Trong những trường hợp nào thì sử dụng biên bản thu hồi hóa đơn không phải ai cũng biết. Nhất là với nhân viên kế toán mới vào nghề, việc sử dụng các biểu mẫu này còn gặp khó khăn, dễ dẫn đến làm sai quy định. Trong bài viết JOBOKO chia sẻ, bạn đọc sẽ được hướng dẫn cách viết biên bản thu hồi hóa đơn và mẫu tham khảo miễn phí, tải về sử dụng thuận tiện khi có nhu cầu.
Khi nào cần dùng đến biên bản thu hồi hóa đơn?
Biên bản thu hồi hóa đơn được lập trong trường hợp người mua và người bán phát hiện ra sai sót ở hóa đơn sau khi đã kết thúc giao dịch. Lúc này để khắc phục lỗi sai, người bán sẽ liên hệ với người mua để lập biên bản thu hồi hóa đơn sai, nhầm lẫn đã lập trước đó. Hóa đơn sai sẽ được lưu trữ, thay vào đó, họ sẽ lập lại một hóa đơn khác sau khi thực hiện biên bản thu hồi hóa đơn.
Những trường hợp cần lập biên bản thu hồi hóa đơn được quy định cụ thể. Kế toán doanh nghiệp, công ty cần nắm rõ để thực đúng chuẩn, tránh sai quy định pháp luật.
Theo thông tư số 39 năm 2014, biên bản thu hồi hóa đơn được dùng trong những trường hợp sau:
Khi cần lập biên bản thu hồi hóa đơn, kế toán hay người xuất hóa đơn cũng có thể tham khảo các mẫu sẵn có. Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn bạn có thể tải về miễn phí dưới đây.
Với những kế toán có kinh nghiệm thì việc lập và viết biên bản thu hồi hóa đơn tương đối đơn giản. Tuy nhiên, những bạn mới theo nghề thì chưa hẳn đã biết cách viết.
Trong mẫu biên bản thu hồi hóa đơn, quốc hiệu, tiêu ngữ là phần không thể thiếu để cho thấy đây là chứng từ pháp lý đúng quy định pháp luật. Những thông tin về bên A và bên B là người bán và người mua hàng cần được viết cụ thể như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số thuế, chức vụ,...Nội dung chính trong mẫu biên bản thu hồi hóa đơn là đề cập đến thỏa thuận của 2 bên và lý do hủy bỏ hóa đơn cũ với mã số hóa đơn, ký hiệu và ngày lập,...
Để đảm bảo không có vấn đề tranh chấp pháp lý thì hai bên cần có cam kết chịu trách nhiệm khi thu hồi hóa đơn, đồng thời đề cập thông tin về lập hóa đơn mới do ai giữ, số lượng bao nhiêu. Cuối cùng, để biên bản thu hồi hóa đơn hợp lệ thì chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện bên A và bên B cần phải đầy đủ. Biên bản thu hồi hóa đơn được chia làm hai bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Một biên bản thu hồi hóa đơn muốn viết chuẩn, chuyên nghiệp không khó. Điều quan trọng là bạn cần tránh tẩy xóa, kê khai thông tin chính xác, tỉ mỉ, rõ ràng. Với những yêu cầu này đòi hỏi kế toán viên phải trau dồi cho mình đầy đủ kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc với hóa đơn. Qua đây, JOBOKO hy vọng, bạn đọc đã có thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc đạt kết quả cao.
MỤC LỤC:
I. Biên bản thu hồi hóa đơn được lập khi nào?
II. Các mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
III. Cách viết mẫu biên bản thu hồi hóa đơn chuẩn