Các vị trí việc làm ngành Luật
Những vấn đề pháp lý thường phức tạp, đòi hỏi có một đội ngũ chuyên gia lành nghề cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả. Để làm trong lĩnh vực này, bạn cần có bằng cấp ngành Luật và hoàn thành các chương trình đào tạo bổ sung cần thiết.
MỤC LỤC:
1. Cố vấn pháp lý
2. Luật sư
3. Thư ký luật sư
4. Trợ lý luật sư
5. Thư ký pháp lý
6. Luật sư bằng sáng chế
7. Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu
8. Thẩm phán
9. Điều tra viên
10. Hòa giải viên
Ngành luật mang đến cơ hội việc làm đa dạng
Các vị trí việc làm ngành Luật
1. Cố vấn pháp lý
Một trong những vị trí việc làm phổ biến trong ngành luật là cố vấn pháp lý. Bạn sẽ hoạt động như luật sư nhưng tập trung vào tư vấn các vấn đề pháp luật cho cá nhân, doanh nghiệp. Công việc này yêu cầu kết hợp chuyên môn và kỹ năng thuyết phục, đàm phán để cung cấp hướng dẫn và trợ giúp pháp lý.
Các cố vấn pháp lý cần có ít nhất là bằng cử nhân Luật, trong khi các bằng cấp cao hơn và chứng chỉ khác có thể hữu ích hơn.
Đọc thêm: Đánh giá mức lương của Luật sư tại Việt Nam và triển vọng nghề nghiệp
2. Luật sư
Đam mê, cống hiến và làm việc chăm chỉ chỉ là 3 trong số những phẩm chất cần thiết nhất đối với một luật sư. Từ việc cung cấp tư vấn pháp lý chuyên nghiệp đến đại diện cho thân chủ biện hộ tại tòa án, nhiệm vụ của bạn có thể sẽ thay đổi ít nhiều, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn.
Bạn sẽ tư vấn cho khách hàng về luật pháp và các vấn đề liên quan tới vụ kiện (nếu có), kiểm tra các nhân chứng và đưa ra lý do tại sao tòa án nên hỗ trợ vụ án, thương lượng với các bên liên quan,...
3. Thư ký luật sư
Thư ký luật sư chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh và quản trị của văn phòng luật sư. Đây là một vị trí việc làm ngành luật phù hợp với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Về cơ bản, bạn cần phải làm quen với các thủ tục và nghi thức tại tòa án, hiểu sâu về các điều khoản, bộ luật cụ thể, thường là lĩnh vực pháp lý mà văn phòng luật định hướng (thương mại, dân sự, v.v.).
Để thành công trong vị trí thư ký luật sư, bạn nên có sự nhạy bén, kiến thức pháp lý, kỹ năng giao tiếp tốt, sắp xếp công việc hiệu quả.
4. Trợ lý luật sư
Trợ lý luật sư là lựa chọn nghề nghiệp cho những ứng viên có thể cung cấp dịch vụ pháp lý cơ bản nhưng không đủ điều kiện làm luật sư. Bạn sẽ hỗ trợ các luật sư trong việc chuẩn bị giấy tờ, tài liệu, liên lạc với các cơ quan pháp lý và những người liên quan,... Ngoài việc làm trong các văn phòng luật, bạn có thể xin vào các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn. Bạn cần giỏi tương tác, giao tiếp, có kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích, tổng hợp thông tin.
5. Thư ký pháp lý
Thư ký pháp lý thường làm việc trong các văn phòng luật, chịu trách nhiệm đảm bảo văn phòng hoạt động trơn tru bằng cách cung cấp hỗ trợ hành chính cho luật sư. Bạn sẽ cùng luật sư đến toà án, đồn cảnh sát hoặc trao đổi với thân chủ. Bạn cũng hỗ trợ soạn thảo di chúc, văn bản liên quan tới thừa kế, các hợp đồng,... Thư ký pháp lý cần có khả năng gõ chính xác, nhanh chóng, chú ý đến từng chi tiết và thận trọng.
