Trở thành Digital citizenship là cách tốt nhất để thích nghi, phát triển trong thời đại 4.0?

02/04/2021 16:30
Thời đại 4.0 được dự đoán sẽ mang lại những thay đổi lớn không chỉ trong lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn đối với đời sống xã hội. Digital citizenship cũng là một trong những khái niệm được người ta nhắc đến nhiều nhất. Vậy Digital citizenship là gì và chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành Digital citizenship?

MỤC LỤC:
I. Digital citizenship là gì?
II. Cách rèn luyện để trở thành công dân kỹ thuật số
1. Sự đồng cảm
2. Hiểu nguyên tắc hoạt động của Internet
3. Hiểu về dữ liệu người dùng
4. Công nhận sự phân chia kỹ thuật số
5. Bảo vệ sức khỏe bản thân khi truy cập mạng, dùng máy tính
6. Bảo mật các thiết bị kỹ thuật số

Digital citizenship hiểu sang tiếng Việt có nghĩa là Công dân kỹ thuật số - những người am hiểu, thích nghi với việc sử dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật để từ đó gắn kết, kết nối với những người xung quanh và cộng đồng.

digital citizenship la gi ren luyen de tro thanh digital citizenship

Digital citizenship có nghĩa là gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc

I. Digital citizenship là gì?

Nói cách khác, Digital citizenship là một bộ quy tắc ứng xử bất thành văn để hướng dẫn mọi người cách cư xử trong môi trường trực tuyến một cách tiêu chuẩn, hợp lý. Một vài ví dụ về Digital citizenship là:

  • Học cách sử dụng máy tính đúng cách.
  • Không quấy rối hoặc bắt nạt người khác trên các kênh trực tuyến.
  • Không sử dụng Internet cho mục đích xấu.
  • Không tải xuống hoặc đăng bất kỳ tài liệu có bản quyền bất hợp pháp nào bằng cách sử dụng torrent hoặc các phương pháp khác.
  • Giữ thông tin riêng tư về bản thân và gia đình, người quen. Nói chung, là một Digital citizenship đúng nghĩa thì bạn sẽ không chia sẻ địa điểm hoặc thông tin nhận dạng khác về bản thân hoặc người xung quanh trên mạng xã hội hoặc các trang web khác. Làm như vậy có thể giúp bạn và mọi người tránh được tin tặc hoặc các mối nguy hại.

II. Cách rèn luyện để trở thành công dân kỹ thuật số

Một Digital citizenship thực sự cần phải rèn luyện và đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

1. Sự đồng cảm

Sự đồng cảm là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy chúng ta hiểu, thực hiện các quy tắc nói chuyện, trao đổi và cư xử trực tuyến. Rõ ràng, việc sử dụng Internet chủ yếu dựa vào giao tiếp trên văn bản nên bạn sẽ ít nghe thấy giọng nói, biểu cảm và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác như khi nói chuyện trực tiếp. Sự thật này dẫn tới một vấn đề là hầu hết người dùng Internet dễ đưa ra những đánh giá nhanh chóng, gay gắt và nhận định sai lầm về người khác.
Những nhìn nhận sai lầm sau đó có nguy cơ dẫn đến phản hồi tiêu cực, gây tổn thương đến cảm xúc của người khác. Trong những trường hợp xấu nhất, loại hành vi này có thể chuyển thành đe doạ trực tuyến, bị ghi nhận là một vấn đề đặc biệt tồi tệ đối với người dùng Internet trẻ tuổi. Rèn luyện được sự đồng cảm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình trở thành một Digital citizenship.

2. Hiểu nguyên tắc hoạt động của Internet

Internet là một mạng lưới đáng kinh ngạc gồm các máy chủ và máy tính được kết nối với nhau, yêu cầu trình duyệt web trực tiếp thông qua một mạng kết nối có dây và không dây. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Internet đã trở nên rộng lớn và phức tạp đến nỗi những người dùng bình thường khó mà hiểu hơn về nó.
Một Digital citizenship cần có khả năng hiểu sâu hơn về Internet để sử dụng hiệu quả và đưa ra cách hành xử tốt nhất. Chỉ khi bạn nhận ra rằng Internet hoạt động thông qua sự kết nối tinh vi của các công cụ kỹ thuật số thì bạn mới có thể tiếp tục tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến quyền của Digital citizenship. Để có được nhiều kiến thức hay về công nghệ thì ngoài tìm kiếm nhiều tài liệu hay học tập tại trường, trung tâm đào tạo IT thì đòi hỏi bạn cần có kỹ năng học và tự học hiệu quả sao cho tiếp thu tri thức về Internet tốt nhất.
XEM THÊM: Cách rèn luyện kỹ năng học và tự học hiệu quả

3. Hiểu về dữ liệu người dùng

Dữ liệu người dùng là một trong những khái niệm phức tạp nhất và liên quan trực tiếp đến thời đại kỹ thuật số. Ngày nay, hầu như mỗi công ty đều có một trang web thu thập dữ liệu về những người truy cập. Dữ liệu đó có thể đơn giản như các trang mà ai đó xem, những mặt hàng họ quan tâm hoặc riêng tư hơn là địa chỉ của họ hoặc các thông tin liên quan đến tài chính, thẻ,...
Hầu hết các trang web trên Internet sử dụng thông tin này cho mục đích marketing, giúp họ hiểu khách hàng hơn. Tuy nhiên, các trang web khác có thể sử dụng cơ hội này một cách độc hại. Digital citizenship cần hiểu về dữ liệu người dùng, cách bảo mật để tránh được nguy cơ bị "leak" thông tin và bị tin tặc tấn công.

4. Công nhận sự phân chia kỹ thuật số

Sự phân chia kỹ thuật số là sự chênh lệch giữa những người có quyền truy cập vào các công cụ kỹ thuật số hiện đại (như máy tính và Internet) và những người không thể tiếp xúc với các công cụ đó. Trên thực tế, truy cập vào máy tính và Internet vẫn bị hạn chế ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các khu vực kém phát triển, kinh tế và giáo dục đều khó khăn. Thậm chí ở Mỹ cũng chỉ 75,23% người dân có quyền truy cập Internet. Một Digital citizenship cần hiểu rõ ràng về thực tế này.

digital citizenship la gi ren luyen de tro thanh digital citizenship 2

Làm thế nào để trở thành một Digital citizenship?

5. Bảo vệ sức khỏe bản thân khi truy cập mạng, dùng máy tính

Một trong những "tiêu chuẩn" khác của Digital citizenship là biết cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, chẳng hạn như kiềm chế không sử dụng máy tính, Internet và các thiết bị kỹ thuật số khác trong thời gian quá dài hoặc không hợp lý. Nói cách khác là bạn phải biết khi nào thì dừng lại công việc, giải trí trên thiết bị điện tử.
XEM THÊM: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu

6. Bảo mật các thiết bị kỹ thuật số

Yếu tố cuối cùng để trở thành một Digital citizenship là bảo mật các thiết bị kỹ thuật số. Bạn cần biết làm thế nào để bảo mật máy tính, điện thoại thông minh và những thiết bị khác. Điều này rất quan trọng vì hành vi trộm cắp dữ liệu vì thiếu bảo mật vẫn xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Digital citizenship có thể học về cách khóa thiết bị, xác thực hai yếu tố, hiểu về mạng cá nhân ảo (VPN) khi di chuyển qua nhiều quốc gia,...
Không phải tất cả mọi người đều có mục đích hoặc cố gắng trở thành một Digital citizenship nhưng xu hướng phát triển buộc chúng ta phải biết cách làm một Digital citizenship tiêu chuẩn, biết cách xử dụng hiệu quả máy tính, Internet, cư xử tốt trên tất cả các kênh trực tuyến. Làm được như vậy, việc học tập, làm việc và các mối quan hệ, kết nối của bạn mới có thể duy trì ở trạng thái tích cực.

Digital Marketing - Ngành khoa học về chinh phục khách hàng

Là một Digital citizenship thì chắc hẳn bạn cũng sẽ không còn xa lạ với hình thức Digital Marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lĩnh vực này và cách thực hiện sao cho hiệu quả trong kinh doanh. Hãy cùng Joboko tham khảo bài viết Digital Marketing - Ngành khoa học về chinh phục khách hàng trong thời đại số để nhận thấy được lợi ích to lớn mà nó mang lại nhé.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.