Chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức

04/12/2019 10:23
Khi thấy đồng nghiệp được thăng chức, tăng lương, đa số chúng ta đều có suy nghĩ tiêu cực, tỏ thái độ chống đối, vì sao tôi giỏi hơn mà không được lựa chọn. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này, chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức, tham khảo ngay những tư vấn nghề nghiệp bổ ích mà website tuyển dụng Joboko.com chia sẻ dưới đây để có được cách đòi thăng chức hiệu quả nhất nhé.

Sai lầm của chúng ta là cho rằng làm việc càng lâu, cơ hội thăng tiến càng cao. Xong thực tế thì khắc nghiệt hơn, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp còn phụ thuộc vào những gì mà chúng ta cống hiến, kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta có. Vì thế mà có nhiều người, dù đã làm việc rất lâu năm nhưng mãi vẫn chỉ là nhân viên quèn. Điều này khiến nhiều người sinh ra tâm lý chán nản và muốn nghỉ việc. Tuy nhiên, ngoài lý do này thì còn nhiều nguyên nhân khác. Bạn đọc muốn biết vì đâu mà nhân viên nghỉ việc hàng loạt thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết mà chúng tôi chia sẻ.

Để được thăng chức hay thăng lương, bạn đừng nên sử dụng chiêu nghỉ việc

Theo đó, nghỉ việc không phải là cách giải quyết hiệu quả đặc biệt khi bạn muốn đòi thăng chức trong công việc. Nếu bạn cũng thuộc top này, chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức. Sếp chỉ cần gật đầu một cái là mất việc như chơi. Thay vì gửi đơn xin nghỉ việc để buộc sếp thăng chức, có nhiều cách để giải quyết vấn đề tốt hơn.
 

Cách đòi thăng chức hiệu quả

1. Trò chuyện thẳng thắn với sếp

Nếu cảm thấy mình có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách để được thăng tiến nhưng mãi sếp, giám đốc không lựa chọn bạn vào những vị trí quan trọng. Cách tốt nhất là nên giữ thái độ bình tĩnh, tránh nóng vội, xôi hỏng bỏng không và nên có cuộc trò chuyện thẳng thắn với giám đốc, trình bày rõ vấn đề, đồng thời bày tỏ mong muốn được biết lý do vì sao.

Có nhiều lý do khiến sếp chưa trọng dụng bạn vào các vị trí quan trọng, chẳng hạn như bạn vẫn còn thiếu sót một số kỹ năng nào đó.Nếu thất sự bạn muốn thay đổi công việc thì có thể viết đơn xin nghỉ việc để thể hiện trình độ cũng như sự chuyên nghiệp nhất của bạn nhé.

2. Phát triển toàn diện bản thân

Một khi đã biết được lý do vì sao chưa được thăng tiến, hãy cố gắng dành thời gian để phát triển bản thân, phát triển toàn diện các kỹ năng công việc cần thiết để thúc đẩy cơ hội thăng tiến. Ngoài ra bạn có thể cân nhắc đến việc học thêm các khóa kỹ năng cấp chứng chỉ tại các trung tâm, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để đạt mục tiêu.

3. Duy trì thái độ tích cực trong công việc

Dù không được sếp tín nhiệm vào các vị trí, bộ phận quan trọng của công ty thì bạn cũng đừng vì thế mà trở nên tiêu cực, cay cú vì mình giỏi hơn nhưng không được sếp lựa chọn. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến những cơ hội thăng tiến khác của bạn trong tương lai. Đôi khi thái độ làm việc cũng là yếu tố quyết định đến việc có được thăng tiến hay không. Càng duy trì thái độ làm việc tốt, bạn càng dễ ghi điểm, cơ hội thăng tiến càng cao, càng chống đối người bị thiệt cuối cùng lại chính là bạn chứ ai.

Tuyệt chiêu giúp bạn xin được sếp tăng lương, thăng chức.

4. Tìm kiếm cơ hội mới

Dù không muốn chút nào nhưng đây sẽ là lựa chọn cuối cùng cho bạn để mở rộng cơ hội trên con đường thăng tiến sự nghiệp. Dĩ nhiên nếu làm đơn xin nghỉ việc cũng phải có lý do chính đáng của nó. Nếu cảm thấy mình bị đối xử bất công, dù rằng bạn đã cống hiến hết mình cho công việc, những đồng nghiệp khác cũng thừa nhận năng lực và đóng góp của bạn nhưng sếp không nhìn nhận ra vấn đề. Nó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên dành thời gian và công sức của mình để tìm việc kiếm cơ hội mới, môi trường mới. Tìm nhiều cơ hội tuyển dụng hấp dẫn từ những doanh nghiệp khác, biết đâu nơi đó sẽ có những người ghi nhận đóng góp và nỗ lực của bạn. Bạn sẽ được tuyển dụng vào những vị trí việc làm mà bạn yêu thích, mong muốn có cơ hội phát triển lâu dài.

Trên đây là một số lời khuyên giúp bạn giải quyết vấn đề thăng tiến trong công việc tốt hơn. Lời khuyên cho bạn là chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức, coi chừng mất việc như chơi, thay vào đó hãy cố gắng tìm ra gốc rễ vấn đề và tìm cách để phát triển các kỹ năng của bản thân tốt hơn, cánh cửa thăng tiến sẽ dần mở rộng, chào đón bạn.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về vấn đề nghỉ việc có nên tìm việc mới ngay không để biết được nếu bạn nghỉ việc bạn cần làm gì. Hơn thế nữa nếu nghỉ việc bạn cũng cần có những cân nhắc kỹ lưỡng về tất cả những vấn đề để tránh ảnh hưởng tâm lý cũng như tinh thần chưa sẵn sàng sau đó.

>> Bạn là sinh viên mới ra trường, đang muốn tìm việc làm, truy câp ngay Joboko.com để cập nhật thông tin việc làm mới nhất nhé.
>> Nếu qua tâm, yêu thích nội dung bài viết này đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888