Không lạ khi nhiều người cho rằng, với các công việc như kỹ thuật điện, CV chỉ cần đơn giản, chọn mẫu "thế nào mà chẳng được" vì nhà tuyển dụng cũng chỉ chú ý đến kinh nghiệm, trình độ. Quan điểm này là không chính xác. Dù công việc kỹ thuật viên cần kỹ năng kỹ thuật, có thể hơi cứng nhắc nhưng nếu CV không đủ giúp bạn cạnh tranh với các ứng viên khác, bạn không còn cơ hội nào để chứng tỏ bản thân nữa. Vì vậy, hãy bắt đầu quá trình xin việc kỹ thuật điện thật suôn sẻ ngay từ khi chọn mẫu CV kỹ thuật điện nhé.
Mách bạn cách lựa chọn mẫu CV xin việc kỹ thuật điện chuẩn
Công việc kỹ thuật điện là tên gọi chung của những người làm kỹ thuật điện trong nhà máy, xí nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ, thiết bị điện và quản lý tòa nhà, doanh nghiệp thiết kế, lắp đặt điện nước... Ngoài được gọi là kỹ thuật viên điện nước, kỹ thuật điện, bạn còn có thể được gọi là thợ điện.
Công việc chính của người làm kỹ thuật điện là đọc hiểu thiết kế hệ thống điện, trực tiếp lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế thiết bị điện khi cần. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ báo cáo các hư hỏng, các vấn đề với kỹ sư điện hoặc người quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với vai trò này, bằng trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật điện là đủ. Bạn có nhiều cơ hội xin việc, chẳng hạn như ứng tuyển vào các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, công ty cung cấp dịch vụ hoặc làm trong các cơ sở, hạt quản lý điện trên cả nước.
Khi đi xin việc, ứng viên nào cũng muốn ứng tuyển rồi nhanh chóng nhận được phản hồi, đi phỏng vấn và trúng tuyển. Toàn bộ quá trình càng nhanh chóng, hiệu quả thì bạn càng đỡ áp lực và sớm bắt tay vào phát triển sự nghiệp của mình. Với các bạn muốn làm công việc kỹ thuật điện cũng vậy. Không quá khi nói rằng nếu ngay từ đầu bạn đã chọn sai mẫu CV xin việc kỹ thuật điện thì bạn có thể bị loại ngay tức thì.
Tầm quan trọng của một mẫu CV xin việc có sẵn là nó đầy đủ các phần quan trọng nhất, phản ánh được phong cách cá nhân, cho thấy được thế mạnh của ứng viên, để từ đó, ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình là người thích hợp, đáng được chọn.
Khi chọn mẫu CV xin việc kỹ thuật điện, điều quan trọng nhất bạn phải nhớ là sao cho mẫu đó phù hợp nhất với công việc, nghề nghiệp. Cụ thể, công việc này cần nhất là kỹ năng kỹ thuật, ứng viên cũng không thể dùng cách nào khẳng định với nhà tuyển dụng rằng mình rất giỏi làm điều này điều kia, mình có tư duy của dân kỹ thuật: Rõ ràng, thẳng thắn, khả năng phân tích và xử lý vấn đề tốt. May mắn thay là bạn có thể thể hiện qua mẫu CV mình chọn. Đã có kinh nghiệm, hãy dùng các mẫu này để làm nổi bật thế mạnh về năng lực đã được chứng minh qua thực tiễn.
Tại JOBOKO có rất nhiều mẫu CV xin việc kỹ thuật điện bắt mắt, cuốn hút nhà tuyển dụng
Đi ứng tuyển xin việc vào vai trò nào cũng vậy, chưa có kinh nghiệm thì ai cũng sẽ đều cảm thấy lo lắng. Dù vậy, nếu có thể nhờ vào việc chọn đúng mẫu CV thì xác xuất thành công của bạn sẽ được nâng lên đáng kể. Các mẫu CV xin việc kỹ thuật điện cho người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm được thiết kế khéo léo, tập trung nhiều hơn vào trình độ và kỹ năng của bạn, đơn giản nhưng không đơn điệu, sơ sài. Đối với các tùy chọn màu sắc CV, bạn có thể để nhẹ nhàng màu trắng chữ đen hay phối màu nhạt nhé.
