Có những công việc nhân viên kỹ thuật nào phổ biến?
Nhân viên kỹ thuật cơ khí là những người được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến thiết kế, chế tạo, gia công, vận hành, lắp ráp, bảo dưỡng và cải tiến các sản phẩm cơ khí. Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật cơ khí cũng bao gồm vận dụng các nguyên lý vật lý, nhiệt động lực học, định luật năng lượng, bảo toàn khối lượng,... để tạo ra các sản phẩm cơ khí phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông (ô tô, máy bay, tàu thủy,...), đồ gia dụng (tủ lạnh,...), máy công nghiệp, vũ khí,...
Nhân viên kỹ thuật cơ khí thường làm việc tại các nhà máy, công ty cơ khí, công trình xây dựng; làm chuyên viên tư vấn, thiết kế, lập trình máy cơ khí; quản lý kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất hay trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hàng không vũ trụ,... Nhìn chung, nhân viên kỹ thuật cơ khí, nhân viên cơ khí có thể làm việc trong hầu hết các lĩnh vực. Nhu cầu chuyển dụng của ngành này hiện cũng rất cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn và sự đam mê, nhiệt huyết với nghề, những người làm công việc này còn là những người ham học hỏi và không ngừng tìm tòi để nâng cao tay nghề; cẩn thận, tỉ mỉ; có kỹ năng làm việc nhóm và đặc biệt là điều kiện sức khỏe tốt. Mức lương trung bình hiện nay của một nhân viên kỹ thuật cơ khí là trên 8 triệu đồng/tháng. Những người có tay nghề cao và kiến thức chuyên môn tốt thì mức thu nhập có thể lên đến 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Công việc của nhân viên kỹ thuật điện bao gồm:
Ngành điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và với sự tăng trưởng của từng ngành nghề nói riêng. Chính vì vậy mà yêu cầu tuyển công nhân điện hay nhân viên kỹ thuật điện luôn ở mức cao. Trở thành nhân viên kỹ thuật điện, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty sản xuất tư nhân, các khu công nghiệp, dự án xây dựng,... hay thậm chí là tư vấn, kinh doanh các sản phẩm về điện.
Mức lương của nhân viên kỹ thuật điện hiện nay phổ biến trong khoảng 7 - 10 triệu đồng/tháng. Nhiều người có thể nhận mức lương lên tới 12 - 15 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm 1 - 2 năm làm việc, có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu các quy tắc về an toàn điện, chăm chỉ, cẩn thận và đáp ứng được các yêu cầu khác của nhà tuyển dụng.
Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật sản xuất bao gồm việc lên kế hoạch và hoạch định quy trình sản xuất cũng như trực tiếp hướng dẫn, giám sát công nhân dây chuyền sản xuất trong quá trình làm việc để đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm. Họ cũng là người chịu trách nhiệm cho chất lượng sản phẩm đầu ra và hoạt động trên dây chuyền trong suốt quá trình sản xuất.
Nhân viên kỹ thuật sản xuất thường có chuyên môn về lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, điện, điện tử,... Họ cũng cần phải có khả năng làm việc độc lập, tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực trong công việc. Thu nhập trung bình của một nhân viên kỹ thuật sản xuất hiện nay lên đến 14 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kỹ thuật máy tính được đào tạo các kiến thức chuyên môn về điện, điện tử; thiết kế phần cứng/phần mềm hoặc tích hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phạm vi công việc của họ cũng rất đa dạng, từ thiết kế mạch điện tử đơn giản cho tới vi xử lý, từ máy tính cá nhân cho tới các hệ thống siêu máy tính.
Nhân viên kỹ thuật máy tính thường làm việc tại:
Tùy thuộc vào đơn vị tuyển dụng và tính chất công việc mà mức lương của nhân viên kỹ thuật máy tính sẽ khác nhau, dao động trong khoảng 5 - 12 triệu đồng/tháng. Những người làm việc trong các công ty phát triển phần mềm, hãng công nghệ,... thì mức lương có thể lên đến 1,000 USD/tháng (khoảng 23 triệu đồng/tháng).
Nhân viên kỹ thuật máy tính là vị trí nhiều bạn trẻ theo đuổi
Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô là người nắm vững các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ chế tạo máy, điện, điện tử, cơ khí, tự động hóa cũng như khai thác và sử dụng dịch vụ kỹ thuật ô tô. Họ thường làm việc trong các garage ô tô (sửa chữa, bảo dưỡng ô tô; lắp ráp phụ kiện, phụ tùng;...), các trạm đăng kiểm ô tô, xưởng sản xuất và lắp ráp xe hơi hoặc là tại các công ty kinh doanh ô tô và thiết bị phụ tùng.
Để hoàn thành tốt công việc thì bên cạnh những kiến thức về sửa chữa và bảo dưỡng xe, kỹ thuật viên sửa chữa ô tô còn phải có khả năng lắng nghe, phân tích và trình bày ý kiến; nhạy bén và có thể nhanh chóng làm quen với những công nghệ mới; kỹ năng làm việc nhóm và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Mức lương kỹ thuật ô tô hiện nay khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng đối với những người mới vào nghề và 10 - 12 triệu đồng/tháng với những người đã có 2 - 3 năm kinh nghiệm làm việc. Còn đối với những người tự mở garage cho riêng mình thì mức lương sẽ do chính bản thân họ quyết định.
Bên cạnh 5 vị trí nhân viên kỹ thuật phổ biến như trên thì còn có rất nhiều công việc khác như kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị máy văn phòng, kỹ thuật viên toà nhà, kỹ thuật mạng, kỹ thuật hồ sơ, nhân viên kỹ thuật lắp camera,... Với những vị trí công việc này, ứng viên hãy tạo CV xin việc nhân viên kỹ thuật chuẩn để ứng tuyển nhé. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được những chức danh cơ bản nhất trong ngành kỹ thuật và có thể đưa ra quyết định dựa trên sở thích, học vấn và điều kiện thực tế của bản thân.
Cùng với việc tìm hiểu các vị trí nhân viên kỹ thuật để ứng tuyển thì bạn cũng nên biết kỹ năng cần có để đảm nhận tốt công việc này. Nếu bạn yêu thích việc làm nhân viên kỹ thuật thì ngay từ bây giờ, hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết sao cho trở thành ứng viên sáng giá trong bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào.
MỤC LỤC:
1. Nhân viên kỹ thuật cơ khí
2. Nhân viên kỹ thuật điện
3. Nhân viên kỹ thuật sản xuất
4. Nhân viên kỹ thuật máy tính
5. Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất nào của một ứng viên kỹ thuật?
Đọc thêm: 5 kỹ năng cần thiết cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường