Cách viết CV xin việc Kỹ sư sản xuất

23/02/2022 13:30
Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí kỹ sư sản xuất, cần biết được những thông tin nào nên đề cập trong CV, cách trình bày bố cục ra sao để thu hút nhà tuyển dụng. Với gợi ý cách viết CV xin việc kỹ sư sản xuất chuẩn từ JobOKO, ứng viên sẽ dễ dàng tạo cho mình một bản CV ấn tượng.

Kỹ sư sản xuất là thành viên quan trọng và cốt yếu trong đội nhóm sản xuất bởi họ là người giúp công ty, tổ chức cải thiện hiệu suất và chất lượng của hệ thống sản xuất. Công việc này yêu cầu ứng viên có kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm nhất định nên khi viết CV xin việc kỹ sư sản xuất, bạn phải làm nổi bật thì mới có thể đáp ứng kỳ vọng của nhà tuyển dụng.

Làm thế nào để viết CV xin việc Kỹ sư sản xuất chuyên nghiệp?

1. Kỹ sư sản xuất là gì?

Kỹ sư sản xuất là người chịu trách nhiệm phân tích và cải tiến toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất cho các nhà máy hay xí nghiệp. Công việc hàng ngày của họ là phát triển chiến lược để nâng cao hiệu suất của quy trình sản xuất, đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn lao động và hỗ trợ đội ngũ kỹ sư của nhà máy. Kỹ sư sản xuất cũng sẽ kết hợp làm việc chặt chẽ với quản lý của nhà máy, đồng thời báo cáo kịp thời cho họ những vấn đề hay khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất.

2. CV xin việc kỹ sư sản xuất là gì?

CV xin việc kỹ sư sản xuất là tài liệu mà ứng viên dùng để thể hiện năng lực nghề nghiệp của bản thân cũng như thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng việc liệt kê những thông tin về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm việc làm liên quan đến vị trí kỹ sư sản xuất. Ngoài CV xin việc, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ứng viên của vị trí kỹ sư sản xuất sẽ cần gửi thêm các giấy tờ khác (ví dụ như đơn xin việc).

3. Cách viết CV xin việc kỹ sư sản xuất

3.1. Tóm tắt bản thân "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng

Tóm tắt bản thân trong CV xin việc kỹ sư sản xuất là một đoạn ngắn khoảng 1-3 câu, nhấn mạnh những thành tựu và kinh nghiệm nổi bật liên quan đến vị trí kỹ sư sản xuất. Khi viết tóm tắt bản thân, bạn cần sử dụng ngôn từ tích cực, khéo léo để làm sao chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có đủ điều kiện để trở thành một kỹ sư sản xuất giỏi.

Ở cuối phần tóm tắt bản thân, bạn cũng nên đề cập đến tên công ty, doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Việc nêu rõ công ty và vị trí ứng tuyển trong tóm tắt bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được ứng viên thực sự yêu thích công việc, mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty.

3.2. Kỹ năng

Khi viết CV xin việc, bạn cần lựa chọn ra những kỹ năng chính liên quan và giúp ích cho vị trí kỹ sư sản xuất. Thể hiện chính xác và trung thực những kỹ năng bạn có sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được ứng viên có phù hợp với vị trí này hay không. Trong phần kỹ năng, bạn cần liệt kê rõ ràng dưới dạng gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng và nhanh chóng thấy được. Ở một số trường hợp, thông qua một số "từ khóa" nhất định trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng của bạn.

Chính vì vậy, trước khi bắt đầu viết CV, bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc, cố gắng phân tích để tìm ra từ khóa về yêu cầu kỹ năng hay kinh nghiệm mà công ty đang tìm kiếm. Ví dụ như, nếu một công ty đăng tuyển rằng họ mong muốn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng tổ chức thì đây chính là điều bạn nên cân nhắc bổ sung vào CV ngành sản xuất của mình.