Ngoài vị trí luật sư thì còn rất nhiều việc làm tốt khác như thư ký pháp lý, thư ký luật sư
6. Luật sư bằng sáng chế
Luật sư bằng sáng chế là những luật sư được đào tạo đặc biệt về soạn thảo bằng sáng chế, có kiến thức về luật sở hữu trí tuệ. Bạn sẽ dẫn dắt các nhà phát minh hoặc công ty thông qua việc lấy bằng sáng chế, thực thi những hành động cần thiết trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền.
Để trở thành luật sư bằng sáng chế, bạn phải hiểu về các nguyên tắc và quy trình khoa học công nghệ, đồng thời có khả năng giải thích các ý tưởng kỹ thuật phức tạp một cách rõ ràng, chính xác.
7. Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Kiến thức thấu đáo về luật và nhãn hiệu thương mại cũng như kỹ năng giao tiếp và nhận thức thương mại tuyệt vời là những phẩm chất bạn cần rèn luyện để đủ điều kiện làm luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu. Trong vai trò này, bạn sẽ tư vấn cho khách hàng về việc bảo vệ và thực thi quyền thương hiệu của họ.
Bằng cách cung cấp hỗ trợ pháp lý về việc đăng ký, sử dụng và khai thác nhãn hiệu thương mại mới và hiện có, bạn sẽ đảm bảo rằng các công ty khách hàng bảo vệ thành công danh tính và tính toàn vẹn thương hiệu của họ.
Đọc thêm: Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
8. Thẩm phán
Trở thành thẩm phán là ước mơ của rất nhiều sinh viên ngành luật nhưng con đường sự nghiệp này rất khó khăn, đòi hỏi bạn phải thực sự xuất sắc và kiên trì. Ngoài trình độ và kỹ năng, kinh nghiệm, một trong những yêu cầu quan trọng nhất với thẩm phán là duy trì sự công tâm, công bằng, liêm chính.
Để trở thành thẩm phán, bạn không thể chỉ có bằng cử nhân ngành luật mà bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều: thi công chức, đi học để trở thành thư ký toà án, làm việc trong vai trò thư ký toà án, hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ xét xử, tham gia kỳ thi thẩm phán sơ cấp và giành kết quả cao, sau đó chờ bổ nhiệm.
9. Điều tra viên
Điều tra viên là một vị trí làm ngành luật khác. Đây là công việc tương đối vất vả, đòi hỏi bạn phải có tư duy logic tốt, làm việc khách quan, khéo léo, chú ý đến chi tiết và giao tiếp tốt. Bạn có thể điều tra sai phạm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thậm chí là các vụ án hình sự. Bạn sẽ tiếp xúc với các nhân chứng, tìm hiểu bằng chứng, bối cảnh,... sau đó viết báo cáo chính thức, đưa ra tất cả thông tin liên quan phục vụ vụ án.
Điều tra viên là một trong những vị trí hot của ngành luật
10. Hòa giải viên
Là một chuyên gia hòa giải, công việc của bạn sẽ bao gồm thiết lập và duy trì các mối quan hệ dân sự giữa các bên xung đột, giải quyết mọi tranh chấp bằng hoà giải. Để làm tốt công việc của mình, bạn cần có sự khéo léo và kiên nhẫn.
Trên thực tế, hòa giải viên là "bên thứ ba" làm việc với nhiều người, có sự bình tĩnh, kiên nhẫn, thấu hiểu và vị tha. Bạn có thể tiếp xúc với các cặp vợ chồng ly dị, ly thân, hàng xóm tranh chấp,... Nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm gặp gỡ khách hàng, tìm cách giải quyết thông qua hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không hiệu quả, bạn cũng sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác.
Học ngôn ngữ Anh có thể ứng tuyển việc làm nào?
Ngành Luật mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt cho giới trẻ nhưng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, trình độ nhất định. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà ứng tuyển các vị trí việc làm ngành Luật khác nhau. Cùng với đó, rất nhiều việc làm ngành nghề khác hiện nay có nhu cầu tuyển dụng nhân sự như quan hệ quốc tế, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh... Nếu bạn đang thắc mắc không biết học ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp làm gì thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.