Nhân viên kế toán kiểm kê giữ vai trò vô cùng quan trọng, họ tính toán và quản lý tài chính công ty bằng cách sử dụng kiến thức và kỹ năng về tính toán, phân tích số liệu, tuân thủ các quy định, nghị định và quy trình kiểm kê nội bộ của doanh nghiệp. Trong CV xin việc của mình, ứng viên vị trí nhân viên kế toán kiểm kê cần làm nổi bật được những thế mạnh trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm, đồng thời tạo nên một bản CV đẹp về hình thức và xuất sắc về nội dung.
CV nhân viên kế toán kiểm kê cần những gì?
Viết CV xin việc mà thiếu đi phần thông tin quan trọng nhất, cả CV có thể bị đánh giá là mờ nhạt, ảnh hưởng đến kết quả tổng thể và bạn dễ bị loại do không đủ sức cạnh tranh với ứng viên khác. Vì lý do này mà ngay cả trước khi chính thức bắt tay vào chọn mẫu CV, điền nội dung, bạn cần phải hiểu rõ về thế mạnh của mình và đâu là thông tin mà nhà tuyển dụng muốn thấy được đầu tiên, xuyên suốt.
Với CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê, thông tin về kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp có quy mô như thế nào, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ gì sẽ được chú ý. Bên cạnh đó, các từ khóa như kế toán, kiểm kê, kiểm toán, tỉ mỉ, chính xác sẽ phản ánh đầy đủ nhất về một ứng viên có nghiệp vụ, có kỹ năng và tố chất để làm tốt trong vai trò kế toán kiểm kê.
Cũng giống như hầu hết CV xin việc của các vị trí khác, phần thông tin cá nhân trong CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê cũng cần đảm bảo đầy đủ, chính xác thông tin. Từ họ tên, địa chỉ đến số điện thoại hay email, tất cả sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ lại với bạn trong trường hợp nội dung CV cho thấy bạn đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đề cập thông tin cá nhân trong CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê như thế nào?
Một lỗi sai dù rất nhỏ trong phần này như viết sai ký tự, sai hay thiếu một chữ số cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ mất đi cơ hội. Chia sẻ về trang mạng xã hội hay blog cá nhân là không cần thiết khi ứng tuyển vai trò này.
Mục tiêu nghề nghiệp - một phần vốn thường bị cho là chẳng mấy quan trọng trong CV xin việc của các vị trí nhân viên thông thường - đôi khi lại là phần để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Để viết phần này, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về con đường sự nghiệp của mình và lựa chọn mục tiêu ngắn hạn cũng như trung hạn để đề cập tới trong CV. Một số mục tiêu có thể nhắc tới, phù hợp với nhân viên kế toán kiểm kê là: Học hỏi, nâng cao nghiệp vụ kế toán kiểm toán, thăng tiến làm kế toán tổng hợp, kế toán trưởng...
Gợi ý:
Như đã đề cập, kế toán là nghề nghiệp cần có trình độ. Bạn sẽ không thể ứng tuyển nhân viên kế toán kiểm kê nếu chỉ có bằng tốt nghiệp THPT. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ ràng yêu cầu về bằng cấp với vị trí này, có thể là từ trung cấp hoặc cao đẳng trở lên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng hoặc liên quan. Những ứng viên có chứng chỉ cũng sẽ được ưu tiên.
Để viết phần này vào CV, cũng như phần thông tin cá nhân, bạn hãy đảm bảo các yếu tố như chính xác, hợp lý. Chỉ cần bằng cấp cao nhất của bạn là đủ, dĩ nhiên đừng quên ghi năm học, tốt nghiệp và chuyên ngành, tên trường bạn nhé.
Gợi ý: Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội (9/2017 - 6/2020)
Kinh nghiệm không phải tất cả đối với một nhân viên kế toán kiểm kê nhưng cơ bản thì đa số nhà tuyển dụng vẫn thích nhân viên có kinh nghiệm hơn. Lý do là vì ít nhất bạn cũng đã biết về các quy trình, thủ tục kiểm kê và lập báo cáo.
Khi viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê, bên cạnh một số nguyên tắc chung như không nói dối, viết ngắn gọn, viết từ kinh nghiệm gần đây nhất và các kinh nghiệm trước đó sau... thì bạn cần đảm bảo: Đề cập đến 3 hoặc 4 kinh nghiệm liên quan (với ứng viên đã có kinh nghiệm), hoặc 1, 2 trải nghiệm với sinh viên mới ra trường. Các từ khóa liên quan bao gồm kế toán, kiểm toán, kiểm kê, kế toán kiểm kê, thống kê, báo cáo, tính toán... Ngoài ra, bạn đừng chỉ đề cập đến tên vị trí công việc, hãy thêm gạch đầu dòng ghi rằng bạn đã làm gì ở đó, học được những gì (và đạt được thành tích gì nếu có).
