Vận dụng kết quả kiểm tra đa trí thông minh MI để phục vụ mục đích học tập, hướng nghiệp là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của bài kiểm tra, đánh giá này. Dù vậy, khi chưa thực sự hiểu rõ về trắc nghiệm đa trí thông minh MI, nhiều người vẫn băn khoăn không biết có nên dùng MI để hướng nghiệp không, liệu kết quả trắc nghiệm có thực sự chính xác hay không.
Nên hay không sử dụng kết quả trắc nghiệm MI để hướng nghiệp?
Trắc nghiệm đa trí thông minh MI hay trắc nghiệm MI là bài kiểm tra trí tuệ gồm 86 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó đánh giá thế mạnh, trí thông minh của mỗi cá nhân, đánh giá năng lực nhìn nhận, tiếp nhận và tương tác với các lĩnh vực cụ thể. Trắc nghiệm MI ban đầu phân chia trí thông minh của chúng ta thành 7 loại (khi lý thuyết đa trí thông minh mới ra đời vào năm 1983), hiện nay đã phát triển thành 9 loại trí tuệ như sau:
Từ khi ra đời và cho tới khi trở nên phổ biến như hiện tại, trắc nghiệm đa trí thông minh MI được nhiều người ủng hộ nhưng vẫn có nhiều đánh giá bất đồng, nghi ngờ tính chính xác của nó. Hơn thế nữa, mọi người đều quen thuộc với trắc nghiệm IQ để "đo" trí thông minh của một người, và không phải ai cũng đủ "rộng rãi" để công nhận rằng có những trí thông minh ở các lĩnh vực khác chẳng liên quan gì tới tính toán hay ngôn ngữ (ví dụ thông minh tự nhiên, thông minh tương tác,...).
Suy cho cùng, không chỉ riêng trắc nghiệm đa trí thông minh MI mà hầu hết các trắc nghiệm tâm lý đều khó để đảm bảo mức độ chính xác 100% nhưng với những khung đánh giá đã được kiểm chứng qua thực tế nhiều như trắc nghiệm MBTI hay trắc nghiệm MI thì mức độ đáng tin cậy khá cao, ít nhất cũng đạt gần 90% trở nên. Hơn nữa, niềm tin cũng phụ thuộc vào quan điểm, giá trị của mỗi cá nhân.
Khi nói về ứng dụng phổ biến nhất của trắc nghiệm đa trí thông minh MI, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những điều như:
Tuy nhiên, ứng dụng nhiều nhất của trắc nghiệm MI hiện nay là dùng để hướng nghiệp - chọn ngành nghề và định hướng sự nghiệp tương lai. Khi làm trắc nghiệm MI và nhận được kết quả, bạn cũng sẽ đồng thời nhận được gợi ý về những nghề nghiệp phù hợp, để bạn có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về mặt trí tuệ, năng lực của bản thân.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, có nên tin tưởng để dùng kết quả trắc nghiệm đa trí thông minh MI để hướng nghiệp không - đáp án là bạn nên coi đây là một phương pháp hữu ích để chọn nghề nghiệp vì rõ ràng, hàng triệu người đã sử dụng và thấy được tính hiệu quả.
Dù vậy, trắc nghiệm đa trí thông minh MI chưa đủ làm căn cứ để bạn chọn nghề. Chẳng hạn, bạn có trí thông minh ngôn ngữ, được gợi ý làm các công việc về viết lách, dịch thuật, biên kịch,... nhưng biết đâu, đó không phải là lĩnh vực bạn yêu thích hoặc bạn cảm thấy không có triển vọng phát triển trong tương lai? Nói cách khác, gợi ý hướng nghiệp dựa trên kết quả trắc nghiệm MI chỉ mang tính chất tham khảo, để toàn diện, bạn sẽ cần kết hợp với các nội dung khác như năng lực cá nhân, kết quả học tập, sở thích cá nhân, làm bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách MBTI,...
Xác định tính chính xác của trắc nghiệm đa trí thông minh MI
Nếu như mục đích chính của bạn khi làm trắc nghiệm MI là để hướng nghiệp, chắc hẳn, bạn sẽ cần lưu ý nhiều hơn trong cả quá trình từ trước, trong khi làm bài kiểm tra và sau đó - thời điểm đọc hiểu kết quả. Một số lưu ý cơ bản mà JobOKO muốn bạn ghi nhớ để đảm bảo độ chính xác cũng như thực sự được hướng nghiệp phù hợp nhất với sở thích, năng lực bản thân là:
Nhìn chung, hướng nghiệp bằng trắc nghiệm đa trí thông minh MI có thể là một biện pháp tốt, hiệu quả với điều kiện bạn phải hiểu đúng về bài test này, khi làm test nghiêm túc, đồng thời coi đây là giải pháp bổ sung, tham khảo thay vì lệ thuộc hoàn toàn vào kết quả định hướng nghề nghiệp được đưa ra.
MỤC LỤC:
I. Trắc nghiệm đa trí thông minh MI có chính xác không?
II. Có nên hướng nghiệp bằng trắc nghiệm MI không? Vì sao?
III. Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm đa trí thông minh MI phục vụ hướng nghiệp
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng có nên test ứng viên bằng trắc nghiệm MI?
Đọc thêm: DISC là gì? tìm hiểu tính cách, nghề nghiệp theo biểu đồ DISC