Cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuyên nghiệp

29/03/2022 12:00
Một lá đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn cùng với lý do thuyết phục, lịch sự, chính đáng chắc chắn sẽ vừa làm hài lòng cấp trên lại có thể giúp bạn đáp ứng mong muốn nhanh chóng. Bạn đã biết cách viết hay chưa, hãy để JobOKO hướng dẫn nhé.

Viết đơn xin việc không dễ, nếu bạn không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc thậm chí còn khó hơn - dù đó là quyền lợi chính đáng. Bạn có thể không biết trình bày lý do thế nào vì "ngại", hay đơn giản là sợ rằng nếu trình bày không chuyên nghiệp thì không được đáp ứng nghỉ việc hoặc có xung đột với phía doanh nghiệp, tổ chức. Cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuyên nghiệp, lịch sự mà JobOKO hướng dẫn bạn sau đây sẽ cực kỳ cần thiết.

MỤC LỤC:
1. Đơn xin nghỉ việc, thôi việc là gì?
2. Gửi đơn xin nghỉ việc, thôi việc cho ai?
3. Cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn nhất
4. Những điều cần làm trước khi nghỉ việc
5. Lưu ý khi viết, gửi đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
6. Mẫu đơn xin nghỉ việc/ thôi việc

1. Đơn xin nghỉ việc, thôi việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc là tài liệu để bạn trình bày đề xuất thôi không làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đơn xin nghỉ việc thường được viết trong 1 trang giấy và theo cấu trúc rõ ràng, có phần trình bày mục đích (xin nghỉ) và giải thích đơn giản lý do, có thời gian dự kiến sẽ chính thức nghỉ việc.

Viết và gửi đơn xin nghỉ việc chỉ là một bước trong tổng thể quy trình thôi việc - từ khi gửi đơn đến khi trao đổi lại và có quyết định chính thức, sau đó bàn giao,... Đơn xin nghỉ việc có thể được viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác tùy công việc và môi trường làm việc.

Đơn xin nghỉ việc có thể chia thành: Đơn xin nghỉ việc (nghỉ hẳn), đơn xin nghỉ phép có lương và đơn xin nghỉ phép không lương. Ở nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc (chấm dứt hợp đồng lao động) nhé.

2. Gửi đơn xin nghỉ việc, thôi việc cho ai?

Tùy vào môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp mà khi xin nghỉ, bạn có thể gửi tới cá nhân/ bộ phận cụ thể. Thông thường, bạn sẽ gửi đến quản lý trực tiếp, ban giám đốc, bộ phận nhân sự của công ty. Ở ngay đầu đơn xin nghỉ việc sẽ có phần "Kính gửi", hãy cân nhắc kỹ để chắc chắn rằng đơn xin nghỉ của bạn đến đúng người, đúng bộ phận để được giải quyết, xử lý kịp thời.

3. Cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn nhất

3.1. Xác định trước lý do xin nghỉ việc chính đáng

Về cơ bản, khi xin nghỉ việc bạn sẽ không cần phải trình bày quá chi tiết về lý do tại sao bạn nghỉ - nhất là khi các lý do đó không thực sự phù hợp để chia sẻ với quản lý của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chia sẻ nguyên nhân là do đâu để được hiểu (và trong nhiều trường hợp là có được sự thông cảm của công ty). Hơn thế nữa, nếu như nguyên nhân nghỉ việc là những vấn đề có thể giải quyết được, tồn tại hiểu lầm,... thì biết đâu 2 bên có thể trao đổi kỹ hơn và tiếp tục hợp tác.

Những lý do xin nghỉ việc chính đáng, được cho là lịch sự và dễ được chấp nhận, không làm mất lòng nhà tuyển dụng (hoặc tổn thương bất kỳ ai) là:

- Mong muốn thay đổi môi trường làm việc.

- Định hướng phát triển không phù hợp với công ty.

- Thay đổi địa chỉ, không thuận tiện đi làm tại công ty.

- Không có cơ hội thăng tiến trong công việc.

- Bận đi học không thể tập trung cho công việc.

- Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.

- Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.

Ngoài ra, ở một số trường hợp cụ thể, khi xin nghỉ việc bạn cũng có thể chia sẻ ít nhiều như là có chế độ hoặc chính sách nào ở công ty mà bạn cảm thấy không phù hợp với mình. Tuy nhiên, đa số các lời khuyên của chuyên gia đều "cảnh báo" rằng có những yếu tố nhạy cảm hoặc tiêu cực thì bạn không nên quá thẳng thắn trong đơn xin việc. Nói giảm, nói tránh cũng có thể được chấp nhận, trong khi không làm phát sinh mâu thuẫn hay căng thẳng không đáng có.

3.2. Chọn mẫu đơn xin nghỉ việc/ thôi việc

Để tránh trường hợp phải "đau đầu" vì không thể hình dung nổi cấu trúc của một lá đơn xin nghỉ việc gồm những phần nào, cần các thông tin gì, JobOKO khuyên bạn nên sử dụng các mẫu đơn xin nghỉ việc, đơn xin thôi việc có sẵn. Bằng cách này, bạn chỉ cần tải mẫu về và điền thông tin cá nhân liên quan, định dạng hay hình thức và bố cục của đơn xin nghỉ việc sẽ không còn là điều đáng bận tâm nữa.

Tham khảo các mẫu đơn xin nghỉ việc được thiết kế chuẩn ở phần sau của bài viết nhé!

3.3. Hướng dẫn cách viết các phần trong đơn xin nghỉ việc

Các phần chính trong đơn xin nghỉ việc và cách viết như sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Đơn xin nghỉ việc/ Đơn xin thôi việc: Viết hoa, có dấu.

- Kính gửi: Như đã đề cập, bạn cần gửi đơn xin nghỉ việc tới đúng người, đúng phòng ban phụ trách. Một số lựa chọn của bạn gồm có - Trưởng phòng [tên phòng ban bạn làm việc] và Phòng Hành chính nhân sự và/ hoặc Ban giám đốc công ty.

- Họ tên: Viết họ tên đầy đủ của bạn, có thể viết hoa và có dấu.

- Ngày/ tháng/ năm sinh: Ghi chính xác thông tin về ngày, tháng, năm sinh của bạn.

- Vị trí (vai trò bạn đảm nhiệm), thuộc phòng ban nào: Phần này quan trọng, nhất là khi bạn làm việc ở trong các công ty, tập đoàn lớn có nhiều phòng ban, có nhân sự trùng tên,...

- Mục đích viết đơn: Có thể nói, một lá đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc sẽ không thể làm đúng "nhiệm vụ' mục tiêu nếu bạn không viết rõ ràng phần này. Thực tế, các phần trên chỉ là phần cung cấp thông tin cá nhân cơ bản, còn ở phần này, bạn sẽ phải viết rõ rằng bạn gửi đơn với mục đích xin nghỉ việc, thôi việc. Ví dụ: "Tôi viết đơn này đề nghị ban giám đốc cho tôi được thôi việc...".

- Thời gian đề xuất nghỉ: Tiếp theo đó, bạn cũng cần phải viết rõ thời gian mong muốn được nghỉ, chẳng hạn "... từ ngày [ngày/ tháng]".

- Lý do xin nghỉ: Thực tế, mỗi cá nhân đều có một (vài) lý do nhất định dẫn tới quyết định nghỉ việc nhưng bạn cần nhớ rằng, không bắt buộc phải liệt kê tất cả nguyên nhân một cách chi tiết. Thực tế, nếu quá chi tiết khi nói về lý do thôi việc thậm chí còn làm quản lý, ban giám đốc công ty không thoải mái. Tùy vào điều kiện cá nhân và lý do thực sự nhưng nhìn chung, bạn có thể "sắp xếp" thành lý do chung chung và thuyết phục như JobOKO đã gợi ý ở trên.

Còn lại, một số lý do xin thôi việc không nên đề cập trực tiếp trong đơn xin nghỉ là: Bố mẹ bảo nghỉ, buồn phiền cá nhân, không hòa nhập được với đồng nghiệp, lương thấp không hài lòng, xung đột với quản lý,... Dù thực tế có là một trong các nguyên nhân trên thì tốt nhất, bạn cũng hãy nói giảm, nói tránh đi nhé.

- Cam kết, hứa hẹn tiến hành bàn giao và nghỉ việc theo đúng quy trình: Trường hợp bạn xin nghỉ việc, thôi việc có lý do hợp lý, thông báo trước theo thời gian quy định, cam kết trong hợp đồng thì chắc chắn rằng doanh nghiệp, tổ chức sẽ không có lý do nào để "cố giữ" bạn cả. Dù thế, việc của bạn vẫn là làm sao để chắc chắn mình sẽ hoàn thành công việc, dự án dang dở và bàn giao, hướng dẫn cho người thay thế vị trí của bạn.