Dưới đây là một số kỹ năng nổi bật mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ở ứng viên cho vị trí kỹ sư sản xuất:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ sư sản xuất cần sử dụng kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp làm việc cùng với các đồng nghiệp khác nhằm đảm bảo quy trình sản xuất an toàn và hiệu quả. Kỹ năng này giúp kỹ sư sản xuất lắng nghe tích cực những góp ý, đánh giá, lời khuyên từ các kỹ sư khác về phương thức sản xuất để từ đó đưa ra thay đổi phù hợp, cải thiện quy trình.
  • Kiến thức chuyên môn về sản xuất: Trình độ, kiến thức chuyên môn đóng vai trò quan trọng đối với vị trí kỹ sư sản xuất bởi công việc này đòi hỏi ứng viên cần phải biết được nhà máy hay cơ sở sản xuất có đang hoạt động hiệu quả hay không, có gặp trục trặc hay khó khăn nào và biết tìm ra cách để điều chỉnh hợp lý.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo giúp kỹ sư sản xuất trong việc đưa ra những quy tắc đảm bảo an toàn trong sản xuất và khi đưa ra thay đổi về phương thức sản xuất. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp họ khi đào tạo đội nhóm, hướng dẫn nhân viên về cách thức vận hành, điều khiển máy móc thiết bị đúng cách cũng như giám sát, quản lý và đảm bảo nhân viên tuân thủ đúng những quy định về an toàn lao động.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong hầu hết các công việc chứ không riêng gì kỹ sư sản xuất. Tại sao kỹ năng này quan trọng? Bởi kỹ sư sản xuất thường xuyên phải giao tiếp, trình bày về những thay đổi chính đối với quy trình sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất đồng thời cũng phải hướng dẫn và giải thích cho nhân viên những quy định về an toàn lao động. Hơn nữa, họ cũng thường phải báo cáo thông tin cho cấp trên về những khó khăn, thách thức mà quy trình sản xuất đang gặp phải.

Nên đề cập những kỹ năng nào trong CV xin việc Kỹ sư sản xuất?

3.3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm việc làm là mục giúp nhà tuyển dụng thấy được xem xét liệu rằng ứng viên đó có khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của một kỹ sư sản xuất hay không. Khi viết kinh nghiệm làm việc, đầu tiên bạn cần nêu rõ tên vị trí hay chức danh cùng với thời gian bắt đầu và kết thúc công việc. Ở ngay dưới, bạn cần nêu tên công ty hay doanh nghiệp mà bạn đã từng làm việc và địa điểm cụ thể. Sau đó là liệt kê dưới dạng gạch đầu dòng những thành tựu và nhiệm vụ chính của công việc đó, có liên quan đến vị trí kỹ sư sản xuất.

Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn cũng cần làm nổi bật lên những từ khóa mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Để làm được điều đó, bạn cần phân tích kỹ bản mô tả công việc để tìm ra những "từ khóa", yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ của ứng viên, từ đó có thể "thêu dệt" những từ khóa đó trong CV của mình. Ngoài ra, khi liệt kê kinh nghiệm làm việc, bạn nên làm nổi bật những thành tựu đạt được thông qua bằng chứng, con số cụ thể, thay vì đơn thuần liệt các nhiệm vụ hàng ngày.

Ví dụ ở công việc trước nếu bạn đã thiết lập những quy định, quy tắc về an toàn lao động cho nhân viên khi sử dụng máy móc hay thiết bị nào đó, hãy đề cập trong kinh nghiệm làm việc để chứng năng khả năng, kỹ năng tư duy của bản thân.

3.4. Trình độ học vấn

Mặc dù một số công ty, doanh nghiệp có thể không yêu cầu về bằng cấp đối với vị trí kỹ sư sản xuất, nhưng có một hoặc hai bằng cấp có thể sẽ giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và chứng minh rằng bạn có những kiến thức và kỹ năng nền tảng cho công việc. Khi liệt kê bằng cấp, bạn cần bắt đầu với tên bằng cấp là gì, bên cạnh là ngày, tháng nhận bằng. Bên dưới, bạn cần ghi tên của tổ chức, trường đại học cấp bằng đó và địa điểm tổ chức đó ở đâu.

Hy vọng với thông tin mà Joboko.com chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiểu hơn về cách viết một bản CV xin việc kỹ sư sản xuất chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng. Joboko.com chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp mà mình lựa chọn.

MỤC LỤC:
1. Kỹ sư sản xuất là gì?
2. CV xin việc kỹ sư sản xuất là gì?
3. Cách viết CV xin việc kỹ sư sản xuất

Đọc thêm: Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Đọc thêm: Mô tả công việc của Nhân viên kỹ thuật sản xuất

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888