Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên
Ngay cả khi đã có trong tay chiếc CV với hàng tá những kinh nghiệm làm việc và hoạt động nổi bật thì bạn vẫn không thể chắc chắn sẽ chạm được vào vị trí mơ ước. Cơ hội trúng tuyển còn phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng mềm, khả năng thích nghi với văn hóa công ty, v.v. hay nói cách khác là employability skill của bạn.
MỤC LỤC:
I. Employability Skill là gì?
II. Employability Skill gồm những kỹ năng nào?
Tầm quan trọng của employability skill đối với đánh giá năng lực ứng viên
I. Employability Skill là gì?
Ngoài "kỹ năng hành nghề" thì employability skill đôi khi còn được hiểu là "kỹ năng nền tảng" hoặc "kỹ năng sẵn sàng làm việc".
Hiểu đơn giản thì employability skill là các kỹ năng cốt lõi, đặc biệt cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Đây là những yêu cầu chung mà một cá nhân buộc phải đáp ứng được nếu muốn trúng tuyển hoặc tiến xa hơn trong công việc.
Employability skill bao gồm các kỹ năng mềm - cho phép bạn hợp tác tốt với những người xung quanh, áp dụng kiến thức đã học để giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Không chỉ thế, chúng cũng gồm các kỹ năng chuyên môn giúp bạn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, có thể coi employability skill là kỹ năng chuyển đổi bởi bạn có thể linh hoạt áp dụng chúng tại bất kỳ vị trí nào.
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng tìm kiếm và mong muốn kỹ năng mềm gì ở các ứng viên?
II. Employability Skill gồm những kỹ năng nào?
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt là khả năng tương tác, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng bằng mọi hình thức (văn bản, lời nói, v.v.) cho người khác. Đây là tiêu chí hàng đầu mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng. Để làm chủ kỹ năng này, trước hết hãy là một người biết lắng nghe, nắm rõ những lo lắng, nhu cầu của khách hàng cũng như mọi chỉ đạo từ cấp trên.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm tốt, không vụ lợi vì lợi ích cá nhân luôn phải đặt lên hàng đầu nếu muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Ngay cả khi không phải thực hiện dự án nhóm, thành thạo kỹ năng này sẽ giúp việc tương tác với cấp trên và đồng nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Đọc thêm: Cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, Teamwork hiệu quả
3. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện bao gồm khả năng phân tích, lập luận và rút ra kết luận một cách khách quan. Sẽ luôn có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, khả năng phản biện tốt sẽ giúp bạn suy nghĩ logic hơn, từ đó có được những phán đoán hợp lý để đưa mọi thứ về đúng quỹ đạo vốn có của nó.
Những kỹ năng hành nghề ứng viên cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ
4. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một phạm trù khá rộng, nói đến các chuẩn mực về nhận thức và hành vi của nhân viên. Nói cách khác, việc nắm chắc cũng như tuân thủ theo đúng các quy tắc của công ty là nhiệm vụ và trách nhiệm của mọi cá nhân trong tổ chức.
Đạo đức nghề nghiệp còn bao gồm những biểu hiện như sự chính trực, khách quan, biết đồng cảm, v.v.
5. Kỹ năng sử dụng máy tính
Trừ những vị trí có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ như nhà phát triển phần mềm, chuyên gia công nghệ thông tin... yêu cầu khả năng lập trình chuyên sâu thì hiện nay, hầu hết mọi ngành nghề đều đã đòi hỏi kiến thức cơ bản với máy tính. Đặc biệt là kỹ năng tin học văn phòng phổ biến như Word, Excel...
Bên cạnh đó, bạn còn cần phải thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi, khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi không ngừng của công nghệ.
Tóm lại, employment skill chính là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng mà còn rất hữu ích với con đường thăng tiến sau này. Đừng quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể tích lũy, trau dồi chúng ngay từ bây giờ như một cách để phát triển toàn diện bản thân.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.