cho ngày tiếp theo.
Sự lạc quan sẽ giúp quá trình thực hiện công việc của bạn được tốt hơn
5. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp
Môi trường làm việc sẽ thoải mái và vui vẻ hơn nhiều nếu bạn thân thiện với đồng nghiệp. Tại sao lại không tạo mối quan hệ tốt khi mà bạn dành 1/3 thời gian một ngày để chung sống với họ. Bạn không cần biết quá nhiều đến đời sống riêng tư hay thậm chí là tên con của đồng nghiệp nhưng giữ quan hệ qua lại tốt đẹp với đồng nghiệp, sếp và các công sự sẽ khiến nơi làm việc trở nên thú vị hơn, khiến bạn cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn trong công việc và giảm mức độ căng thẳng.
6. Tham gia các hoạt động sau giờ làm
Đây cũng là một cách để bạn thân thiết hơn với đồng nghiệp. Khi hết giờ làm đừng chỉ chăm chú thu dọn để về nhà cho sớm. Nếu các đồng nghiệp khác trong phòng mời mọi người đi ăn tối hoặc uống nước, hãy cũng tham gia với họ. Đây là cơ hội giúp bạn và các đồng nghiệp hiểu nhau hơn và biết đâu lại tìm ra những sở thích chung.
7. Đặt mục tiêu thiết thực
Thay vì đặt ra mục tiêu quá xa vời, hãy đặt ra những mục tiêu thiết thực mà bạn có khả năng làm được. Thật tốt khi có ước mơ nhưng nếu ước mơ quá lớn và không thể làm được, điều đó có thể làm bạn nản lòng khi thực hiện các mục tiêu khác. Đặt ra một mục tiêu vừa tầm và hoàn thành nó sẽ tạo thêm động lực cho bạn để chạm đến mục tiêu lớn hơn. Điều này là một trong những
bí kíp giúp bạn lấy lại niềm vui trong công việc và tạo tiền để cho sự thành công vươn xa.
8. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân
Nếu bạn mắc lỗi, bất kể là phát ngôn sai trong cuộc họp hay lỗi đánh máy trong email, hãy ghi nhớ để rút ra bài học cho mình nhưng đừng trách cứ bản thân và ám ảnh mãi chuyện đó. Mọi người đều có ít nhất một vài lần sai sót, dù là lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là bạn học hỏi được gì từ sai lầm đó, dùng nó làm động lực để tiến bộ hơn.
>> Để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất, bạn đọc truy cập ngay vào Joboko.com, thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục ở tất cả các ngành nghề.
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết, bạn đọc đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.