Cách tính lãi suất ngân hàng chuẩn

04/11/2021 07:30
Gửi tiền tiết kiệm muốn thu về lợi nhuận cao thì người gửi không thể bỏ qua việc tìm hiểu lãi suất ngân hàng cũng như cách tính cụ thể. Mỗi ngân hàng sẽ có % lãi suất riêng, tuy nhiên cách tính lãi suất hoàn toàn giống nhau cả vay vốn cũng vậy. Do đó, bạn cần nắm được cách tính lãi suất ngân hàng chuẩn để cân nhắc gửi tiết kiệm hay vay vốn sao cho có lợi nhất cho mình.

Dù là vay vốn hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì khách hàng cũng nên biết cách tính lãi suất. Điều này giúp cho bạn có thể gửi tiền hay vay vốn một cách thông minh, tránh mất tiền bạc, thời gian và công sức.

Hướng dẫn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng, vay vốn ngân hàng nhanh

I. Cách tính lãi suất ngân hàng khi gửi tiết kiệm chuẩn

Các ngân hàng hiện nay có hai hình thức gửi tiết kiệm phổ biến là mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch và gửi tiết kiệm online. Theo đó, người gửi có thể lựa chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Khi gửi tiền tiết kiệm, bạn cần lựa chọn kỳ hạn phù hợp bởi nếu rút trước kỳ hạn sẽ không có được số tiền lãi như mong muốn.

1. Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với hình thức gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi có thể rút tiền bất cứ khi nào mình muốn. Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365

Ví dụ:

Chị X gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng. Thời gian chị X gửi ngân hàng là 6 tháng tức 180 ngày. Ngân hàng áp dụng lãi suất gửi không kỳ hạn là 3%/năm. Vì vậy, số tiền lãi chị X nhận được sau 6 tháng gửi là: 740 nghìn đồng (50 triệu x 0,03 x 180/365 = 739.726).

2. Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Các ngân hàng sẽ có mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo tuần, tháng hoặc năm. Tương ứng với nó sẽ là % lãi suất đi kèm. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính như sau:

Số tiền lãi ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày thực gửi/365
Số tiền lãi tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi

Ví dụ

Anh H gửi tiền tiết kiệm 50 triệu đồng có kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng với lãi suất 6%. Đến kỳ hạn 1 năm, anh H có thể rút tiền gửi ra và sẽ nhận được số tiền lãi là 3 triệu đồng.

Cách tính lãi suất: 50 triệu x 6%/12 x 12 = 3 triệu đồng

Tại các ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ cao hơn so với không kỳ hạn. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm online cũng tương tự với gửi trực tiếp tại ngân hàng.

Tìm hiểu về công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn và không có kỳ hạn

II. Cách tính lãi suất khi vay ngân hàng

Ngoài cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất vay ngân hàng cũng được nhiều người quan tâm. Khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, khách hàng cần biết cách tính lãi suất vay ngân hàng để lựa chọn hình thức phù hợp với khả năng chi trả.

1. Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc

Tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc có nghĩa là dù gốc đã giảm nhưng số tiền lãi vẫn giữ nguyên không đổi từ đầu cho đến khi kết thúc kỳ hạn.

Công thức tính:

Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền gốc x lãi suất tháng

Trong đó: Lãi suất tháng = lãi suất năm/12

Vì vậy, số tiền mà người vay phải trả mỗi tháng cả gốc lẫn lãi sẽ được tính:

Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi phải trả hàng tháng

Ví dụ:

Chị N vay 50 triệu đồng tại ngân hàng với lãi suất 10%/năm trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Số tiền lãi phải trả dựa trên dư nợ gốc số tiền là 50 triệu đồng trong suốt 12 tháng.

Vậy số tiền lãi phải trả hàng tháng của chị N sẽ là 50 triệu x 10%/12 = 417.000 đồng.

Tổng số tiền mà chị N phải trả mỗi tháng cả gốc lẫn lãi sẽ là: 50 triệu/12 + 417.000 = 4 triệu 584 nghìn đồng. Sau 12 tháng chị N sẽ phải trả tổng số tiền là 55 triệu 008 nghìn đồng.

Lãi suất vay vốn ngân hàng được tính dựa theo trường hợp cụ thể

2. Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần

Hình thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần là chỉ tính lãi với số tiền bạn còn nợ ngân hàng sau khi đã trừ đi số tiền gốc đã trả mỗi tháng. Thông thường các ngân hàng thương mại sẽ áp dụng hình thức này cho nhu cầu từ vay tiêu dùng cho đến kinh doanh nếu thế chấp tài sản.

Công thức tính:

Số tiền lãi phải trả tháng 1 = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay x Lãi suất tháng

Số tiền lãi phải trả tháng 2 = Số tiền vay/thời gian vay + (Số tiền vay - Số tiền lãi phải trả tháng 1) x Lãi suất tháng

Số tiền lãi phải trả tháng 3 = Số tiền vay/thời gian vay + (Số tiền vay - Số tiền lãi phải trả tháng 1 - Số tiền lãi phải trả tháng 2) x Lãi suất tháng

Lưu ý:

  • Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12.
  • Các tháng tiếp theo sẽ áp dụng công thức tính tương tự.

Ví dụ:

Chị N vay 50 triệu tại ngân hàng với lãi suất 10%/năm trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Số tiền gốc phải trả mỗi tháng là 4 triệu 167 nghìn đồng. Số tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần sẽ là:

  • Tháng đầu tiên chị N sẽ phải trả 4.167.000 + 50 triệu x 10%/12 = 4.584.000 đồng.
  • Tháng thứ 2 chị N sẽ phải trả là: 4.167.000 + (50.000.000 - 4.584.000) x 10%/12 = 4.545.000 đồng.
  • Tháng thứ 3 chị N sẽ phải trả là: 4.167.000 + (50.000.000 - 4.584.000 - 4.545.000) x 10%/12 = 4.167.000 + 340.592 = 4.508.000 đồng.

Với công thức tính lãi suất tiết kiệm và vay ngân hàng trên đây, hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ để đảm bảo quyền lợi tối đa. Đặc biệt, nhân viên ngân hàng chịu trách nhiệm lĩnh vực này khi biết cụ thể và chính xác cách tính lãi suất sẽ giúp tư vấn cho khách hàng tốt nhất.

MỤC LỤC:
I. Cách tính lãi suất ngân hàng khi gửi tiết kiệm chuẩn
II. Cách tính lãi suất khi vay ngân hàng

Đọc thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng của ngân hàng

Đọc thêm: Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888