- Lời cảm ơn và ký, ghi rõ họ tên: Ở cuối đơn xin nghỉ việc, thôi việc, đừng quên cảm ơn và ký, ghi rõ họ tên của bạn. Trong trường hợp vì việc cá nhân bất khả kháng mà bạn mong muốn được công ty linh động cho nghỉ sớm hơn hoặc bạn biết rằng ít nhiều bạn đang gây khó khăn, khiến công ty rơi vào thế bị động thì có thể lịch sự hơn bằng cách viết rằng "Tôi hiểu quyết định nghỉ việc/ thôi việc vào thời điểm này có thể gây ra một số bất tiện, dù vậy vẫn mong được công ty thông cảm và tạo điều kiện...".

3.4. Tuân thủ quy trình xin nghỉ việc tiêu chuẩn

Hoàn thành nội dung đơn xin nghỉ việc/ thôi việc, bạn cần gửi (bản cứng hoặc gửi file qua email). Lưu ý rằng bạn sẽ cần tuân thủ quy trình xin nghỉ việc chuẩn sau đây:

- Thông báo nghỉ: Đầu tiên bạn cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ. Bạn cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật. Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.

- Bàn giao công việc và tài sản, thiết bị: Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty bạn để lại. Bạn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.

don xin nghi viec
Bàn giao công việc, tài sản trước khi xin nghỉ việc thể hiện bạn là người có trách nhiệm

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự: Đơn xin nghỉ việc cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng dù cho bạn có bất đồng với cấp trên hay không. Ngoài ra khi kết đơn bạn cần chúc cho sự phát triển của ban giám đốc và công ty.

- Tuân theo hợp đồng lao động: Nếu tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của công ty, hoặc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định thì người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải đối mặt với những vấn đề như:

+ Không được nhận trợ cấp thôi việc.

+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng đến một tháng tiền lương.

+ Có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.

+ Gặp khó khăn khi xin việc tại công ty mới.

Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy trình xin nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.

4. Những điều cần làm trước khi nghỉ việc

Trước khi gửi đơn xin thôi việc bạn cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi, cân nhắc và chuẩn bị hết những tình huống có thể xảy ra như:

- Bạn đã giải quyết hết những công việc tồn đọng chưa?

- Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?

- Lý do mà bạn xin nghỉ liệu có xứng đáng để bạn đánh đổi công việc của mình hay không?

- Nếu như có thể tìm được công việc mới, thì các giá trị như cơ hội thăng tiến, lương, phân công khối lượng công việc, kiến thức có thể học được... có cao hơn công ty cũ hay không?

- Sau khi cân nhắc tất cả những điều này và vẫn có mong muốn nghỉ việc thì hãy dành thời gian và công sức cho lá đơn để chứng tỏ sự tôn trọng với ban lãnh đạo công ty, cũng như trách nhiệm của bạn với công việc đã được giao.

5. Lưu ý khi viết, gửi đơn xin nghỉ việc/ thôi việc

Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng cần nghĩ cho công ty. Nếu bạn nộp đơn xin thôi việc vào đúng thời điểm công ty đang gặp khó khăn hay trục trặc trong kinh doanh thì dù bạn có lý do nào đi chăng nữa thì công ty cũng đều có thể quy kết bạn "đứng núi này trông núi nọ" và đánh giá tiêu cực về bạn. Toàn bộ thời gian bạn cống hiến cho công ty có thể không được ghi nhận vì điều này.

Hơn nữa bạn cũng nên giữ mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp dù cho đã nghỉ việc. Điều này sẽ khiến mối quan hệ của bạn rộng rãi hơn, có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cần và cũng giúp cho chuyện nghỉ việc không còn là vấn đề to tát nữa.

Một số yếu tố khác bạn nên chú ý là:

- Khi bạn quyết định nghỉ việc và tìm công việc mới, hãy giữ bí mật cho đến khi có quyết định chính thức.

- Lưu trữ hồ sơ, dự án hay công việc bạn đang làm, có trách nhiệm với công việc trong thời gian làm việc còn lại.

- Dọn dẹp máy tính, đảm bảo tất cả những thông tin cá nhân của bạn hay những công việc bạn làm gần đây nhất bạn nên xóa đi, đặc biệt những vấn đề không liên quan đến công việc.

don xin nghi viec
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Đọc thêm: Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

6. Mẫu đơn xin nghỉ việc/ thôi việc

Mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn

Khi người lao động có ý định nhảy việc và muốn kết thúc công việc đang làm thì viết đơn xin thôi việc là điều cần thiết. Mục đích của lá đơn này là để thông báo cho công ty về sự thay đổi nhân sự để họ có kế hoạch tuyển dụng kịp thời và tránh vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, để cấp trên phê duyệt cho bạn nghỉ một cách thuận lợi thì lá đơn xin nghỉ việc cần được trình bày lý do một cách thuyết phục, chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn dưới đây:

Để có thể thuyết phục được sếp, cấp trên cho bạn nghỉ việc như mong muốn thì bạn cần viết đơn xin nghỉ việc chuẩn, chuyên nghiệp từ hình thức cho đến nội dung. Có rất nhiều lý do để bạn xin nghỉ việc nhưng để được chấp thuận thì lý do phải chính đáng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được cách viết đơn xin nghỉ việc hay nhất, lịch sự nhất qua các mẫu đơn sẵn có, điều này sẽ giúp tạo được thiện cảm và tránh làm mất lòng bất cứ ai.

Bạn đang muốn tìm một công việc khác, hãy tạo CV mới và đẹp để được phỏng vấn ngay => Tạo CV tại đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 1 tại đây

mau don xin nghi viec

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 2 tại đây

mau don xin thoi viec

Mẫu 3

Tải mẫu đơn xin thôi việc, nghỉ việc số 3 tại đây

don xin nghi viec

Mẫu 4

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 4 tại đây

xin nghi viec

Mẫu 5

Tải mẫu đơn xin thôi việc, nghỉ việc số 5 tại đây

don xin thoi viec hieu qua

Mẫu 6

mau don xin thoi viec

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 6 tại đây

Ngoài ra còn có các mẫu đơn xin nghỉ việc khác như:

Mẫu đơn xin nghỉ việc, nghỉ phép không lương

Đây là đơn xin nghỉ việc áp dụng cho các trường hợp nghỉ việc gấp như ốm đau, có việc riêng, không đủ thời gian bàn giao lại công việc... Bạn hãy nêu rõ lý do của mình cùng thiện chí nghỉ việc không lương để nhận được sự thông cảm từ phía quản lý, tránh vi phạm hợp đồng vì những việc đó là lý do bất khả kháng. Một số mẫu đơn xin nghỉ việc riêng bạn có thể tham khảo dưới đây:

Mẫu 1

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương tại đây

don xin nghi khong luong 1

Mẫu 2

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 2 tại đây

don xin nghi khong luong 2

Mẫu 3

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 3 tại đây

don xin nghi khong luong 3

Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời

Dù bạn nghỉ việc tạm thời sau đó quay lại công ty thì cũng cần viết đơn xin nghỉ. Cách viết đơn xin nghỉ trong trường hợp này là thông báo tới công ty để nhận được sự đồng ý, tránh vi phạm hợp đồng và bị xử phạt. Ngoài ra nếu như bạn có lý do chính đáng thì có thể nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của đồng nghiệp và công ty.

Mẫu 1

Tải mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời tại đây

mau don xin nghi viec tam thoi

Cách viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc JobOKO chia sẻ đây sẽ giúp bạn nắm được cách viết, cách trình bày thông tin và nghỉ việc theo đúng quy trình, đúng luật và hưởng các chế độ.

Có rất nhiều những thắc mắc về vấn đề nghỉ việc đối với các bạn nhân viên đó là sếp khó tính quá có nên nộp đơn xin nghỉ việc không. Đây là một lý do khiến nhiều người băn khoăn nhất, đôi khi áp lực công việc từ chính sếp của mình để biết phải xử lý ra sao với vấn đề này các bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất nhé.
MST: 0109353571

Sau khi xin nghỉ việc, chắc hẳn bạn sẽ cần nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới đảm bảo tiêu chí việc tốt, lương cao. Với nguồn việc làm đa dạng, phong phú được sắp xếp theo nhiều ngành nghề cụ thể, JOBOKO sẽ là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới hấp dẫn cho mình. Hãy truy cập ngay:


Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
16/10/2020 13:30
Hơn ai hết, một ứng viên xuất sắc cho vị trí chuyên viên marketing phải biết cách tự tiếp thị bản thân mình thật ấn tượng. Ngay từ bước đầu tiên chuẩn bị CV xin việc chuyên viên marketing, bạn sẽ cần tự định hướng cho mình về một bản CV đầy đủ nhưng sáng tạo, đúng "tinh thần" của dân tiếp thị.
JobOKO
12/03/2020 09:05
Bạn tìm được một công việc mới tốt hơn vị trí hiện tại? Hay đơn giản là bạn không chịu được môi trường làm việc và muốn rời khỏi đó càng nhanh càng tốt? Dù lý do là gì, trong trường hợp muốn rời đi, bạn sẽ cần phải viết một lá thư xin nghỉ việc . Cách tốt nhất để trình bày bức thư xin nghỉ việc là coi như bạn đang viết một lời cảm ơn. Dưới đây là một số mẹo viết thư xin nghỉ việc hiệu quả nhất.
JobOKO
12/01/2021 10:30
Kỳ vọng của doanh nghiệp với ứng viên sẽ khác nhau tùy vào từng vai trò nên bản thân mỗi ứng viên cần biết chọn thông tin đưa vào CV sao cho phù hợp nhất. CV xin việc Chuyên viên kinh doanh cũng vậy. Chỉ bằng một vài điều chỉnh đơn giản, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng phải thốt lên rằng bạn chính là người họ tìm kiếm.
JobOKO
22/02/2022 14:30
Chuyên viên tài chính là một trong số những việc làm "hot" có mức lương hấp dẫn nhiều bạn trẻ theo đuổi. Để giúp ứng viên có thể chinh phục nhà tuyển dụng, trúng tuyển vị trí mơ ước, JobOKO gợi ý cách viết CV xin việc chuyên viên tài chính chuẩn để bạn tham khảo.
JobOKO
19/12/2021 12:30
Viết Email xin từ chức sao cho lịch sự, thuyết phục, chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần có kỹ năng. Với một vài mẹo JobOKO gợi ý, hy vọng bạn sẽ biết nên viết gì trong Email từ chức cũng như làm sao để nghỉ việc mà vẫn tạo ấn tượng tốt với quản lý, ban lãnh đạo và công ty.
JobOKO
10/02/2022 09:30
Để có được vị trí trong thị trường việc làm cạnh tranh này thì một bản CV xin việc Thư ký ấn tượng sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới công việc mơ ước. Muốn có một bản CV xin việc Thư ký thu hút thì nắm được cách viết chuẩn là điều vô cùng quan trọng.
JobOKO
11/11/2020 06:30
Khi viết CV xin việc ngành điện, ứng viên nên tập trung vào hai mục kỹ năng và kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp và trình độ học vấn. Đây cũng là hai yếu tố mà nhà tuyển dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật nói chung và ngành điện nói riêng quan tâm hơn hết.
JobOKO
02/11/2020 05:00
Quản lý cửa hàng, quản lý nhân sự, quản lý tài chính kế toán, quản lý khu vực, quản lý chi nhánh,... cho dù là vị trí nào, CV xin việc quản lý đều cần làm nổi bật những kỹ năng và phẩm chất cần có của ứng viên như có khả năng quản lý, dẫn dắt, tổ chức và tạo động lực thôi thúc nhân viên làm việc.
JobOKO
28/12/2021 15:30
Ngày nay, ngành Dược cung cấp nhiều cơ hội việc làm lý tưởng, mức lương cao mà không bị giới hạn trong môi trường làm việc nhà nước. Bởi vậy mà khi xin việc trong lĩnh vực này, ứng viên cần biết cách viết CV xin việc ngành Dược thay vì chuẩn bị nguyên một bộ hồ sơ ứng tuyển như trước đây.
JobOKO
30/12/2021 11:30
Mỗi ngành nghề đều có đặc điểm khác nhau, do đó, khi tạo CV xin việc thì ứng viên cần thể hiện được rằng mình am hiểu về ngành, về vị trí việc làm và có cách thể hiện phù hợp nhất. Muốn ứng tuyển vào một ngành năng động, nhiều tiềm năng như chứng khoán, bạn đã biết cách viết CV xin việc chứng khoán?
Giải thưởng của chúng tôi: