Tuyển Giám sát kinh doanh

Rất nhiều người muốn ứng tuyển giám sát kinh doanh nhưng chưa thực sự hiểu rõ về yêu cầu công việc. Vậy giám sát kinh doanh thường làm những nhiệm vụ gì? Kỹ năng cần có của giám sát kinh doanh như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Giám sát kinh doanh là mắt xích trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế tối đa các rủi ro và gia tăng doanh số. Để tìm hiểu chi tiết về công việc của giám sát kinh doanh, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Joboko.com nhé.
Xem việc làm giám sát kinh doanh lương cao, chế độ đầy đủ

giam sat kinh doanh
Việc làm giám sát kinh doanh bao gồm những gì, có khó khăn không?

Mục lục

I. Tổng quan về công việc giám sát kinh doanh
1.1. Giám sát kinh doanh là gì?
1.2. Công việc của giám sát kinh doanh là gì?
• Hướng dẫn, quản lý và tạo động lực cho các nhân viên phòng inh doanh hoàn thành mục tiêu doanh số.
• Phối hợp các hoạt động kinh doanh
• Xác định các khách hàng tiềm năng đặt câu hỏi quan tâm sau chiến dịch truyền thông và PR sản phẩm
• Xây dựng và phát triển chiến lược bán hàng và "bí kíp" thúc đẩy doanh số lên mức cao nhất.
• Viết báo cáo tài chính
• Hỗ trợ giám đốc kinh doanh tiếp nhận và giải quyết các câu hỏi và khuyến nghị của khách hàng
• Giám sát các ca làm việc của nhân viên phòng sales và các phòng ban khác
• Quản lý việc thực hiện nội quy của nhân viên trong doanh nghiệp
1.3. Có những công việc nào cần giám sát kinh doanh?
• Xuất nhập khẩu và thương mại
• Điện tử - Viễn thông
• Sản xuất tiêu dùng
• Thương mại quốc tế
1.4. Tiêu chí xác định KPI của giám sát kinh doanh là gì?
• Doanh số của phòng ban và doanh nghiệp
• Sản lượng theo ngành hàng
• Số lượng đơn hàng thành công
II. Giám sát kinh doanh cần thành thạo những kỹ năng gì?
2.1. Kỹ năng giao tiếp
2.2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
2.3. Kỹ năng lắng nghe
2.4. Kỹ năng làm việc nhóm
2.5. Kỹ năng phân tích và chiến lược
2.6. Kỹ năng lãnh đạo
2.7. Kỹ năng viết báo cáo
2.8. Kỹ năng máy tính
2.9. Kỹ năng quản lý
2.10. Kỹ năng đào tạo
III. Cơ hội và thách thức của giám sát kinh doanh là gì?
3.1. Cơ hội
• Mức lương theo năng lực
• Môi trường làm việc
• Cơ hội thăng tiến
3.2. Thách thức
• Sản phẩm trong kho không đủ
• Không kiểm soát hiệu quả nhân viên
• Xử lý đơn hàng chậm trễ
IV. Làm gì để trở thành một giám sát kinh doanh giỏi?

Tìm hiểu chi tiết công việc giám sát kinh doanh

I. Tổng quan về công việc của giám sát kinh doanh

1.1. Giám sát kinh doanh là gì?

Giám sát kinh doanh là người thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng có khả năng phát hiện các và xử lý các rủi ro mà doanh nghiệp đang mắc phải.

1.2. Công việc của giám sát kinh doanh là gì?

  • Hướng dẫn, quản lý và tạo động lực cho các nhân viên phòng kinh doanh hoàn thành mục tiêu doanh số.

Nhiệm vụ của giám sát kinh doanh là quản lý các nhân viên kinh doanh, bao gồm cả đại diện sales và nhân viên thu ngân. Đồng thời, họ còn phát hiện các lỗ hổng trong hoạt động của phòng kinh doanh và đề xuất chiến lược giúp gia tăng doanh số.
  • Phối hợp các hoạt động kinh doanh.

Giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động kinh doanh như trưng bày sản phẩm, lựa chọn và cập nhật mặt hàng theo thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, họ còn cần đảm bảo lượng hàng hóa luôn sẵn có trong kho với tem giá chuẩn xác trên bao bì.
  • Xác định các khách hàng tiềm năng đặt câu hỏi quan tâm sau chiến dịch truyền thông và PR sản phẩm.

Thông qua các kênh truyền thông chính của doanh nghiệp như trang web, mạng xã hội, giám sát kinh doanh có thể xác định các khách hàng tiềm năng để xây dựng chiến lược kinh doanh.
  • Xây dựng và phát triển chiến lược bán hàng và "bí kíp" thúc đẩy doanh số lên mức cao nhất.

Dựa vào kết quả khảo sát thị trường, hiểu rõ về khách hàng và các đối thủ, giám sát kinh doanh hình thành và phát triển chiến lược kinh doanh và quảng bá sản phẩm nhằm tiếp cận và tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Viết báo cáo tài chính.

Kết quả của các hoạt động giám sát đều được thể hiện trên báo cáo tài chính hàng tuần, hàng tháng và hàng quý giúp đánh giá thành quả làm việc của phòng sales và các phòng ban khác theo từng giai đoạn. Đồng thời, việc phân tích báo cáo tài chính cho thấy các rủi ro, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
  • Hỗ trợ giám đốc kinh doanh tiếp nhận và giải quyết các câu hỏi và khuyến nghị của khách hàng.

Hiểu được triết lý "khách hàng là thượng đế", giám sát kinh doanh tiếp nhận và xử lý khéo léo các thắc mắc và đề xuất của khách hàng trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, họ liên hệ với phòng ban thiết kế và phát triển sản phẩm để cập nhật các dòng sản phẩm, tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
  • Giám sát các ca làm việc của nhân viên phòng sales và các phòng ban khác.

Quản lý các ca làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp để theo dõi kết quả làm việc của từng cá nhân cũng là trọng trách của giám sát kinh doanh. Việc sắp xếp và luân chuyển các ca làm việc vừa giúp giảm áp lực, gia tăng thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên vừa giúp chia nhỏ các phần việc, dễ dàng cho hoạt động quản lý.
  • Quản lý việc thực hiện nội quy của nhân viên trong doanh nghiệp.

Việc tuân thủ nội quy của nhân viên khiến doanh nghiệp của bạn hoạt động quy củ và khoa học. Tuy rằng, đó là những việc nhỏ nhưng góp phần vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mạnh một phần cũng phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp.

giam sat kinh doanh
Mô tả công việc giám sát kinh doanh chi tiết

1.3. Có những ngành nghề nào cần giám sát kinh doanh?

Dưới đây là các ngành nghề thường tuyển giám sát kinh doanh:
  • Xuất nhập khẩu và thương mại.
  • Điện tử - Viễn thông.
  • Sản xuất tiêu dùng.
  • Thương mại quốc tế.

1.4. Tiêu chí xác định KPI của giám sát kinh doanh là gì?

Dưới đây là các tiêu chí xác định chỉ số KPI của giám sát kinh doanh:
  • Doanh số của phòng ban và doanh nghiệp.
  • Sản lượng theo ngành hàng.
  • Số lượng đơn hàng thành công.

II. Giám sát kinh doanh cần thành thạo những kỹ năng gì?

2.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng tối cần thiết của một giám sát kinh doanh trong quá trình làm việc với đồng nghiệp, các khách hàng và bên đối tác. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp bằng lời, giám sát kinh doanh cũng yêu cầu thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng văn bản để thông tin được truyền đạt rộng rãi trên nhiều kênh khác nhau.

2.2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Giúp khách hàng tháo gỡ vấn đề, đề xuất giải pháp cho các phòng ban,... đều yêu cầu giám sát kinh doanh thành thạo kỹ năng thương thảo, nhằm tối ưu hóa giải pháp cuối cùng. Giám sát kinh doanh cần có kỹ năng đàm phán để có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển công việc tốt hơn.

2.3. Kỹ năng lắng nghe

Giám sát kinh doanh cần lắng nghe khách hàng và đồng nghiệp để giúp họ tháo gỡ các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, được lắng nghe và thấu hiểu, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được truyền thêm động lực và cảm hứng làm việc. Với Kỹ năng lắng nghe được nhà tuyển dụng đánh giá cao khi ứng tuyển bởi người biết lắng nghe sẽ là những người biết tiếp thu và cố gắng thay đổi nếu có góp ý từ người khác.

2.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Nhiệm vụ hàng ngày của giám sát kinh doanh là phối hợp hoạt động của các phòng ban: kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt và suôn sẻ. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp xóa mờ đi khoảng cách giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp trở thành môi trường làm việc lý tưởng.

giam sat kinh doanh
Bí quyết tuyển giám sát kinh doanh hiệu quả nhất cho nhà tuyển dụng

2.5. Kỹ năng phân tích và chiến lược

Phân tích báo cáo tài chính cho thấy những thành quả nhất định sau cố gắng của cả tập thể và những rủi ro của doanh nghiệp. Với kỹ năng phân tích các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho bản thân mình các kết quả và phương án hữu hiệu nhất, đừng bỏ lỡ kỹ năng này nhé.

2.6. Kỹ năng lãnh đạo

Vai trò lãnh đạo của giám sát kinh doanh thể hiện ở việc hướng dẫn, quản lý và tạo động lực cho nhân viên. Tố chất của một leader khiến giám sát kinh doanh dễ dàng nhìn thấy tiềm năng trong mỗi nhân viên và tìm cách phát huy hết các tiềm năng đó, giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu vượt trội. Kỹ năng lãnh đạo khéo léo của quản lý sẽ tạo được niềm tin tuyệt đối cho nhân viên

2.7. Kỹ năng viết báo cáo

Một báo cáo tài chính rõ ràng sẽ là "điểm sáng" trong việc thể hiện năng lực và tầm nhìn của một nhà quản lý. Hầu hết công việc nào cũng cần đến việc báo cáo để cập nhật tình hình công việc cho cấp trên hoặc lưu lại những thông tin cần thiết, chính vì thế hãy cùng tham khảo kỹ năng lập báo cáo để ứng dụng cho công việc tiện lợi hơn nhé.

2.8. Kỹ năng máy tính
Bên cạnh các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như Microsoft Word, phần mềm thuyết trình Power Point và bảng tính Excel, giám sát kinh doanh cũng cần thành thạo các phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu hóa công việc của mình. Sống trong thời đại 4.0 thì không thể bỏ qua Kỹ năng công nghệ, với kỹ năng này giúp các thao tác kinh doanh được thực hiện nhanh chóng và đem lại kết quả tốt hơn.

2.9. Kỹ năng quản lý

Giám sát kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhiều bộ phận cùng một lúc. Chính vì vậy, việc sử dụng một phần mềm quản lý để tối ưu hóa công việc quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp tuyển giám sát bán hàng hay giám sát kinh doanh đều yêu cầu có kỹ năng quản lý tốt để có thể đảm bảo đem lại kết quả công việc như mong đợi.

2.10. Kỹ năng đào tạo

Ngoài việc lãnh đạo đội nhóm nhân viên kinh doanh, công việc của giám sát kinh doanh còn là giám sát và đào tạo họ để họ nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Theo đó, giám sát kinh doanh trước hết cần biết tạo động lực và môi trường làm việc phù hợp cho nhân viên dưới quyền mình. Tiếp theo nữa, hãy sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc để hướng dẫn nhân viên của mình. Và cuối cùng, giám sát kinh doanh cần đưa ra phản hồi và góp ý cho nhân viên kinh doanh để có có thể cải thiện và nâng cao hiệu suất bán hàng.

III. Cơ hội và thách thức của giám sát kinh doanh là gì?

3.1. Cơ hội

  • Mức lương theo năng lực

Mức lương của giám sát kinh doanh dao động từ 5 - 33,8 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm. Bởi vậy, hãy chăm chỉ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để "rinh" về mức lương cao nhất bạn nhé.
  • Môi trường làm việc

"Đầu quân" cho vị trí giám sát kinh doanh, ứng viên có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và học hỏi các kinh nghiệm về quản lý trong kinh doanh.
  • Cơ hội thăng tiến

Làm việc chăm chỉ với tinh thần cầu tiến, giám sát kinh doanh có cơ hội trở thành Giám đốc kinh doanh với mức lương khủng 112,5 triệu đồng/tháng.

giam sat kinh doanh
Cơ hội việc làm giám sát kinh doanh rộng mở

3.2. Thách thức

  • Sản phẩm trong kho không đủ

Nhu cầu về hàng hóa gia tăng nên nếu lượng hàng hóa trong kho không đủ sẽ khiến giám sát kinh doanh "trở tay không kịp" và có thể mất đi một lượng khách hàng hiện tại.
  • Không kiểm soát hiệu quả nhân viên

Giám sát một bộ phận nhân viên lớn từ các ca làm việc, thái độ xử lý với khách hàng,... là trách nhiệm của cả nhà phân phối và giám sát kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại quy trình quản lý này còn chậm bởi tất cả trách nhiệm "gánh trên vai" của giám sát kinh doanh khiến đôi khi các yêu cầu của khách hàng được xử lý chậm trễ.
  • Xử lý đơn hàng chậm trễ

Việc sử dụng phần mềm quản lý chưa phù hợp và chưa có sự phân công rõ ràng về các bên chịu trách nhiệm khiến quy trình xử lý các thắc mắc và khuyến nghị của khách hàng rườm rà, gây tốn nhiều thời gian và khiến khách hàng chưa thực sự hài lòng.

IV. Làm gì để trở thành một giám sát kinh doanh giỏi?

Chỉ cần sở hữu bằng Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh và kinh nghiệm 2 năm trở lên làm quản lý trong lĩnh vực bán lẻ, bạn có thể trở thành giám sát kinh doanh. Qua quá trình rèn luyện, nỗ lực phấn đấu thì cơ hội trở thành trưởng phòng kinh doanh của bạn cũng sẽ không còn xa. Để biết liệu bạn đã đủ kỹ năng chuyên môn để trở thành trưởng phòng kinh doanh hay chưa, đừng quyên truy cập vào Joboko.com để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

Với những chia sẻ trên đây về việc làm giám sát kinh doanh, hy vọng bạn đọc đã nắm được thông tin hữu ích về công việc này để khi có ý định ứng tuyển cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi biết được mô tả công việc giám sát kinh doanh cụ thể, bạn sẽ biết mình cần làm gì, trau dồi kỹ năng ra sao để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.


tin mới

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Giảng dạy tiếng Anh là lựa chọn đầy triển vọng cho những người có trình độ tiếng Anh tốt. Xem ngay mô tả công việc của Giáo viên Tiếng Anh nếu bạn yêu thích và muốn gắn bó với nghề sư phạm.

26/06/2024 23:35

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ. Thư ký kinh doanh là người hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý hành chính và điều phối hoạt động của phòng kinh doanh. Vậy nhiệm vụ chính của Thư ký kinh doanh là gì?

17/06/2024 14:30

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng phát triển, hiện có rất nhiều trường đào tạo tiếng Anh cho trẻ em. Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh mầm non vì thế cũng tăng lên đáng kể. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì và kinh nghiệm để xin việc thành công.

17/06/2024 14:30

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh, kỹ năng cần có?

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, vai trò của nhân viên kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu về mô tả công việc, những kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

14/06/2024 20:00

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh, kỹ năng cần có?

Mô tả công việc của Nhân viên Digital Marketing, tips phát triển sự nghiệp

Digital Marketing là lĩnh vực phát triển nhanh chóng nhờ sự tiến bộ của Internet. Vị trí nhân viên Digital Marketing yêu cầu gì và những kỹ năng cần thiết để phát triển trong lĩnh vực này?

13/06/2024 03:30

Mô tả công việc của Nhân viên Digital Marketing, tips phát triển sự nghiệp

Tuyển nhân viên kinh doanh mỹ phẩm, bảng mô tả công việc

Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm có nhiệm vụ tư vấn và bán các sản phẩm làm đẹp như trang điểm, chăm sóc da, tóc. Để biết thông tin chi tiết về yêu cầu công việc của nhân viên sale mỹ phẩm, bạn hãy theo dõi bài viết của JobOKO nhé.

11/06/2024 13:30

Tuyển nhân viên kinh doanh mỹ phẩm, bảng mô tả công việc

Review nhân viên kinh doanh ô tô, hãng xe có % hoa hồng cao

Nhân viên kinh doanh ô tô là vị trí cạnh tranh, bù lại thu nhập rất hấp dẫn, chỉ yêu cầu ứng viên hiểu biết về xe và có khả năng thuyết phục khách hàng. Xem ngay bản mô tả công việc nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

11/06/2024 12:30

Review nhân viên kinh doanh ô tô, hãng xe có % hoa hồng cao

Tuyển nhân viên kinh doanh vé máy bay yêu cầu gì?

Với sự phát triển của ngành hàng không, nhu cầu tuyển dụng Nhân viên kinh doanh vé máy bay cũng đang tăng lên. Tham khảo ngay bảng mô tả công việc nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

10/06/2024 08:30

Tuyển nhân viên kinh doanh vé máy bay yêu cầu gì?

Mô tả công việc Giao dịch viên ngân hàng: Mức lương, nghiệp vụ

Giao dịch viên ngân hàng làm gì? lương bao nhiêu? điều kiện ứng tuyển ra sao? Bạn hãy cùng JobOKO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

05/06/2024 07:30

Mô tả công việc Giao dịch viên ngân hàng: Mức lương, nghiệp vụ

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh Bất động sản?

Nếu bạn đang nhắm đến vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản, hiểu rõ trách nhiệm và kỹ năng cần thiết là điều không thể thiếu. Khám phá cùng JobOKO những yêu cầu và mô tả công việc để chuẩn bị tốt nhất cho ứng tuyển!

29/05/2024 01:58

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh Bất động sản?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.