Để không xảy ra trường hợp vì một lỗi nhỏ trong phần cơ bản nhất của CV mà mất đi cơ hội việc làm, bạn phải cực kỳ cẩn thận khi viết thông tin cá nhân. Sẽ thật tệ nếu nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người khá thích hợp làm kỹ thuật điện nhưng khi muốn gọi để hẹn phỏng vấn thì sai hoặc hoặc thiếu 1 số trong dãy số điện thoại. Ngoài ra, bạn không nên nghe những lời khuyên như dẫn link Facebook, Zalo vì không thực sự cần thiết (vì đặc thù công việc).
Viết mục tiêu nghề nghiệp có thể rất dễ mà cũng có thể rất khó. Đừng chỉ thụ động dựa vào gợi ý sẵn có trên mạng hay từ ai đó, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình là gì? Mục tiêu đó có kết nối với mục tiêu, sứ mệnh phát triển của công ty hay không. Không chỉ là để thăng tiến, tăng lương, các mục tiêu như nâng cao trình độ, kỹ năng cũng sẽ được coi trọng.
Với nghề kỹ thuật điện, yêu cầu của nhà tuyển dụng với trình độ và bằng cấp không cao như các vai trò khác (kỹ sư điện - điện tử chẳng hạn). Thế nhưng, ít nhất bạn cũng phải sở hữu tấm bằng trung cấp trở lên khi ứng tuyển vị trí này và chỉ gửi CV khi đáp ứng được tiêu chuẩn về bằng cấp của nhà tuyển dụng.
Các mẫu CV xin việc kỹ thuật điện hầu như đều thiết kế phần này ở ngay phần đầu của CV. Bạn hãy viết đúng và viết đủ về tên trường, ngành, năm vào học và năm tốt nghiệp. Trừ khi bạn có điểm rất cao, bằng Giỏi, nếu không thì cũng không cần quá chi tiết nhé.
Những kinh nghiệm có thể đưa vào CV xin việc kỹ thuật điện là: Làm nhân viên kỹ thuật điện, kỹ thuật viên, thợ điện, nhân viên bảo trì điện/điện lạnh... Bạn chỉ nên viết các kinh nghiệm làm từ 6 tháng trở lên và không quá 5 kinh nghiệm (để CV không bị quá dài).
Vậy nếu chưa từng đi làm thì sao? Kỹ thuật điện là ngành coi trọng kinh nghiệm nhưng bạn vẫn có thể thay thế thiếu sót của mình bằng những nội dung như: Thực tập ở đâu, có công việc làm thêm nào liên quan tới ngành điện không? (chẳng hạn như làm nhân viên kinh doanh đồ điện part-time).
Phần kinh nghiệm làm việc vô cùng quan trọng trogn CV xin việc kỹ thuật điện
Kỹ năng của một kỹ thuật viên điện sẽ bao gồm kỹ năng chuyên môn (kỹ năng kỹ thuật) và các kỹ năng mềm. Thực tế thì ngoại ngữ hay tin học không phải điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi đọc phần này trong CV xin việc kỹ thuật viên điện, thay vào đó, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động, kỹ năng hợp tác tốt,... sẽ cần thiết và ý nghĩa hơn.
Không chỉ thể hiện mình trong CV xin việc để trúng tuyển, trong quá trình làm việc, một kỹ thuật viên điện cũng sẽ cần nhiều nỗ lực để đảm bảo an toàn cho bản thân và tài sản, mọi người xung quanh. Đồng thời, rèn luyện, nâng cao các kỹ năng giúp phát triển sự nghiệp như tư duy logic và phân tích tốt, chăm chỉ cẩn thận, giao tiếp tích cực và làm việc nhóm hiệu quả.
Có thể thấy, chọn đúng mẫu CV xin việc kỹ thuật điện mới chỉ là bước đầu trong quá trình tìm việc làm và đặt nền móng cho sự nghiệp của bạn. Hãy luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao giá trị bản thân, tự tin trong phỏng vấn và khi làm việc để sớm thành công bạn nhé.
MỤC LỤC:
I. Công việc kỹ thuật điện: Làm gì, có thể xin việc vào đâu?
II. Muốn trúng tuyển, bạn cần chọn đúng mẫu CV xin việc kỹ thuật điện
III. Viết nội dung CV xin việc kỹ thuật điện làm sao thì hấp dẫn?
Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc