Giám sát kinh doanh là làm gì? lương có cao không?
Giám sát kinh doanh có thể tương đương với vai trò Trưởng nhóm kinh doanh hoặc là quản lý trực tiếp của các trưởng nhóm - tùy vào quy mô và cơ cấu nhân sự của các công ty cụ thể. Giám sát kinh doanh là người hiểu nhất về nhân viên của mình và tình trạng kinh doanh, có thể đưa ra đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác nhất. Đây có thể là một vai trò bận rộn và áp lực nhưng đổi lại bạn sẽ có nhiều cơ hội và được nhận mức lương đáng mơ ước.
MỤC LỤC:
I. Giám sát kinh doanh là làm gì? Các nhiệm vụ chính
II. Tầm quan trọng của Giám sát kinh doanh với quản lý, vận hành bộ phận kinh doanh
III. Thu nhập của Giám sát kinh doanh có cao không?
Công việc của Giám sát kinh doanh là làm gì?
I. Giám sát kinh doanh là làm gì? Các nhiệm vụ chính
Giám sát kinh doanh làm việc dưới sự quản lý của Giám đốc hoặc Trưởng phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm giám sát và quản lý trực tiếp nhân viên kinh doanh, nhân viên bán lẻ. Công việc của bạn sẽ bao gồm quản lý nhân sự, đào tạo nhân viên mới, phân công công việc cho từng người, điều phối các hoạt động kinh doanh và bán hàng như định giá và trưng bày sản phẩm... Mục tiêu của phòng kinh doanh có đạt được hay không, trước hết là do Giám sát kinh doanh có làm tốt công việc của mình không.
Để trở thành Giám sát kinh doanh, bạn sẽ cần có ít nhất bằng trung cấp hoặc cao đẳng trở lên về Quản trị Kinh doanh, Marketing hoặc liên quan và có kinh nghiệm làm việc từ 2, 3 năm trong vai trò nhân viên/chuyên viên kinh doanh, bán hàng. Một số nhiệm vụ chính của Giám sát kinh doanh là:
- Quản lý và sắp xếp công việc cho các nhân viên kinh doanh.
- Tham gia vào tuyển dụng, thuê và đào tạo các nhân viên mới.
- Giám sát hoạt động của nhân viên kinh doanh, phát hiện vấn đề và chỉ đạo thay đổi kịp thời.
- Đánh giá hiệu suất của nhân viên.
- Chốt doanh số vào cuối tháng, quý và năm.
- Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đưa ra các giải pháp, hỗ trợ cần thiết.
- Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và cập nhật thông tin, danh sách khách hàng tiềm năng.
- Đảm bảo hoàn thành mục tiêu doanh số của bản thân và của nhóm phụ trách.
II. Tầm quan trọng của Giám sát kinh doanh với quản lý, vận hành bộ phận kinh doanh
Có thể nhiều người sẽ thắc mắc tại sao đã có Trưởng phòng và Giám đốc kinh doanh rồi mà các công ty vẫn tuyển Giám sát kinh doanh? Trên thực tế, vì quản lý cấp cao thường bận những công việc khác như làm các công việc đối ngoại quan trọng, tiếp xúc với đối tác và đại diện cho công ty khi làm việc với các cơ quan,... nên không thể thực sự dồn hết sức lực vào lãnh đạo nhân viên nội bộ. Họ cần có Giám sát kinh doanh trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm với hiệu suất công việc của nhân viên.
Trong những công ty lớn, nếu không có cấu trúc nhân sự phù hợp thì bản thân Trưởng phòng hay Giám đốc kinh doanh không thể nắm bắt chính xác được tất cả. Rõ ràng, Giám sát kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng vì bạn mới chính là người trực tiếp quản lý nhân viên, hiểu rõ nhất về hoạt động nội bộ. Vị trí Giám sát kinh doanh cũng là cơ hội để bạn tích lũy kinh nghiệm và chứng minh năng lực, khả năng lãnh đạo của bản thân để tiếp tục thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.
Vai trò của Giám sát kinh doanh trong doanh nghiệp
III. Thu nhập của Giám sát kinh doanh có cao không?
Lương trung bình của một Giám sát kinh doanh là từ 10 - 15 triệu/tháng và cao hơn là khoảng 20 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới hơn 30 triệu/tháng (không nhiều người có mức lương này). So với các vai trò giám sát khác như ở các nhà hàng, khách sạn,... thì lương của Giám sát kinh doanh cũng tương tự, không thực sự chênh lệch quá nhiều.
Tuy nhiên, khi tính đến tổng thu nhập thì Giám sát kinh doanh lại là một vị trí khiến nhiều người ao ước. Ngoài lương thì bạn sẽ có thu nhập từ phần trăm hoa hồng từ các dự án, giao dịch kinh doanh. Trong nhiều tình huống, tiền hoa hồng của Giám sát kinh doanh cao bằng hoặc cao hơn lương chính.
Thu nhập tốt luôn đi kèm với yêu cầu cao về hiệu suất công việc và trách nhiệm. Giám sát kinh doanh cũng không phải một vị trí nhàn hạ mà trái lại khá bận rộn và áp lực nhưng khi đảm nhiệm vị trí này nghĩa là năng lực của bạn được ghi nhận. Đồng thời, bạn cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm cho sự nghiệp sau này của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.