Chưa có kinh nghiệm, xin việc làm Chuyên viên phân tích dữ liệu được không?

18/04/2022 13:30
Chuyên viên phân tích dữ liệu có cơ hội việc làm tốt và mức lương đáng ngưỡng mộ. Với nhiều bạn trẻ học các chuyên ngành liên quan, trở thành Chuyên viên phân tích dữ liệu có thể là mục tiêu hàng đầu nhưng để xin việc khi chưa có kinh nghiệm, bạn sẽ cần có bí quyết.

MỤC LỤC:
1. Cơ hội việc làm Chuyên viên phân tích dữ liệu cho người chưa có kinh nghiệm
2. Bí quyết xin việc Chuyên viên phân tích dữ liệu
3. Bí quyết nâng cao cơ hội trúng tuyển
4. Cơ hội việc làm đa dạng

Làm thế nào để xin việc làm chuyên viên phân tích dữ liệu hiệu quả?

1. Cơ hội việc làm Chuyên viên phân tích dữ liệu cho người chưa có kinh nghiệm

Do yêu cầu về trình độ tương đối cao và áp lực công việc khá lớn nên nhiều người lầm tưởng buộc phải có kinh nghiệm dày dặn mới được ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên phân tích dữ liệu. Trên thực tế, bạn vẫn có cơ hội ứng tuyển vị trí này dù chỉ mới ra trường nhờ các lý do sau:

  • Sự phát triển của "thị trường dữ liệu".
  • Thiếu hụt nhân lực trình độ cao.

Chỉ cần có bằng cấp liên quan đến khoa học dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển xin việc, dĩ nhiên là chỉ với những nhà tuyển dụng chấp nhận ứng viên fresher còn những vị trí chuyên gia thì sẽ bắt buộc ứng viên có kinh nghiệm thực tế.

2. Bí quyết xin việc Chuyên viên phân tích dữ liệu

2.1. Nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học dữ liệu

Công việc của Chuyên viên phân tích dữ liệu hoàn toàn là chuyên môn nên bạn sẽ buộc phải có bằng cấp và kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học dữ liệu cũng như các công cụ, phần mềm phục vụ công việc. Bằng Đại học trở lên là yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng với vị trí này (không có nhiều doanh nghiệp chấp nhận ứng viên có bằng Cao đẳng). Một số chuyên ngành phù hợp nhất là Khoa học dữ liệu, Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin. Ngoài ra, Quản trị kinh doanh, Marketing, Toán học và Thống kê... cũng có thể sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ nhất.

2.2. "Lấp đầy" khoảng trống kinh nghiệm trong CV

Phân tích dữ liệu là lĩnh vực thiên về nghiên cứu tình hình thực tế nên bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khả năng áp dụng kiến thức vào từng trường hợp cụ thể của mình.
Đặc biệt trong CV xin việc, để bù đắp cho lượng kinh nghiệm còn ít ỏi, hãy tập trung làm nổi bật một số ý như dưới đây:

  • Từng tham gia các khóa học dựa trên dự án thực tế.
  • Từng tham gia vào một số dự án phân tích dữ liệu ABC, v.v.
  • Thành thạo những kỹ năng liên quan đến khoa học dữ liệu.

2.3. Làm nổi bật các kỹ năng chuyển đổi

Hạn chế về kinh nghiệm làm việc không hề đặt bạn vào thế bị động nếu bạn biết cách rút ra những điểm tương đồng giữa vị trí từng đảm nhiệm với công việc chuyên viên phân tích dữ liệu. Cụ thể, hãy xác định xem liệu các kỹ năng mềm và chuyên môn đã tích lũy được sẽ giúp gì được cho bạn nếu trúng tuyển.
Chẳng hạn, nếu bạn từng hoạt động trong lĩnh vực marketing thì chắc hẳn đã thành thạo một số công cụ phân tích cơ bản. Hoặc nếu đã từng là một giáo viên, khả năng quan sát và giải thích xuất sắc nhất định sẽ hữu ích cho quá trình truyền đạt thông tin với khách hàng không có kiến thức nền về dữ liệu.
Có thể thấy, điểm mấu chốt ở đây là bạn phải nhận ra giá trị của bản thân và biết cách truyền tải chúng tới nhà tuyển dụng không chỉ qua CV mà cả trong buổi phỏng vấn.

3. Bí quyết nâng cao cơ hội trúng tuyển

Hầu như ứng viên nào khi ứng tuyển Chuyên viên phân tích dữ liệu cũng sẽ nói rằng mình sở hữu những kỹ năng cần thiết, vì vậy bạn cần mang đến một góc nhìn mới, một cách tiếp cận mới từ các vị trí đảm nhiệm trước đây.
Thực tế cho thấy lựa chọn nguồn nhân lực không nhiều kinh nghiệm còn giúp chính công ty đó có cơ hội đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài theo định hướng riêng.
Quan trọng hơn cả vẫn là cách bạn nhận ra giá trị của bản thân và tin vào chính mình. Đừng cảm thấy mặc cảm tự ti vì kinh nghiệm ít ỏi, đây thậm chí sẽ là điểm khiến bạn trở nên khác biệt so với các ứng viên khác đấy!

Để nâng cao cơ hội trúng tuyển vị trí Chuyên viên phân tích dữ liệu, có một số bí quyết mà bạn có thể sử dụng như:

  • Tự tin, đừng coi kinh nghiệm thành một vấn đề quá lớn.
  • Thái độ nghiêm túc và đáng tin cậy.
  • Có kết quả học tập khá tốt.
  • Sẵn sàng làm bài test chứng minh năng lực.
  • Nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn sẵn sàng học hỏi.

Cách xin việc làm Chuyên viên phân tích dữ liệu dù chưa có kinh nghiệm

4. Cơ hội việc làm đa dạng

Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng cùng với thái độ nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi thì cơ hội tìm việc làm Chuyên viên phân tích dữ liệu của bạn sẽ vô cùng rộng mở. Cụ thể, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề như:

  • Truyền thông - giải trí.
  • Tài chính.
  • Bán lẻ.
  • Marketing.
  • Sức khỏe - y tế.
  • Giáo dục.
  • Logistics và vận tải hàng hóa.
  • Ngân hàng.
  • Thương mại điện tử.
  • Quảng cáo.
Theo thời gian, khi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn có thể chuyển sang một số lĩnh vực chuyên biệt, đòi hỏi cao hơn. Tóm lại, với một chiến lược tìm việc làm và ứng tuyển sáng tạo thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một Chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp dù kinh nghiệm làm việc không nhiều. Hãy khéo léo biến sự thiếu kinh nghiệm này của bản thân thành một thế mạnh để chinh phục nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Chuyên viên phân tích dữ liệu cần có những kỹ năng gì?

Đọc thêm: Nghề phân tích dữ liệu (Data Analytics) có tương lai hay không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888