Cách viết đơn xin nghỉ thử việc có phần khác với đơn xin nghỉ việc thông thường và bạn cần hiểu được sự khác biệt này. Trong khi đó, về bố cục của đơn xin nghỉ thử việc thì có nhiều phần tương tự. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về cách viết đơn xin nghỉ thử việc, các mẫu đơn có sẵn có thể sử dụng ngay lập tức bằng cách theo dõi nội dung được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.
Đơn xin nghỉ thử việc viết thế nào mới chuẩn?
Bạn có thể thắc mắc rằng vì sao xin nghỉ thử việc thôi mà cũng cần phải viết đơn? Liệu có thực sự cần thiết hay không khi mà thậm chí ở nhiều công ty còn không ký hợp đồng thử việc với bạn (hoặc chưa kịp ký, vì bạn vừa thử việc một vài ngày đã muốn nghỉ)?
Đáp án cho câu hỏi này rất đơn giản như sau: Khi bạn ứng tuyển, bạn có gửi CV và tham gia phỏng vấn, phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác mới có cơ hội thử việc, vậy thì khi xin nghỉ tại sao lại không "chính thức" qua một lá đơn trình bày rõ ràng lý do? Hơn nữa, nhà tuyển dụng tin tưởng và lựa chọn bạn, đang hướng dẫn và đào tạo, thử sức bạn trước khi quyết định hợp tác lâu dài, nếu bạn không muốn tiếp tục thì chắc chắn nên thông báo để họ có phương án dự phòng, lựa chọn người mới cũng như tính toán thời gian bàn giao công việc dang dở cũng như máy móc, thiết bị phục vụ công việc.
Không chỉ vậy, việc gửi đơn xin nghỉ thử việc cũng giúp bạn thể hiện sự tôn trọng, trân trọng với cơ hội việc làm và ngay cả đến khi rời đi vẫn chuyên nghiệp, rõ ràng, không làm tốn thời gian của cả 2 bên. Suy nghĩ và cách xử lý như vậy chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao dù bạn quyết định không hợp tác với họ ở thời điểm hiện tại.
Có nhiều lý do để một người quyết định tiếp tục thử việc, nhận việc làm chính thức hoặc xin nghỉ. Dù nguyên nhân của bạn là gì thì hãy cân nhắc kỹ vì rõ ràng bạn đã tốn nhiều thời gian, công sức và hy vọng mới có thể giành được cơ hội thử việc, nếu chỉ vì một vài điều không đáng mà ngay lập tức xin nghỉ thì sẽ rất lãng phí cơ hội. Nhìn chung, bạn nên gửi đơn xin nghỉ thử việc trong các trường hợp sau (còn với những lý do khác thì nên suy nghĩ thêm nhé):
Bạn chưa tìm hiểu kỹ về những đánh giá review công ty mà đã ứng tuyển hoặc khi vào làm rồi mới phát hiện ra môi trường độc hại, thiếu chuyên nghiệp thì có thể cân nhắc xin nghỉ. Suy cho cùng, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần đều lành mạnh thì bạn mới có thể nỗ lực xây dựng sự nghiệp cho mình về lâu dài.
Thông thường, JD của nhà tuyển dụng chỉ liệt kê những công việc chính mà không phải tất cả, do đó việc có chênh lệch khi làm thực tế vẫn luôn có. Bên cạnh đó, trong thời gian thử việc thì đôi khi công ty cũng muốn thử sức bạn đối với khả năng gánh vác, làm việc dưới áp lực,... hoặc thậm chí là giao nhiệm vụ đơn giản lặp đi lặp lại để thử lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu mọi thứ đi quá và bạn cảm thấy không thể cố gắng thêm được nữa thì cũng có thể gửi đơn xin nghỉ thử việc.
Nhà tuyển dụng không thích lý do này, chắc chắn rồi - nhưng với nhân viên thử việc thì đây lại là một lý do khá phổ biến. Họ cùng lúc ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau và cơ hội việc làm họ thích nhất, mong muốn nhất lại đến chậm, sau khi đã chấp nhận thử việc. Khi nhận được thư mời thử việc ở công ty có mức lương cao hơn, quy mô lớn hơn, danh tiếng tốt, thương hiệu mạnh thì có thể cân nhắc để nghỉ. Dĩ nhiên, bạn nên tránh đề cập tới lý do này trong đơn xin nghỉ thử việc.
Nên viết đơn xin nghỉ thử việc trong những trường hợp nào?
Cũng có những trường hợp, vấn đề không phải ở bạn cũng không phải ở công ty, chỉ đơn giản là không phù hợp. Bạn không thích nghi được với đồng nghiệp mới, cảm thấy đi làm quá áp lực và đã thử kiên trì nhưng vẫn không được thì có thể xin nghỉ.
Đơn xin nghỉ thử việc cần phải có đầy đủ các phần như sau:
Khi sử dụng các mẫu đơn xin nghỉ thử việc có sẵn thì bạn chỉ cần điền nội dung vào các phần trên hoặc tự thiết kế đơn xin nghỉ thì cũng cần căn chỉnh và đề cập tới tất cả các phần. Giới hạn của đơn xin nghỉ thử việc chỉ nên gói gọn trong 1 trang.
Nói đến cách viết đơn xin nghỉ thử việc thực chất là cách thông báo và trình bày lý do vì sao bạn muốn dừng hợp đồng thử việc. Như đã đề cập ở phần trước, bạn có thể có nhiều lý do cá nhân để xin nghỉ nhưng không phải mọi nguyên nhân đều thích hợp để viết vào đơn. Dù không muốn tiếp tục hợp tác thì vẫn không nên tạo xích mích không đáng có hoặc viết những lý do không lịch sự, thiếu chuyên nghiệp.
Khi viết lý do xin nghỉ việc, bạn có thể nói chung chung là vì lý do cá nhân, vì cảm thấy không thực sự phù hợp thay vì nói rằng mình tìm được công việc tốt hơn hoặc chỉ trích môi trường làm việc ở công ty hay một cá nhân nào đó. Bên cạnh đó, lưu ý là bạn chỉ nên viết lý do thôi, không nên giải thích dài dòng gì thêm vì không thực sự cần thiết.
Cho dù lý do bạn xin nghỉ thử việc là gì thì rõ ràng việc chủ động xin nghỉ trong thời gian thử việc cũng đã làm mất thời gian, công sức của cả bạn và công ty. Một lời cảm ơn và xin lỗi chân thành, bày tỏ lòng biết ơn vì đã được trao cơ hội thử việc, đồng thời xin lỗi và thấy rất tiếc khi không thể tiếp tục vừa thể hiện thái độ lịch sự của bạn cũng vừa cho thấy thiện ý của bạn và có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu, thông cảm cho quyết định của bạn.
Ở thời điểm hiện tại bạn có thể cảm thấy mình không phù hợp với công việc hoặc không thể thích nghi nhưng biết đâu trong tương lai, khi bạn đã nâng cao trình độ, có kinh nghiệm lại muốn ứng tuyển vào công ty hay giữ liên hệ với nhà tuyển dụng? Trường hợp khác là quan hệ đối tác làm ăn,...Do đó, trong đơn xin nghỉ thử việc, bạn có thể viết rằng mình rất tiếc và mong rằng có cơ hội hợp tác về lâu dài.
Sử dụng các mẫu đơn xin nghỉ thử việc kết hợp với cách viết đơn xin nghỉ thử việc ở trên, bạn có thể ngay lập tức hoàn thành tài liệu này trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo cả hình thức, bố cục và nội dung đều chuẩn chỉnh.
Đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc chuẩn
Xin nghỉ thử việc là một quyết định cần xử lý bằng nhiều quy trình, nhất là khi bạn thử việc có lương. Nếu xử lý không tốt thì bạn có thể gặp rắc rối và khó lấy lại tiền lương, công sức của bạn. Khi gửi đơn xin nghỉ thử việc bạn cần phải chú ý tới các yếu tố như sau:
Cách viết đơn xin nghỉ thử việc mà JobOKO chia sẻ rất dễ áp dụng. Bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể hoàn thành và gửi đi rồi. Đừng quên kiểm tra lại để tránh có lỗi trong đơn nhé.
MỤC LỤC:
I. Vì sao xin nghỉ thử việc cần phải viết đơn?
II. Khi nào thì nên xin nghỉ thử việc?
III. Cách viết đơn xin nghỉ thử việc
IV. Mẫu đơn xin nghỉ thử việc
V. Lưu ý khi gửi đơn xin nghỉ thử việc
Đọc thêm: Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?
Đọc thêm: Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu
Tải mẫu đơn xin nghỉ thử việc tại đây
Tải ngay