Cách viết CV xin việc Nhân viên phục vụ
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc nhân viên phục vụ
II. Mẫu CV xin việc nhân viên phục vụ
III. Cách viết CV xin việc nhân viên phục vụ
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên phục vụ
Cách viết CV xin việc nhân viên phục vụ
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc nhân viên phục vụ
Nhìn chung, CV xin việc nhân viên phục vụ chỉ cần đầy đủ thông tin cơ bản, giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng đã là đủ. Thế nhưng, giới thiệu mình thế nào cho thật ấn tượng và thuyết phục, cho thấy rằng bạn có thể đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, sự chăm chỉ, khả năng làm việc theo ca... lại là một câu hỏi không dễ tìm ra lời giải đáp.
Trước hết, bạn sẽ cần phải xác định được đâu là vấn đề trọng tâm, là thông tin quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý khi xét duyệt CV xin việc nhân viên phục vụ. Về cơ bản, thông tin không thể thiếu trong CV nhân viên phục vụ sẽ là kinh nghiệm và kỹ năng phục vụ, cam kết trung thực, gắn bó với công việc trong thời gian đủ lâu dài. Sẽ không có một nhà hàng, cửa hàng nào muốn nhân viên phục vụ của mình - dù làm thêm hay làm việc toàn thời gian chỉ được vài tháng đã nghỉ. Bạn có thể khéo léo lồng ghép các thông tin, từ khóa này vào phần kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp.
II. Mẫu CV xin việc nhân viên phục vụ
III. Cách viết CV xin việc nhân viên phục vụ
1. Thông tin cá nhân
Chức năng của phần này chỉ để nhà tuyển dụng biết họ tên, tuổi tác của ứng viên và cách thức liên hệ nếu muốn mời phỏng vấn. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian để viết nội dung trong phần thông tin cá nhân nhưng hãy chắc chắn đừng phạm bất cứ sai lầm nào nhé, nhất là lỗi chính tả hoặc sai, thiếu số điện thoại, sai địa chỉ email hay tệ hơn là sai tên và vị trí ứng tuyển.
Viết CV xin việc nhân viên phục vụ đơn giản
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Sẽ rất không hợp lý nếu một nhân viên phục vụ chỉ vừa đi làm lại viết về mục tiêu mở nhà hàng 5 sao trong tương lai trong CV xin việc hoặc viết rằng mình muốn làm nhà khoa học, nhà nghiên cứu... Dù cho đó là mục tiêu của bạn (vì việc làm nhân viên phục vụ có thể chỉ là việc làm thêm) thì hãy chú ý viết các kế hoạch ngắn hạn bạn muốn thực hiện.
Căn cứ vào mục tiêu của cá nhân bạn, hãy viết phần này trong CV xin việc nhân viên phục vụ thật chân thành nhưng hợp lý. Dù bạn nói rằng mình muốn có một công việc làm thêm ổn định, có thu nhập để trang trải học phí hay muốn trở thành trưởng ca, giám sát sau 2, 3 năm làm việc đều được.
Gợi ý:
- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc, cung cấp dịch vụ chất lượng theo quy trình, quy định của nhà hàng/cửa hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng;
- Rèn luyện khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, phát triển kỹ năng chăm sóc khách hàng.
- Được trở thành nhân viên chính thức sau 3 - 6 tháng làm part-time.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Kinh nghiệm
3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm
CV xin việc nhân viên phục vụ của một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong đúng vai trò ứng tuyển sẽ rất dễ viết, chủ yếu là vì không lo CV trống trải, thiếu thông tin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng vì bạn đã từng làm nhân viên phục vụ, hiểu rõ quy trình từ chào đón, tiếp nhận thông tin order đồ ăn, thức uống đến phối hợp nhịp nhàng với bộ phận bếp, thu ngân... Nhà tuyển dụng thường thích tuyển ứng viên có kinh nghiệm cho vị trí nhân viên phục vụ.
Bên cạnh đó, cũng có một "kiểu" kinh nghiệm khác đó là ứng viên chưa từng làm nhân viên phục vụ nhưng đã thử sức trong các vai trò khác như nhân viên bán hàng, telesales, chăm sóc khách hàng, thu ngân siêu thị... Lúc này, bạn hãy cân nhắc: Nếu có nhiều kinh nghiệm làm nhân viên phục vụ thì không cần đề cập tới kinh nghiệm khác; còn nếu không, có thể đưa kinh nghiệm trái ngành nhưng qua đó thể hiện rằng bạn có kỹ năng chuyển đổi, khả năng thích ứng nhanh, trung thực và chăm chỉ.
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng bạn đừng nên liệt kê quá 5 kinh nghiệm, bao gồm cả những kinh nghiệm quá ngắn (dưới 6 tháng), đồng thời cũng đừng viết những điều quá "đao to búa lớn" khi trình bày thành tích trong công việc.
Gợi ý: Tiệm trà sữa ABC, Nhân viên phục vụ part-time (2/2020 - nay)
- Pha chế và phục vụ trà sữa, đồ uống cho khách dùng tại quán và gửi các đơn online.
- Được quản lý khen thưởng sau 6 tháng làm việc nhờ đi làm chuyên cần, chưa bao giờ phải nhận feedback xấu của khách.
3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Trên thực tế, việc làm nhân viên phục vụ không quá kén người, không nhất định phải là người có kinh nghiệm mới có thể làm được. Bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp hay còn trên ghế nhà trường đều có thể ứng tuyển, do đó, nếu chưa có kinh nghiệm cũng đừng lo lắng - vẫn có cách để viết CV xin việc nhân viên phục vụ thật chuẩn. Chỉ cần có trải nghiệm đi thực tập hoặc tham gia một số sự kiện đơn giản ở trường, chẳng hạn như hỗ trợ cho câu lạc bộ, hội thảo,... Trong tình huống này, bạn cần viết đơn giản nhất và nhà tuyển dụng sẽ xem xét dựa trên kỹ năng, ngoại hình của bạn.
