Cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Chỉ riêng việc viết CV xin việc bằng tiếng Anh cũng đã ít nhiều có những khác biệt với CV xin việc tiếng Việt thông thường. Trong các vai trò cụ thể, bạn cũng sẽ cần biết cách điều chỉnh để nội dung CV không phải kiểu thông tin chung chung có thể gửi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào. Trước khi chính thức bắt tay vào tạo CV xin việc tiếng Anh, ngoài việc thành thạo ngoại ngữ này, bạn sẽ cần tìm hiểu để xác định các thông tin sẽ đề cập tới trong CV.
MỤC LỤC:
I. Khi nào cần viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
II. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh
III. Mẫu CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh
IV. Cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
V. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên CSKH
Sử dụng CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh khi nào?
I. Khi nào cần viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
Rõ ràng, không phải lúc nào tìm việc làm chăm sóc khách hàng (CSKH) bạn cũng sẽ cần chuẩn bị CV xin việc tiếng Anh, nhất là khi làm trong công ty, doanh nghiệp mà đối tượng khách hàng hướng đến là người Việt. Hơn nữa, công việc CSKH vốn không phải vị trí yêu cầu quá cao về trình độ hay bằng cấp mà cần kỹ năng tư vấn, CSKH và giao tiếp tốt, việc bạn lạm dụng, thể hiện ngoại ngữ khi không cần thiết có thể khiến bạn đánh mất cơ hội.
Về cơ bản, bạn nên viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh trong trường hợp sau:
- Ứng tuyển vào công ty Việt Nam nhưng đối tượng khách là người nước ngoài.
- Ứng tuyển vào công ty, tập đoàn quốc tế, đa quốc gia.
- Nhà tuyển dụng ghi rõ yêu cầu gửi CV xin việc bằng tiếng Anh.
II. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh
Thực tế nội dung CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh không khác gì so với CV xin việc CSKH tiếng Việt, chỉ là ngôn ngữ khác nhau nên cách diễn đạt, điều chỉnh câu chữ cũng không giống nhau. Bạn không cần quá lo lắng, thay vào đó, hãy tự mình nghiên cứu và xác định xem liệu trong CV thì đâu là yếu tố nhà tuyển dụng coi trọng nhất và bạn có thể làm nổi bật thông tin đó bằng cách nào.
Thông tin cần thiết, nhất định phải có trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh sẽ là sự kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề. Ở các phần trong CV, bạn nên cân nhắc làm sao để làm nổi bật, nhấn mạnh rằng bạn sở hữu những phẩm chất, kỹ năng hàng đầu mà một nhân viên CSKH cần có.
III. Mẫu CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh
Việc lựa chọn mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào việc bạn có nhiều hay có ít kinh nghiệm (thậm chí là hoàn toàn chưa có kinh nghiệm). Nguyên tắc chung là nếu bạn dày dặn kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể dễ dàng chọn các mẫu CV theo phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng (tránh các mẫu cứng nhắc). Trong khi đó, ở các trường hợp còn lại thì mẫu CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh đơn giản, bố cục rõ ràng sẽ phù hợp hơn.
IV. Cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh
1. Basic Information/Contact (Thông tin cá nhân)
Cũng tương tự như bất kỹ CV xin việc nào khác, CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh cũng cần có phần Basic Information để ứng viên tự giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về bản thân với nhà tuyển dụng. Fullname (họ và tên) của bạn cần được viết hoa, không dấu và chức danh/ vị trí bạn ứng tuyển cũng vậy. Ở phần này, bạn nên xem lại JD của nhà tuyển dụng để xem họ gọi chức danh đang tuyển là gì. Giả sử, nhà tuyển dụng tuyển Sales Staff thì bạn chắc chắn không nên ghi Sales Representative.
Các thông tin về Phone number (số điện thoại), Email và Address (địa chỉ) bạn đều nên viết chính xác để nhà tuyển dụng tiện liên lạc.
Nên viết thông tin cá nhân thế nào trong CV xin việc?
2. Target/ Summary (Mục tiêu nghề nghiệp)
Không cần quá dài hay quá phức tạp nhưng phần Target hay còn gọi là Summary trong các mẫu CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể biết được mong muốn, kỳ vọng, nguyện vọng và mục tiêu của bạn trong vai trò mới.
Tốt nhất, bạn hãy cân nhắc viết phần này theo gạch đầu dòng. Những mục tiêu có vẻ phù hợp với vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng có thể là nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, hỗ trợ và tư vấn cho nhiều khách hàng, phát triển bộ kỹ năng CSKH, mở rộng tệp khách hàng cho công ty, thăng tiến, tăng lương,... Bạn cùng đừng quên khéo léo khoe luôn kinh nghiệm, kỹ năng ở phần này nhé.
Gợi ý:
- Customer Service Representative with over 5 years of experience in a call center setting, including sales, tech support, and customer care. Aiming to use my proven skills to effectively fill the managerial role in your company.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Education (Học vấn)
Có một thực tế là những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tiếng Anh thành thạo thì thường có bằng cấp từ trung cấp hoặc cao đẳng trở lên (đa phần là từ cao đẳng). Nhà tuyển dụng tuyển nhân sự lĩnh vực chăm sóc khách hàng yêu cầu tiếng Anh thành thạo sẽ ghi rõ ứng viên cần đáp ứng tiêu chí nào về bằng cấp, học vấn.
Về phần ứng viên, chỉ cần điền chính xác thông tin vào mẫu CV tiếng Anh có sẵn (vì chắc chắn bạn không thể nói dối hay nói quá lên ở phần này). Lưu ý quan trọng là phần học vấn thường chỉ có vỏn vẹn 3 thông tin như sau:
- School's name: Tên trường bằng tiếng Anh kèm theo niên khóa.
- Major: Ngành học, chuyên ngành (nhớ tra cứu để chắc chắn tên ngành học của bạn trong tiếng Anh nhé).
- GPA (điểm trung bình học tập): Có thể ghi vào CV hoặc không (nếu điểm thấp hoặc ở mức trung bình thì có thể bỏ qua GPA).
Gợi ý: ABC University (2016 - 2020)
- Major: Marketing.
- Graduated with Excellent.
4. Experience (Kinh nghiệm)
Trong công việc chăm sóc khách hàng nói riêng và hầu hết các vị trí, nghề nghiệp khác nói chung thì kinh nghiệm, trải nghiệm luôn đóng vai trò quan trọng. Về cơ bản, hầu hết nhà tuyển dụng đều muốn tuyển ứng viên đã có kinh nghiệm, dù chỉ là thực tập trong vòng vài tháng.
4.1. Ứng viên vị trí chăm sóc khách hàng đã có kinh nghiệm
Không nhất thiết phải là kinh nghiệm trong đúng vai trò nhân viên chăm sóc khách hàng mà kinh nghiệm ở những vị trí khác như nhân viên kinh doanh, telesales, tư vấn viên,... đều sẽ giúp bạn có kỹ năng chuyển đổi và giúp nhà tuyển dụng thêm tin tưởng rằng bạn có khả năng hoàn thành tốt các công việc chăm sóc khách hàng.
Khi đã có kinh nghiệm, viết nội dung này trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh không khó. Bạn chỉ cần nhớ một số mẹo đơn giản như sau:
- Liệt kê từ 3 - 5 kinh nghiệm liên quan.
- Mỗi kinh nghiệm đều bao gồm vị trí, tên công ty, thời gian làm việc, viết ngắn gọn về nhiệm vụ và nhấn mạnh vào những gì bạn đã học được, đạt được trong quá trình đó (thành tích). Chú ý khi nói về thành tích, bạn nên kèm với số liệu để chứng minh - chẳng hạn như tăng đánh giá tích cực của khách hàng lên 7% mỗi tháng trong vòng 3 tháng liên tiếp hoặc phát triển kỹ năng tư vấn, giao tiếp, lắng nghe tích cực và giải quyết vấn đề.
Gợi ý: ABC Joint Stock Company, Customer Service Representative (10/2020-Present)
- Handle 100+ calls daily, with duties including signing up new customers, canceling services, retrieving customer data, presenting relevant product information.
- Received an average 90% customer satisfaction rating to date, 10% higher than company average.
Cách viết CV xin việc cho ứng viên có và chưa có kinh nghiệm
4.2. Ứng viên chưa có kinh nghiệm
Chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng hay các nghề nghiệp liên quan, vậy bạn đã từng đi thực tập hay làm thêm, làm cộng tác viên hay chưa? Nếu có rồi thì bạn có thể viết vào CV xin việc CSKH bằng tiếng Anh từ 1 - 2 trải nghiệm. Đối với ứng viên vừa tốt nghiệp, nhà tuyển dụng có thể hiểu được lý do nếu bạn chưa có kinh nghiệm nên đừng quá lo lắng hoặc nghĩ tới nói dối ở phần này.
Điều quan trọng sẽ là bạn phải làm sao để nhấn mạnh mình đã rèn luyện, tích lũy được các kỹ năng gì qua các công việc làm trong thời gian ngắn như vậy. Nếu có thể, hãy nhấn mạnh vào các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, xử lý tình huống và làm việc dưới áp lực.
5. Skills (Kỹ năng)
Bên cạnh các kỹ năng cơ bản, chung chung mà gần như mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh nào cũng có sẵn như English (4 kỹ năng Reading, Speaking, Listening và Writing) hay Microsoft Office, Communication để bạn chọn mức độ thành thạo thì ứng viên vị trí chăm sóc khách hàng nên liệt kê thêm một vài "kỹ năng tủ" khác của mình. Bạn có thể chọn đưa thông tin vào phần này trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh dựa trên các tiêu chí: Bạn tự tin nhất, thành thạo nhất kỹ năng nào? Với nghề CSKH, với cương vị nhà tuyển dụng thì kỹ năng đó có phải là thiết yếu hay không.
