Cách viết CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

14/11/2020 07:30
Bạn có từng nghĩ rằng, tạo CV ứng tuyển cũng giống như thiết kế một ngôi nhà? Từ kinh nghiệm, kỹ năng đến trình độ học vấn, tất cả cần được "xây dựng" khéo léo để làm đáp ứng nhu cầu khách hàng - nhà tuyển dụng. Hãy để JOBOKO.com chứng minh cho bạn thấy qua cách viết CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc nội thất nhé!

Hầu hết sinh viên học kiến trúc hay khối ngành thiết kế nội thất đều mong muốn sau khi ra trường có thể tìm được công việc như ý trong các vai trò sáng tạo, nhiều triển vọng như nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất. Để ứng tuyển thành công, ngoài việc có bằng cấp chính quy, có kinh nghiệm thiết kế ở mức cơ bản và có portfolio ấn tượng, chắc chắn bạn cũng không thể thiếu CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất đẹp, chuẩn.

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

cach viet cv xin viec nhan vien thiet ke kien truc noi that

Để xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất cần viết CV thế nào?

I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

Nghề thiết kế cần nhất là sản phẩm cuối cùng và thiết kế kiến trúc - nội thất cũng vậy. Bạn sẽ không thể thuyết phục nhà tuyển dụng nếu chỉ khẳng định rằng mình có kỹ năng thiết kế xuất sắc nhưng không có các thiết kế nổi bật, đáng tự hào để chứng minh.

Trong CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất, thông tin bạn không thể không đề cập tới chắc chắn phải là các dự án thiết kế, công trình thiết kế tiêu biểu mà bạn đã từng tham gia hoặc hoàn thành độc lập. Bạn có thể gửi kèm đầy đủ, chi tiết hơn một chút (hình ảnh) qua portfolio nhưng trong CV vẫn cần nhắc đến ở phần kinh nghiệm để ít nhiều thể hiện rằng bạn hiểu điều nhà tuyển dụng tìm kiếm và có khả năng đáp ứng các kỳ vọng đó.

II. Mẫu CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

Vì là một nhà thiết kế nên nhân viên thiết kế kiến trúc nội thất đều thông thạo ít nhất một vài công cụ thiết kế và có con mắt nghệ thuật sắc sảo. Nếu bạn có thời gian và có phong cách riêng, tự tin với khả năng của mình, hãy tự thiết kế CV xin việc. Tuy nhiên, trong các trường hợp còn lại, sử dụng những mẫu CV online được tạo chuyên nghiệp cũng là một lựa chọn lý tưởng. Nguyên tắc khi chọn mẫu hoặc chia bố cục và thiết kế CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất là:

  • Hình thức đẹp, ấn tượng cả về bố cục và màu sắc.
  • Có phong cách riêng.
  • Có thể hơi phá cách, có hơi hướng nghệ thuật nhưng không quá đà. Ngoài ra, nếu bạn có ý tưởng về một bản CV độc đáo, việc tạo CV giống như một "công trình" kiến trúc nội thất cũng có thể được đánh giá cao.

III. Cách viết CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

1. Thông tin cá nhân

Ai cũng hiểu rằng, thông tin cá nhân là phần cơ bản nhất trong CV và chắc chắn rằng ứng viên nào cũng biết cách viết phần này. Dù bạn là nhà thiết kế, có phong cách nghệ thuật độc đáo thì đều không cần suy nghĩ sáng tạo ở nội dung này, tất cả có thể khiến CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất trở nên quá đà và thậm chí là dễ bị loại hơn. Sử dụng font chữ đồng nhất, dễ đọc và đừng phạm lỗi viết sai, lỗi chính tả khi viết chính thông tin cá nhân của mình bạn nhé.

Nếu có blog, Facebook hay Instagram với nhiều thiết kế cá nhân, chia sẻ về nghề thiết kế, các kiến trúc đẹp, nội thất mới mẻ, phá cách, bạn hãy dẫn link để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.

Cach viet CV xin viec nhan vien thiet ke kien truc noi that

Viết CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất hiệu quả

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Thường thì, những người làm thiết kế dễ bị nhận định là cá tính và cực kỳ khác biệt, không ai giống ai - sự đặc sắc, đa dạng trong các thiết kế cũng vì vậy mà được đảm bảo. Ngay cả với cách suy nghĩ về những gì muốn làm, mục tiêu nghề nghiệp, hướng phát triển... đều sẽ phụ thuộc vào mỗi người. Có người muốn trở thành nhà thiết kế nổi tiếng, tham gia nhiều cuộc thi, cũng có người muốn sau này chuyển sang kinh doanh hoặc hoàn toàn sang hướng nghệ thuật...