Gợi ý: Lễ tân trong các sự kiện của trường (kỷ niệm thành lập Đoàn, hoạt động của Hội Sinh viên) - 2018 - nay
- Hỗ trợ chuẩn bị set up hội trường, phòng họp, chào mừng và các công việc khác như tặng hoa, quà lưu niệm cho khách mời.
- Thoải mái khi tiếp xúc với nhiều người, có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thành thạo.
4. Học vấn
Học vấn, bằng cấp chính quy không phải yêu cầu quan trọng nhất của nhà tuyển dụng với nhân viên phục vụ. Ở các cửa hàng, nhà hàng nhỏ thì có thể sẽ tuyển nhân viên phục vụ tốt nghiệp THPT, tại nhà hàng lớn hay nhà hàng trong khách sạn, nhân viên phục vụ thường được yêu cầu có bằng trung cấp trở lên, tốt nhất là các chuyên ngành Du lịch, Nhà hàng - khách sạn,... Các vị trí part - time sẽ tuyển cả sinh viên đang đi học, tất cả các chuyên ngành.
Trong CV xin việc nhân viên phục vụ, phần học vấn cần được viết chính xác bằng cấp hiện tại của ứng viên. Nếu bạn là sinh viên, hãy viết rằng mình đang đi học.
Gợi ý: Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2019 - nay)
Sinh viên năm 2, chuyên ngành: Dịch vụ nhà hàng
5. Kỹ năng
Nghề nghiệp nhân viên phục vụ không thực sự yêu cầu vấn đề bằng cấp, ngược lại, công việc này vô cùng khắt khe về mặt kỹ năng. Nhân viên phục vụ là người theo sát khách hàng, để ý từng chi tiết nhằm cung cấp dịch vụ chu đáo, tận tình. Môi trường công việc đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe, cẩn thận trong phục vụ, khéo léo trong giao tiếp, thông minh trong đối đáp và xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.
Có thể nói, kỹ năng là phần quan trọng bậc nhất trong CV xin việc nhân viên phục vụ. Ứng viên nên bỏ ra nhiều thời gian, công sức để xem xét xem nên viết nội dung này như thế nào. Dù chỉ đưa vào CV 4 - 6 kỹ năng nhưng bạn phải đảm bảo rằng đó là kỹ năng bạn thành thạo, đồng thời cũng là kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Gợi ý:
- Kỹ năng sử dụng hệ thống POS.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực và giao tiếp hiệu quả.
- Kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng sắp xếp.
- Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm.
6. Sở thích
Sở thích là phần không mấy quan trọng khi viết CV xin việc nhân viên phục vụ, tuy nhiên, đôi khi nội dung phần này lại khá hữu ích trong việc khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm với bạn. Dù cho sở thích của bạn có đơn giản như xem phim, nghe nhạc, chơi game hay đi du lịch thì hãy cứ tự tin chia sẻ nhé.
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
7. Hoạt động
Cũng gần tương tự như sở thích, hoạt động là một phần "tự chọn" trong CV xin việc nhân viên phục vụ - bạn có thể viết hoặc là không, những lời khuyên là nên viết khi bạn tìm việc làm thêm, khi chưa có kinh nghiệm làm việc. Thể hiện khía cạnh năng động, tích cực, trẻ trung của bạn cũng phần nào giúp tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
8. Tham chiếu
Khi tuyển nhân viên phục vụ, nhà tuyển dụng không thường quan tâm đến tham chiếu thông tin và rất ít khi chủ động liên hệ để hỏi về ứng viên. Thực tế này giúp bạn thoải mái hơn khi viết CV xin việc và nếu có thể thì đưa 1 thông tin tham khảo vào CV cũng đã đủ.
Đối với 2 phần còn lại trong CV xin việc nhân viên phục vụ là chứng chỉ, giải thưởng thì bạn gần như có thể ẩn chúng khỏi CV. Nếu như có chứng chỉ pha chế, đầu bếp, chứng chỉ ngoại ngữ thì có thể là một điểm cộng nhưng trong hầu hết các tình huống, nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi đã có những thế mạnh trong lĩnh vực khác, tại sao bạn lại chọn công việc vốn không yêu cầu cao về trình độ và chuyên môn như thế này?
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên phục vụ
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu và cách đánh giá riêng đối với các ứng viên vị trí nhân viên phục vụ. Tuy vậy, vẫn có một số tiêu chuẩn tuyển dụng cơ bản, được áp dụng ở hầu hết mọi nơi như:
- Sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và chăm chỉ, chịu khó.
- Cẩn thận, có khả năng đa nhiệm.
- Yêu thích môi trường dịch vụ, có thể làm theo ca.
- Khéo ăn nói, hòa nhã và kiên nhẫn với khách hàng.
- Nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, có thể gắn bó lâu dài.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm được các lưu ý khi viết CV xin việc nhân viên phục vụ. Có rất nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng có yêu cầu CV xin việc viết tay, chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm về có nên dùng những mẫu CV xin việc viết tay hay không và viết sao cho đúng chuẩn. Các bạn Các bạn Truy cập ngay JobOKO.com để tham khảo nhiều mẫu thiết kế CV chuyên nghiệp để hoàn thiện nhé! JobOKO tin rằng bản CV của bạn sẽ thành công mở cánh cửa giúp bạn tiến tới vòng phỏng vấn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.