Sau đó, bạn có thể bắt tay vào liệt kê 4 - 6 kỹ năng cần thiết nhất đối với công việc chăm sóc khách hàng, theo thứ tự ưu tiên.
Gợi ý:
- Customer retention, customer satisfaction. .
- Problem-solving.
- Detail-oriented.
- Empathetic and courteous.
6. Hobbies/Interests (Sở thích)
Đây là phần không bắt buộc trong CV nhưng với các công việc cần giao tiếp, tương tác với nhiều người như chăm sóc khách hàng, tính cách có tự tin, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và kiên nhẫn hay không là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn tìm hiểu thêm về tính cách của ứng viên ngay từ khi chọn lọc CV nhận được và phần sở thích giúp họ hình dung rõ hơn về mỗi ứng viên.
Không có quy định về việc bạn nên có hobbies như thế nào nhưng dù bạn có thích những hoạt động gì đi chăng nữa thì khi viết vào CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh bạn có thể thử cân nhắc: Sở thích đó có thể hiện hoàn hảo cho phong cách, cá tính của bạn hay không? Có giúp bạn nhanh chóng hòa đồng, thích nghi, thể hiện được kỹ năng gì mà nhà tuyển dụng quan tâm hay không.
Gợi ý:
- Volunteering at a charity center.
- Public speaking.
- Learning English and Japanese.
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Mục sở thích trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh nên viết gì?
7. Activities (Hoạt động)
Hoạt động cũng có thể là một phần "tự chọn" trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh của bạn. Nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng ứng viên là người hướng ngoại, năng động và nhiệt tình - lúc này các activities bạn tham gia ở trường, trong cộng đồng hay các công ty cũ sẽ được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, đặc thù công việc chăm sóc khách hàng là người hướng nội cũng có thể làm tốt nếu kiên nhẫn, đáng tin cậy, giỏi lắng nghe.
Vì thế, lời khuyên của JobOKO ở đây là bạn có thể đề cập tới khoảng 2, 3 hoạt động nổi bật nhất của mình (nếu có), còn ngược lại thì có thể ẩn phần này khỏi CV vì không ảnh hưởng quá nhiều tới kết quả ứng tuyển. Các hoạt động nên thiên về tình nguyện, hỗ trợ, tổ chức các sự kiện ở trường hoặc sự kiện cộng đồng vì qua đó, bạn sẽ có được các kỹ năng chuyển đổi cần cho công việc CSKH.
8. Reference (Tham chiếu)
Nguyên tắc viết phần tham chiếu thông tin/ người tham chiếu trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh không có gì khác so với CV của các nghề nghiệp, vị trí khác. Bạn chỉ cần liệt kê 1 - 2 thông tin người liên hệ là giảng viên, giáo viên của bạn ở trong trường và/ hoặc người quản lý, giám sát trực tiếp ở công việc trước đây. Họ tên, chức danh, số điện thoại và email của họ là đủ. Bạn cùng đừng quên xin phép trước khi giới thiệu thông tin của người tham chiếu vào CV nhé.
9. Certificate (Chứng chỉ)
Phần chứng chỉ chỉ được ghi khi bạn đã học và thi, nhận được các chứng chỉ (và hiện tại còn thời hạn). Với vai trò chăm sóc khách hàng tiếng Anh thì chứng chỉ phù hợp có thể là chứng chỉ ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm. Bạn có thể giới thiệu 1 - 3 chứng chỉ nếu có, còn ngược lại hãy ẩn khỏi CV để không bị trống.
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
10. Award (Giải thưởng)
Bạn đã bao giờ giành được giải thưởng nhân viên xuất sắc? Bạn thể hiện khả năng lãnh đạo hay dẫn dắt, tổ chức sự kiện, nói trước đám đông khi tham gia các sự kiện và cuộc thi ở trường đại học? Vậy thì khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh, đừng ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng nhé.
Gợi ý:
- Employee of the Year 2020.
Nhà tuyển dụng tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng dựa trên những yếu tố nào?
V. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên CSKH
Trong mô tả công việc, nhà tuyển dụng có thể không viết rõ tất cả các yêu cầu của họ cho vị trí chăm sóc khách hàng. Dù vậy, khi lọc CV cũng như phỏng vấn để đánh giá ứng viên, bộ tiêu chuẩn của họ sẽ chi tiết hơn rất nhiều. Một số tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng cơ bản nhất sẽ gồm có:
- Giao tiếp thành thạo tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe nói (vì vai trò tuyển dụng là chăm sóc khách hàng tiếng Anh).
- Kỹ năng mềm: Giao tiếp (trực tiếp và qua điện thoại, email, chatbox), lắng nghe tích cực, CSKH và tư vấn.
- Kỹ năng bán hàng, chốt đơn.
- Chăm chỉ, kiên nhẫn, khả năng giữ bình tĩnh, đồng cảm và thấu hiểu.
- Phân tích tình huống và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Phản ứng nhanh, tránh xung đột.
Những tip và hướng dẫn cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh mà JobOKO chia sẻ trên đây chắc chắn có thể giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn, tạo CV nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất để chinh phục nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.