Dĩ nhiên, bạn không thể giải thích hay viết CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất những gì quá xa vời hoặc chung chung. Bạn cần rõ ràng về mục tiêu ngắn, trung và dài hạn, lựa chọn chia sẻ những gì bạn cho là phù hợp ở giai đoạn hiện tại.

Gợi ý:

  • Sáng tạo những thiết kế kiến trúc, nội thất đẹp, độc đáo, có một không hai, đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của khách hàng.
  • Tham gia các cuộc thi quốc tế và thiết kế.
  • Đóng góp vào hình ảnh thương hiệu của công ty, trở thành nhà thiết kế chủ lực.

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

3. Kinh nghiệm

3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc ở viện thiết kế, ở công ty kiến trúc, quy hoạch hay các công ty tư vấn và thiết kế nội thất của ứng viên sẽ là thông tin có tính thuyết phục nhiều nhất tới nhà tuyển dụng. Bạn đã đi làm ở môi trường thực tế, nghĩa là bạn biết được các công việc, nhiệm vụ cơ bản, cách nhận việc, lên ý tưởng và trực quan hóa thành thiết kế, cách đối diện với áp lực thời gian, các yêu cầu điều chỉnh...

Với kinh nghiệm sẵn có, ứng viên sẽ rất dễ viết trong CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất. Bạn liệt kê từ 3 - 5 kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên, theo thứ tự thời gian đảo ngược, bao gồm nơi làm việc, thời gian, vị trí, nhiệm vụ và các thành tích, dự án nổi bật.

Gợi ý: Công ty CP Thiết kế Kiến trúc ABK, Nhân viên thiết kế kiến trúc (5/2020 - nay)

  • Thiết kế độc lập và hợp tác trong các dự án thiết kế kiến trúc khu căn hộ, trung tâm thương mại.
  • Các dự án thiết kế nổi bật: [tên dự án]; khen thưởng nhân viên tiềm năng (2020).
Cach viet CV xin viec nhan vien thiet ke kien truc noi that
Nên đề cập kinh nghiệm trong CV xin việc Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất như thế nào?

3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Các bạn ứng viên trẻ vừa ra trường hoặc những người là người mới chuyển từ nghề khác sang học thiết kế thường lo lắng rằng phải làm sao để viết CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất. Liệu nhà tuyển dụng có loại ngay CV khi thấy phần này toàn là trải nghiệm làm thêm, thực tập, freelance hoặc đơn giản là đồ án thiết kế tốt nghiệp? Câu trả lời là không. Chỉ cần bạn vẫn liên tục thực hành, có thiết kế mẫu để nhà tuyển dụng xét duyệt thì các kinh nghiệm ít ỏi, không phải toàn thời gian cũng sẽ có giá trị.

Nếu như bao gồm cả kinh nghiệm đi làm thêm ngành không liên quan như phục vụ bàn, gia sư thì bạn nên hạn chế chỉ trong khoảng 2 - 3 thông tin. Lúc này, thay vì "chém gió" về các thành tích ảo, bạn hãy trung thực để viết về những kỹ năng, kiến thức bạn đã học được.

Gợi ý: Công ty TNHH Thiết kế APC, Thực tập sinh thiết kế nội thất (1/2021 - 6/2021)

  • Làm một số nhiệm vụ hỗ trợ thiết kế nội thất theo yêu cầu của người giám sát, hoàn thành 2 thiết kế nhỏ theo đơn hàng cá nhân.
  • Thành thục kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế SketchUp và AutoCAD, hiểu quy trình thiết kế, bàn giao trong môi trường làm việc thực tế.

4. Học vấn

Nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ yêu cầu với học vấn của ứng viên ngay trong mô tả công việc và thường thì các bạn có bằng đại học ngành kiến trúc, thiết kế nội thất sẽ có nhiều cơ hội nhất. Tuy nhiên, những ai theo học các khối mỹ thuật công nghiệp mà có năng lực, chủ động mày mò, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề... đều sẽ được chấp nhận và cân nhắc.

Trong CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất, ngoài việc viết chính xác thông tin về bằng cấp, niên khóa, bạn hãy lưu ý rằng giả sử bạn chuyển trường, học chương trình đào tạo 2 năm rồi thi đại học 5 năm,... bạn cần viết đầy đủ vào CV để nhà tuyển dụng thấy được nỗ lực của mình nhé.

Gợi ý: Đại học Xây dựng Hà Nội (2015 - 2020)

  • Ngành: Kiến trúc, chuyên ngành Kiến trúc nội thất
  • Xếp loại: Giỏi, GPA (điểm trung bình học tập): 3.48.
Cach viet CV xin viec nhan vien thiet ke kien truc noi that
Để dễ dàng trúng tuyển, Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất cần có học vấn tốt

5. Kỹ năng

Bạn đã hoặc sắp trở thành nhân viên thiết kế kiến trúc nội thất nhưng liệu bạn có thực sự biết rằng vai trò này cần kỹ năng gì? Bạn đã có kỹ năng nào hay chỉ lặp lại những gì nhà tuyển dụng liệt kê trong tin đăng tuyển? Nếu như vậy, bạn sẽ rất khó được mời phỏng vấn.

Dĩ nhiên, vị trí này sẽ cần có kỹ năng mềm để trao đổi, trình bày ý tưởng, tư vấn thiết kế nhưng nhìn chung, các kỹ năng chuyên môn vẫn quan trọng hơn. Bạn nên viết CV xin việc nhân viên tư vấn - thiết kế nội thất với phần kỹ năng gồm 4 - 6 kỹ năng chính bạn có và bạn cho là nhà tuyển dụng sẽ cần ở ứng viên.

Gợi ý:

  • Kỹ năng thiết kế kiến trúc - nội thất.
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm SketchUP, 3D MAX, AutoCad.
  • Kỹ năng vẽ công nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng tư vấn, giải thích, đàm phán.

6. Chứng chỉ

Dù bạn có bằng cấp chính quy như thế nào, chứng chỉ vẫn khá quan trọng nếu bạn muốn ứng tuyển nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất, đặc biệt là xin vào các công ty lớn. Trường hợp bạn có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ thiết kế nội thất, kiến trúc nội thất..., chắc chắn bạn phải viết vào CV vì chúng có tác động tích cực tới đánh giá chung của nhà tuyển dụng về bạn.

Nếu chưa học và thi chứng chỉ, bạn nên cân nhắc dành thời gian theo học. Với sự đầu tư thời gian, công sức, bạn vừa có thể nâng cao năng lực, phát triển bản thân lại dễ xin việc hơn.

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

7. Giải thưởng

Việc sở hữu một vài giải thưởng trong lĩnh vực thiết kế là một sự ghi nhận với tài năng của bạn. Đừng ngại "khoe" với nhà tuyển dụng khi bạn có giải thưởng và đương nhiên, bạn nên ẩn khỏi CV xin việc nếu bạn chưa có bất kỳ thành tích dự thi nào.

8. Sở thích

Bạn thích ký họa hay thích đi du lịch? Bạn thích chơi game hay chơi thể thao? Sở thích có thể không thực sự liên quan đến nghệ thuật nhưng miễn là nó tích cực thì việc được "xuất hiện" 2 - 4 sở thích lành mạnh trong CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất là một quyết định thông minh. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá tính cách của bạn, xem bạn là người hướng ngoại hay hướng nội, yêu thích thiết kế hay không, có các thói quen, trải nghiệm tốt cho công việc hay không.

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

Tham chiếu thông tin, tưởng như không mấy quan trọng nhưng vẫn là phần không thể thiếu trong CV. Một bản CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất nên có thông tin tham chiếu từ giảng viên hoặc/và sếp cũ của bạn như người giám sát, trưởng nhóm hay giám đốc sáng tạo.

Cach viet CV xin viec nhan vien thiet ke kien truc noi that
Mục tham chiếu trong CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc nội thất cũng rất quan trọng

Trong khi đó, với phần hoạt động, bạn có thể làm rõ hơn thói quen, tính cách của mình và cả những đóng góp thực tế cho lớp, trường, khoa hoặc cộng đồng. Dù là đi thiện nguyện, tình nguyện, hiến máu, làm tình nguyện viên các dự án thiết kế, xây nhà ở cho đồng bào vùng lũ... Nhà tuyển dụng sẽ thấy được cả cái tâm và sự nhiệt huyết của bạn.

Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất

Khi tìm kiếm nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ mong muốn nhận CV xin việc từ các ứng viên tài năng. Với sự tinh tế, độc đáo và năng lực thiết kế, ứng viên sẽ được kỳ vọng gia tăng sức cạnh tranh, tạo nên sự đa dạng và khác biệt cho công ty. Không có tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn ứng viên vì nó tùy thuộc vào công ty khác nhau, quy mô, đối tượng khách hàng mục tiêu nhưng nhìn chung, các yêu cầu cơ bản là:

  • Tinh tế, có mắt nghệ thuật.
  • Nắm bắt được xu hướng thiết kế, thị hiếu của khách hàng, công chúng.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý tới chi tiết và có tầm nhìn.
  • Khả năng quản lý thời gian tốt, đáp ứng các yêu cầu về thời hạn (deadline).
  • Chịu được áp lực cạnh tranh, không ngừng đổi mới.


Mặc dù viết CV chỉ là bước đầu tiên trong quy trình ứng tuyển nhưng không thể phủ nhận, có CV chất lượng, có tính thẩm mỹ thì bạn đã tiến gần hơn tới cơ hội phỏng vấn và nhận việc. Cách viết CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc - nội thất mà JOBOKO vừa chia sẻ liệu có hữu ích với bạn?

tin mới

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường công nghiệp và quan tâm đến quy trình sản xuất sản phẩm, thì vị trí nhân viên quản lý sản xuất có thể là một sự lựa chọn phù hợp.

15/04/2024 19:24

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Dù bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến đâu, một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội việc làm. JobOKO đã khảo sát và tìm ra 10 lỗi phổ biến khi ứng viên viết CV. Bạn hãy đọc ngay để tránh những sai lầm này!

08/04/2024 20:14

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Ngân hàng được xem là một trong những môi trường làm việc lý tưởng nhất cho các bạn học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc làm nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu qua nội dung trong bài viết này nhé.

04/04/2024 09:30

Các vị trí trong ngân hàng, việc làm nào lương cao nhất?

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Việc làm ngân hàng luôn được đánh giá là rất hot với môi trường làm việc tốt, nhiều chế độ phúc lợi như lương, thưởng cực cao. Tuy nhiên, để có thể "chen chân" vào ngân hàng thì tất cả các bạn đều sẽ được yêu cầu có trình độ chuyên môn, bằng cấp từ cao đẳng trở lên và đặc biệt là phải trả qua kỳ thực tập ngân hàng.

03/04/2024 11:30

Thực tập ngân hàng có các vị trí nào? những thông tin cần biết khi ứng tuyển

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Lời chào trong email có sức ảnh hưởng lớn đến ấn tượng ban đầu của người nhận. Một lời chào chuyên nghiệp và lịch sự có thể tạo ra ấn tượng tốt, trong khi những câu chào không phù hợp có thể làm mất điểm. Cùng JobOKO khám phá cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn để gửi email hiệu quả hơn nhé!

02/04/2024 14:30

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Ngành quản trị du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hướng ngoại, giỏi giao tiếp và lập kế hoạch. Có rất nhiều vị trí việc làm ngành quản trị du lịch mà bạn có thể theo đuổi nếu thực sự yêu thích lĩnh vực dịch vụ.

19/03/2024 11:30

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Shipper còn có thể gọi là nhân viên giao hàng hay nhân viên giao nhận. Đây là ngành nghề lao động phổ thông không yêu cầu bằng cấp nên bất cứ ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, muốn đảm nhận tốt công việc này cũng cần những kinh nghiệm, bí quyết ngành nghề riêng.

24/02/2023 08:30

Kinh nghiệm làm shipper, giao hàng

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Có nên làm nhân viên kinh doanh ô tô không? Lương nhân viên kinh doanh ô tô là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đề ra đặc biệt là những người đang có nhu cầu tìm kiếm và bắt đầu một công việc mới.

16/02/2023 06:18

Lương của nhân viên kinh doanh ô tô cao không?

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

Nhắc đến kỹ năng giao tiếp, rất nhiều người trong chúng ta đều cảm thấy "đã biết" và thậm chí còn khó chịu vì tại sao ai cũng nhấn mạnh rằng cần phát triển kỹ năng này. Thực tế, nếu biết cách phát triển kỹ năng giao tiếp, sự nghiệp của bạn có thể rực rỡ, thành công hơn rất nhiều.

15/02/2023 20:30

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo giúp phát triển sự nghiệp

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?

Để mỗi phòng của khách sạn được thơm tho, sạch sẽ và ngăn nắp cần có sự miệt mài làm việc của bộ phận nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng của những nhân viên buồng phòng với những nỗi khổ nghề nghiệp riêng nhưng đâu phải ai cũng có thể hiểu.

14/02/2023 16:30

​​Nhân viên buồng phòng là làm gì? lương cao không?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.