Gợi ý: Công ty Cổ phần ABC, Nhân viên kế toán kiểm kê (4/2020 - nay)
Tuy nhiên, nếu bạn là fresher, chưa từng đi làm thì cũng không sao, vẫn có những doanh nghiệp tuyển nhân viên chưa có kinh nghiệm cho vị trí này. Đôi khi, trải nghiệm thực tập, làm thêm trong các vai trò như kế toán, thu ngân, kiểm kê hàng tồn kho... dù chỉ trong 3 - 6 tháng cũng sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Vậy, trường hợp bạn có kinh nghiệm làm thêm nhưng hoàn toàn không liên quan gì tới công việc kế toán, thu ngân, kiểm toán... thì viết phần kinh nghiệm trong CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê thế nào? Có cần thiết phải đưa vào CV hay không? Thực tế, nếu không hề có bất cứ trải nghiệm nào như thực tập kế toán thì bạn buộc phải viết kinh nghiệm ngắn hạn không liên quan, nhưng chỉ nên viết 1 - 2 thông tin và đừng quên liệt kê bạn đã học được kỹ năng gì từ công việc đó nhé.
Gợi ý: Công ty CP Thương mại và Đầu tư AXG, Cộng tác viên kế toán (6 - 12/2020)
Với nghề kế toán nói chung và các vai trò như kế toán kiểm kê nói riêng, kỹ năng chuyên môn, các nghiệp vụ kế toán sẽ quan trọng hơn kỹ năng mềm. Bạn có thể không giỏi giao tiếp nhưng không thể không thành thạo Excel và phần mềm kế toán. Tuy vậy, nhà tuyển dụng vẫn sẽ tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng cơ bản mà trong đó có cả kỹ năng mềm.
Để quyết định viết nội dung gì vào phần kỹ năng trong CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê, nhanh nhất vẫn là bạn đọc kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng xem họ tìm kiếm kỹ năng nào ở ứng viên, rồi tự kiểm tra xem liệu bạn có bao nhiêu trong số các kỹ năng đó. Viết chung chung như tiếng Anh, giao tiếp, Tin học sẽ không đủ thuyết phục.
Gợi ý:
Là một nghề nghiệp cần trình độ, cần bằng cấp, chứng chỉ kế toán là một tấm "giấy thông hành" cho những ai muốn phát triển sự nghiệp lâu dài. Thường thì, các bạn làm kế toán kiểm kê có thể học từ trung cấp lên hoặc trái ngành nhưng theo học các khóa đào tạo ngắn hạn và nhận chứng chỉ kế toán. Nếu bạn đã học và thi, hãy viết vào CV xin việc kế toán kiểm kê.
Ngoài ra, để tiến xa hơn, bạn nên cân nhắc theo học, không nhất thiết phải là học, thi lấy các chứng chỉ như CPA nhưng chứng chỉ kế toán trưởng doanh nghiệp cũng là một lựa chọn không tồi. Càng nâng cao nghiệp vụ, bạn sẽ càng dễ xin việc và có nhiều cơ hội tốt hơn.
Mặc dù không phải phần chính nhưng ứng viên vẫn nên chú ý đến phần sở thích trong CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê. Như đã đề cập trước đó, nghề kế toán không cần đến quá nhiều kỹ năng mềm, bạn cũng không phải là người hoạt ngôn hay năng động nhưng tính cách cẩn thận, chắc chắn và nghiêm túc sẽ là một ưu điểm. Nếu có sở thích nào cho thấy nét tính cách này, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng trong CV nhé, ví dụ: Chơi game tư duy, đọc sách...
Với nhiều ứng viên thì tham chiếu thông tin ở CV xin việc vào vị trí nào cũng sẽ giống nhau và gần như chẳng phát hiện ra sự khác biệt. Tuy nhiên, mồi nghề nghiệp đều có đặc trưng riêng nên lựa chọn người tham khảo cũng cần phải điều chỉnh. Hiểu đơn giản, khi có nhiều kinh nghiệm đi làm rồi thì để liên hệ của giảng viên sẽ không phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn làm cho cả công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kế toán nội bộ cho doanh nghiệp, nên viết liên hệ của ai vào CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê? Trường hợp này, kế toán trưởng của bạn ở doanh nghiệp nội bộ sẽ có thể phù hợp hơn.
Không có gì bất ngờ khi nhận định rằng hoạt động và giải thưởng là các phần "chẳng mấy quan trọng" đối với CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê. Dù vậy, nếu bạn từng tham gia nhiều hoạt động khi đi học hoặc ngay cả khi đã đi làm thì có thể vẫn sẽ được xem xét như một ưu điểm để bạn có khả năng sớm hòa nhập và thích nghi với môi trường mới. Trong tình huống không có nhiều thông tin ấn tượng để chia sẻ, bạn nên ẩn các nội dung này khỏi CV nhé.Nhà tuyển dụng tuyển Nhân viên kế toán kiểm kê dựa trên những tiêu chí nào?
Từ quan điểm của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp, kỳ vọng với nhân viên kế toán kiểm kê không chỉ ở bằng cấp hay kinh nghiệm bao nhiêu năm, đã làm ở các doanh nghiệp quy mô bao nhiêu nhân viên... mà còn ở phẩm chất, tố chất của người đó. Những yêu cầu khác có thể không giống nhau nhưng các tiêu chuẩn chung thường là:
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên kế toán kiểm kê
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc