"Dọn dẹp" tài khoản mạng xã hội trước khi đi xin việc

26/03/2022 15:30
Xin việc thời công nghệ số, ngoài CV hay thư xin việc, ngoài một tâm thế sẵn sàng thì các ứng viên còn phải chú ý đến hình ảnh cá nhân trên Internet. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, nếu muốn ứng tuyển thành công, muốn có cơ hội phỏng vấn thì bạn đừng quên "dọn dẹp" tài khoản mạng xã hội của mình - phổ biến nhất là Facebook, Instagram hay Zalo.

Ngày nay, các nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tìm hiểu thêm về tính cách, sở thích và quan điểm của ứng viên. 70% nhà tuyển dụng thừa nhận rằng họ có sử dụng tài khoản cá nhân của ứng viên để đưa ra các đánh giá, phán đoán trước buổi phỏng vấn hoặc từ trước khi mời phỏng vấn. Do đó, các ứng viên cần phải chủ động xây dựng, quản lý tài khoản cá nhân chuyên nghiệp, gỡ bỏ các thông tin tiêu cực (nếu có) trước khi bắt đầu quá trình xin việc làm.

Có nên dọn tài khoản mạng xã hội khi xin việc làm?

5 loại thông tin nên gỡ khỏi tài khoản mạng xã hội khi đi xin việc làm

1. Hình ảnh không phù hợp

Các nhà tuyển dụng định nghĩa thế nào là những bức ảnh không phù hợp? Đó có thể là hình ảnh bạn đang uống rượu, say xỉn, mặc trang phục không đúng chuẩn mực hoặc sử dụng hình ảnh thú cưng làm ảnh đại diện.
Ảnh đại diện là tấm gương phản chiếu con người bạn vì vậy nếu muốn sử dụng tài khoản Facebook hay Zalo này để tìm việc làm, hãy lựa chọn những hình ảnh phù hợp. Hãy xóa bỏ những tấm ảnh không giúp ích gì cho bạn trong quá trình tìm việc làm. Hoặc bạn cũng có thể ẩn tài khoản của mình hay thay đổi họ tên để đảm bảo các nhà tuyển dụng không thể tìm thấy bạn.

2. Nội dung gây tranh cãi

Hãy gỡ những bài đăng liên quan đến những chủ đề gây tranh cãi trên trang cá nhân của bạn bởi chúng có thể khiến người khác hiểu lầm, thù ghét hoặc thậm chí phá hủy danh dự của bạn. Đôi khi bạn chỉ coi đó như một trò đùa nhưng những người khác lại coi đó là sự thiếu tôn trọng, mất lịch sự. Khi bạn chia sẻ ý kiến của mình lên mạng xã hội, sẽ luôn có những người không đồng ý với quan điểm của bạn và nếu nhà tuyển dụng của bạn là một trong số đó, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu với họ. Vì vậy để đảm bảo các nhà tuyển dụng lựa chọn bạn, hãy tránh những chủ đề dễ gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị,...

3. Đánh giá tiêu cực về công ty cũ

Bạn ghét công việc cũ của mình? Bạn không hài lòng với cấp trên? Mối quan hệ giữa bạn và sếp của mình không tốt? Ngay cả khi mạng xã hội là nơi bạn có thể chia sẻ và kết nối với mọi người, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn có thể nói xấu về người khác, đặc biệt là đồng nghiệp và cấp trên của bạn. Có rất nhiều người đã bị đuổi việc vì đăng bài viết đánh giá tiêu cực về người khác. Vì vậy, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi đăng bất cứ thông tin gì lên mạng xã hội.
Bạn nên dành thời gian xem lại các bài đăng trước đây của mình để xác định những nội dung có thể khiến bản thân bị đánh giá thấp và xóa chúng ngay lập tức.

Tài khoản xã hội là yếu tố đánh giá con người bạn

4. Meme

Meme là những hình ảnh có tính giải trí cao được giới trẻ sử dụng rộng rãi tuy nhiên không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu thích chúng. Đôi khi họ có thể cảm thấy khó chịu vì những hình ảnh thiếu chuyên nghiệp này. Do đó, hãy chú ý hơn tới những Meme mà bạn sử dụng và tốt nhất, hãy xóa bỏ những hình ảnh mà bạn từng đăng lên mạng xã hội.
Nếu bạn muốn chia sẻ hình ảnh hay video mà bản thân tìm được, hãy lập một tài khoản dùng cho công việc và một tài khoản dành cho mục đích riêng tư.

5. Các cuộc tranh luận

Tranh luận, cãi vã trên mạng xã hội là những điều mà không nhà tuyển dụng nào muốn thấy ở nhân viên của họ. Cho dù bạn chỉ coi đó là một cuộc thảo luận sôi nổi hay thậm chí là sự khác biệt về suy nghĩ, các nhà tuyển dụng sẽ không hiểu được. Họ sẽ chỉ nhận ra thái độ tiêu cực của bạn (nếu có) sau mỗi cuộc tranh luận. Hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng không bao giờ muốn lựa chọn những người nóng nảy, dễ tranh cãi vì họ khó có thể hòa hợp với đồng nghiệp.
Mạng xã hội là công cụ hữu ích để kết nối với mọi người. Nó cũng là nơi để bạn thể hiện tính cách và chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên, nếu không sử dụng một cách hợp lý, mạng xã hội sẽ gây ra cho bạn những rắc rối khi tìm việc làm. Do đó, hãy cẩn thận với những nội dung, hình ảnh bạn đăng tải trên đó.

MỤC LỤC:
1. Hình ảnh không phù hợp
2. Nội dung gây tranh cãi
3. Đánh giá tiêu cực về công ty cũ
4. Meme
5. Các cuộc tranh luận

Đọc thêm: Lỗi sai cơ bản khi làm đơn xin việc khiến bạn "trượt" ngay vòng đầu

Đọc thêm: ​Bạn có đang đặt nhẹ vai trò của CV xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888