Cách xốc lại tinh thần sau khi bị giáng chức

23/12/2019 16:01
Có những vết đen trong sự nghiệp mà chẳng ai muốn trải qua, đó là bị sa thải hoặc giáng chức. Nghe có vẻ vô lý nhưng việc bị giáng chức còn làm sa sút tinh thần hơn là phải thôi việc. Nghỉ việc bạn sẽ bắt đầu lại mọi thứ với một khởi đầu mới, với một số người đó không phải điều gì quá nghiêm trọng. Giáng chức thì khác, bạn vẫn làm việc trong môi trường đó nhưng với một vị trí thấp hơn. Điều quan trọng lúc này là cần xốc lại tinh thần làm việc sau những chuyện không may xảy ra.

Giáng chức là điều một số nhân viên gặp phải, ngoài nguyên nhân lỗi lầm ở bản thân người đó thì còn nguyên nhân khách quan là công ty giảm biên chế do tình hình kinh tế bất ổn. Nhưng sau tất cả, bạn vẫn giữ được công việc mình yêu thích, không phải sao? Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người nảy sinh suy nghĩ nên tìm việc mới khi bị giáng chức không. Phản ứng đầu tiên của bạn khi bị giáng chức có lẽ là cân nhắc nghỉ việc và quyết định có một khởi đầu mới với một công việc mới hoặc tự mình kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng dứt khoát được như vậy vì gánh nặng cơm áo gạo tiền không phải chuyện đơn giản.

Cách giúp lấy lại tinh thần sau khi bị giáng chức

Nghỉ việc đồng nghĩa với việc khoản thu nhập hàng tháng mất đi và chưa biết khi nào tìm được việc mới. Những người đang nợ ngân hàng, có con cái phải nuôi, chưa kể đến trả hóa đơn điện, nước, ga hàng tháng. Xét ở một góc độ khác, nghỉ việc còn đồng nghĩa với việc bạn bỏ cuộc, trốn tránh và mất hy vọng. Ngã ở đâu, đứng lên ở đó sẽ giúp bạn rèn luyện nghị lực và bản lĩnh trên con đường bước tới thành công đầy chông gai. Nếu bạn lựa chọn kiên trì bước tiếp, dưới đây là một số bước cần làm để bạn giữ vững tinh thần và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 

Cách vượt qua giai đoạn khó khăn khi bị giáng chức

1. Điều chỉnh lại cảm xúc

Đừng cố kiềm chế hoặc lờ đi cảm xúc của bạn nếu không đến khi "tức nước vỡ bờ" thì bạn khó lòng mà khống chế nổi. Thay vì bật khóc nức nở giữa chốn văn phòng đề cho đồng nghiệp ngó nghiêng, chỉ trỏ thì bạn nên tìm nơi nào không người để la hét, mắng mỏ, nổi giận, khóc to hoặc bất cứ điều gì bạn muốn sau khi bị giáng chức để phát tiết. Sau đó, bạn mới đủ tỉnh táo để tiếp tục cố gắng.

2. Tìm hiểu nguyên nhân

Sau khi đã kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, hãy bình tĩnh ngồi xuống cùng sếp và cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra. Nói với họ rằng bạn sẵn sàng tập trung xử lý và khắc phục sự cố. Nếu sếp nói với bạn rằng lỗi sai không phải ở bạn mà do công ty tái cơ cấu hoặc giảm biên chế và điều đó xảy ra trên toàn tổ chức thì có lẽ bạn nên xem lại mức độ an toàn của công việc trong tương lai không chỉ ở công ty mà còn trong ngành bạn đang làm.

3. Tiếp nhận đào tạo bổ sung

Bạn đã nghĩ đến việc rèn luyện và học thêm ở một lĩnh vực khác không? Có lẽ công việc trong ngành của bạn đang bị loại bỏ dần do sự phát triển công nghệ. Trong trường hợp, bạn cần nghiêm túc xem xét phương pháp học tập trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển.

Cách nhanh nhất giúp bạn lấy lại tinh thần sau khi bị giáng chức để không làm ảnh hưởng tới công việc

4. Cải thiện tình hình

Nếu giám đốc bảo rằng bạn bị giáng chức là do hiệu quả làm việc chưa tốt, cố gắng tìm ra một vài trường hợp cụ thể mà bạn không đáp ứng được kỳ vọng của sếp. Đừng biện hộ vì điều đó chỉ làm cuộc nói chuyện đi vào bế tắc và khiến cho giám đốc không muốn làm việc với bạn. Thay vào đó, hãy chăm chú lắng nghe và ghi chú lại những đánh giá từ sếp.

Bạn đã không chuẩn bị tốt cho các cuộc họp? Bạn không đáp ứng thời hạn hoàn thành dự án? Đồng nghiệp phàn nàn bạn có thái độ không hợp tác? Hỏi sếp liệu anh ấy/cố ấy có thể giúp bạn đặt ra một số mục tiêu mới không và gặp bạn trong một vài tuần/tháng tới để xem tiến triển của bạn. Nhớ rằng sếp có lẽ vẫn tin bạn còn giá trị với tổ chức, nếu không họ đã cho bạn nghỉ việc chứ không phải chỉ giáng cấp thôi đâu.

5. Suy nghĩ về lâu dài

Nếu bạn dự định nghỉ việc ngay khi tìm được việc khác nên nhớ rằng hành vi của bạn sau khi giáng chức có thể là hình ảnh lưu giữ lâu nhất của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn muốn giữ gin danh tiếng trong nghề và uy tín cá nhân, đừng tự làm hại mình bằng những hành động gắt gỏng, khiêu khích và đáng ghét. Dù quyết định đi hay ở, hãy giành thời gian để học hỏi từ trải nghiệm đáng nhớ này. Đây là cơ hội để nhìn lại bản thân và những điều làm chưa tốt, chẳng hạn như tổ chức chưa tốt, tán gẫu với đồng nghiệp hay lướt Facebook quá nhiều... để tìm ra phương pháp khắc phục trong tương lai.

Bị giáng chức không phải điều gì tốt đẹp nhưng đó cũng không phải dấu chấm hết trong sự nghiệp của bạn, trải qua thăng trầm giờ là lúc để bạn nỗ lực hơn để đạt mục tiêu của đời mình. Bên cạnh đó, tinh thần của chúng ta dễ sa sút không chỉ khi bị giáng chức mà còn sau mỗi kỳ nghỉ dài. Bởi quá trình được thư giãn, vui chơi, dư âm vẫn còn đọng lại khiến chúng ta luôn uể oải và khó có thể tập trung vào công việc một cách triệt để. Hãy nhanh chóng xốc lại tinh thần làm việc sau mỗi kỳ nghỉ bằng những cách đơn giản mà Joboko chia sẻ, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

>> Bạn đang muốn chuyển việc làm, để nhanh chóng tìm được việc làm mới, truy cập ngay vào Joboko.com nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888