Công việc của nhân viên giám sát kinh doanh
Nhân viên giám sát kinh doanh (Sales Supervisor) là người giúp quản lý nhân viên bán hàng và những thành viên khác trong bộ phận bán lẻ. Họ cũng giám sát các cuộc phỏng vấn, tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu doanh số. Nhằm xét xem giám sát kinh doanh có giống với công việc giám sát bán hàng không, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Xem việc làm giám sát kinh doanh thu nhập hấp dẫn
Nhiệm vụ nhân viên giám sát kinh doanh cần đảm nhận là gì?
1. Nhân viên giám sát kinh doanh là gì?
Nhân viên giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm cho các công việc kinh doanh bao gồm quản lý nhân viên bán lẻ, thu ngân, chăm sóc khách hàng,... Họ phụ trách phỏng vấn, tuyển dụng và đạo tạo nhân viên; lên lịch làm việc và phân công công việc cho nhân viên cấp dưới.Ở nhiều doanh nghiệp, giám sát kinh doanh cũng đồng thời là quản lý bán hàng, quản lý bộ phận hoặc giám sát ca. Trong các cơ sở bán lẻ, nhân viên giám sát kinh doanh đảm bảo rằng khách hàng đều nhận được hàng hoá và chất lượng dịch vụ thỏa đáng. Họ cũng trả lời các câu hỏi của khách hàng, giải quyết khiếu nại và đôi khi xử lý việc mua, lập ngân sách hoặc kế toán.
2. Công việc của nhân viên giám sát kinh doanh
- Chỉ đạo, quản lý và thúc đẩy các thành viên trong nhóm kinh doanh để đạt được các mục tiêu doanh số đề ra từ trước.
- Xây dựng các chiến lược kinh doanh để tối đa hoá doanh thu.
- Hỗ trợ quản lý/giám đốc kinh doanh giải quyết các khiếu nại và vấn đề của khách hàng để công việc diễn ra thuận lợi.
- Giám sát các ca làm việc khác nhau của các nhân viên kinh doanh/nhân viên bán hàng.
- Phân chia công việc hoặc nhiệm vụ cho các cá nhân khác nhau làm việc tại các vị trí công việc khác nhau trong bộ phận kinh doanh.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên và thực hiện các cuộc gọi giám sát,...
- Đảm bảo nhân viên kinh doanh tuân thủ các chính sách, quy tắc của công ty, làm việc theo hướng dẫn.
- Đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm kinh doanh đều nỗ lực làm việc vì mục tiêu chung của bộ phận và công ty.
Trên thực tế, trách nhiệm của nhân viên giám sát kinh doanh có thể thay đổi, tuỳ theo quy mô và loại hình kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các giám sát viên kinh doanh có thể đồng thời làm công việc của một nhân viên marketing, quảng cáo hay quan hệ công chúng.
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng cho vị trí nhân viên giám sát kinh doanh
Nhân viên giám sát kinh doanh thường có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thông qua kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Nhiều người bắt đầu sự nghiệp của họ như một nhân viên kinh doanh, bán hàng hoặc thu ngân. Để trở thành giám sát kinh doanh, họ phải rèn luyện sự kiên nhẫn, quyết đoán và định hướng.Không có yêu cầu giáo dục tiêu chuẩn cho nhân viên giám sát kinh doanh. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người có bằng cử nhân đại học về kinh doanh, quản lý, khoa học xã hội hoặc nghệ thuật. Sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đào tạo quản lý của các công ty kinh doanh, bán lẻ.
Về mặt kỹ năng, nhân viên giám sát bán hàng cần:
- Kỹ năng giao tiếp tốt, hòa đồng với mọi người.
- Chủ động trong công việc, kỷ luật, tự giác, phán đoán tốt và quyết đoán.
- Kiên nhẫn và có khả năng giải quyết tình huống phát sinh.
- Khả năng thúc đẩy, tạo động lực, tổ chức công việc.
- Kỹ năng kinh doanh tốt.
- Khả năng xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc nhân viên giám sát kinh doanh
- Trợ lý kinh doanh (Sales Assistant): Trợ lý kinh doanh thường làm việc cho các công ty bán lẻ và chịu trách nhiệm liên lạc với khách hàng để đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ. Họ giúp khách hàng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của công ty, xử lý thanh toán, duy trì chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Đại diện bán hàng (Sales Representative): Đại diện bán hàng là người trưng bày và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ, thay vì bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đại diện bán hàng rất quan trọng đối với các nhà sản xuất và nhà bán buôn, vì họ là những người quảng bá và tiếp thị hàng hóa. Hay vị trí nhân viên giám sát bán hàng cũng là công việc được nhiều người lựa chọn liên quan đến ngành này.
- Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor): Giám sát nhà hàng giám sát mọi hoạt động của nhà hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hiệu quả. Họ đào tạo và giám sát nhân viên nhà hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời phụ trách giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
Mỗi vị trí giám sát đều có những yêu cầu công việc cơ bản giống nhau, tuy nhiên đặc trưng riêng biệt là điều tất yếu. Qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm được công việc của nhân viên giám sát một cách chi tiết. Bên cạnh đó, bạn đọc muốn tìm hiểu về nhiều vị trí giám sát khác thì nên tham khảo công việc giám sát kho là làm gì? Nếu bạn vẫn chưa tìm được việc làm ưng ý thì có thể cân nhắc lựa chọn nếu thấy phù hợp với bản thân.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.