Bạn có thể tìm hiểu về các chương trình học ở trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học của ngành kế toán, hình dung "sơ sơ" về các môn mình sẽ phải học nhưng thực tế thì học các môn đó như thế nào, để làm nhiệm vụ cụ thể nào sau khi ra trường thì rất khó để hiểu được. Không chỉ có chuyên môn mà các kỹ năng, phẩm chất, khả năng thực hành đều rất quan trọng, có ý nghĩa với công việc kế toán. Nếu bạn đang thắc mắc kế toán cần học những gì thì bài viết của JobOKO có thể giúp bạn tìm ra đáp án hoàn hảo nhất.
Tìm hiểu chương trình đào tạo kế toán chuẩn, chuyên nghiệp
Kế toán là một nghề nghiệp mà trong đó nhân sự - nhân viên kế toán, chuyên viên kế toán phụ trách xử lý các chứng từ, hóa đơn, sổ sách, lập hồ sơ tài chính, hồ sơ thuế cho doanh nghiệp. Từ cân đối kế toán, thu - chi, nắm rõ nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận đến tính lương, quyết toán, phân bổ ngân sách thực tế cũng là công việc phổ biến của kế toán. Trong các trường hợp khác, kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng còn là những người có khả năng xuất sắc trong kiểm toán, phân tích tài chính, đưa ra những đề xuất, lời khuyên cho ban giám đốc.
Nghề kế toán luôn có chỗ đứng vì nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp với nhân sự kế toán ở mức cao, tuyển dụng liên tục. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì năng lực và trình độ chuyên môn của kế toán chưa đồng đều, nhiều nhân sự chưa cập nhật được xu hướng và đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hiện tại, các chương trình học ở trường cao đẳng, đại học đang được định hướng thay đổi để phù hợp hơn và bản thân các bạn mong muốn gia nhập ngành, gắn bó lâu dài và thăng tiến cũng cần có sự chủ động trong tiếp cận kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành kế toán.
Để biết kế toán cần học những gì, bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu các yêu cầu của công việc, tiêu chí tuyển dụng của nhà tuyển dụng. Về cơ bản, các yêu cầu sẽ được điều chỉnh tùy vào vị trí việc làm cụ thể của bạn khi xin việc và tình hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Dù vậy, các yêu cầu cơ bản, chung nhất vẫn sẽ có điểm tương đồng đó là:
Học kế toán cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Để có kiến thức và nghiệp vụ kế toán thì bạn sẽ được trang bị qua chương trình học với các môn cơ bản và chuyên ngành, trong đó gồm có:
Nhìn chung, chương trình học sẽ được mở rộng, chuyên sâu nếu bạn học ở các trường đại học có thời gian đào tạo dài hơn - hoặc rút ngắn chỉ tập trung vào các môn chuyên ngành khi học trung cấp. Các môn học thuộc chuyên ngành kế toán không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, đầy đủ về chuyên môn và nghiệp vụ tài chính mà còn giúp bạn có nền tảng, cơ sở về phân tích và quản lý tài chính, kinh doanh. Tất cả các kiến thức đó đều quan trọng và sẽ được ứng dụng thực tiễn vào công việc kế toán sau này.
Thực tế, các môn học kế toán thì nhiều nhưng muốn hiểu đơn giản để dễ hình dung, bạn hãy tập trung vào 3 bước trọng tâm. Chương trình học như thế nào thì đều nhằm đảm bảo cho bạn:
Muốn trở thành kế toán chuyên nghiệp, kỹ năng là yếu tố không thể thiếu
Chuyên ngành kế toán có chương trình đào tạo đại học trong 3,5 - 4 năm; cao đẳng là từ 2 - 3 năm và trung cấp là từ 2 - 2 năm 3 tháng. Bên cạnh đó, với các bạn học trái ngành mà muốn theo nghiệp kế toán thì có thể tham khảo các chương trình học từ xa, học tại nhà có cấp chứng chỉ, thời gian học chỉ từ khoảng 10 tháng đến 1 năm.
Với tấm bằng kế toán, sau khi ra trường bạn có thể phát triển theo những hướng khác nhau, không nhất định phải làm nhân viên kế toán. Tùy vào năng lực, sở thích mà bạn cho cho mình hướng đi tốt nhất nhé nhưng dù thế nào cũng hãy nhớ rằng chỉ tính riêng các vị trí việc làm kế toán thôi cũng có rất nhiều rồi nên bạn hoàn toàn có thể "tha hồ" lựa chọn.
Đa số các bạn học chuyên ngành kế toán sau khi ra trường sẽ làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán chẳng hạn như nhân viên kế toán, chuyên viên kế toán hoặc kiểm toán nội bộ. Đây được coi là nghề nghiệp đúng chuyên ngành nhất với nhiều vị trí việc làm, cụ thể như sau:
Có nền tảng kiến thức chuyên môn vững về tài chính, kế toán và kiểm toán, không có gì lạ khi nhiều bạn thích phân tích tài chính và đầu tư lại chọn theo định hướng nghề nghiệp này. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như: Chuyên viên phân tích tài chính, Chuyên viên tư vấn đầu tư, Chuyên viên phân tích dữ liệu,... cho các doanh nghiệp. Muốn theo đuổi sự nghiệp trong các ngành nghề này, bạn sẽ cần tiếp xúc từ sớm, học và thành thạo các kỹ năng cũng như công cụ phân tích tài chính, đầu tư.
Trở thành kiểm toán nội bộ cho các ngân hàng, làm kế toán ngân hàng cũng là lựa chọn nghề nghiệp được nhiều bạn lựa chọn. Môi trường làm việc trong ngân hàng có những đặc điểm khác biệt, khá áp lực nhưng chế độ đãi ngộ tốt, mức lương thưởng cao nên bạn có thể cân nhắc. Dù vậy, kỳ thi vào làm việc tại các ngân hàng sẽ khác so với bài kiểm tra (test) nhân viên kế toán nên bạn sẽ cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị trước khi ứng tuyển.
Có rất nhiều việc làm học kế toán có thể ứng tuyển
Khác với các lựa chọn nghề nghiệp kể trên, những bạn học kế toán mà yêu thích kinh doanh hoàn toàn có khả năng bắt đầu từ những công việc như nhân viên kinh doanh, chuyên viên kinh doanh, marketing, thị trường,... Liên tục học hỏi và rèn luyện trong nhiều vai trò giúp bạn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và các mối quan hệ, biết cách vận hành và quản trị tài chính doanh nghiệp, có cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý, CEO hoặc tự khởi nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn định hướng nghề nghiệp theo cách phân chia đơn giản hơn là làm kế toán doanh nghiệp hay kế toán công. Kế toán doanh nghiệp vẫn phụ trách quản lý sổ sách, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, phân tích thu - chi của doanh nghiệp, làm báo cáo thuế và báo cáo tài chính,... Trong khi đó, kế toán công làm trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, cơ quan hoạt động cho các mục đích vì cộng đồng. Công việc của bạn vẫn là kế toán nhưng không liên quan nhiều đến theo dõi doanh thu, lợi nhuận mà là báo cáo, lưu trữ số liệu, sổ sách kế toán theo quy định.
Học chuyên ngành kế toán, ngoài việc tìm hiểu xem kế toán cần học những gì, nhiều bạn từ khi còn học năm 2, năm 3 cũng đã bắt đầu nghiên cứu, suy nghĩ xem có nên học và thi các chứng chỉ kế toán quốc tế hay không. Nếu như bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng cân nhắc qua phân tích sau đây của JobOKO nhé.
Có một số chứng chỉ quốc tế cần thiết và giúp nhân sự kế toán nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy thăng tiến sự nghiệp như chứng chỉ ACCA, CPA, CIMA hoặc CFA. Việc của bạn là có mục tiêu và định hướng rõ ràng, sau đó quyết định nên học gì thì phù hợp. Chẳng hạn bạn muốn hoàn toàn theo kế toán thì nên học ACCA hoặc CPA, thiên về tài chính và đầu tư thì CIMA và CFA sẽ cần thiết hơn.
Thời gian học các chứng chỉ này được quy định cụ thể khác nhau, thường là từ ít nhất 2 năm đến yêu cầu bắt buộc hoàn thành trong vòng 10 năm. Chi phí cho các chứng chỉ cũng dao động từ vài chục triệu đến khoảng 200 triệu đồng. Nhiều khóa học và các kỳ thi, yêu cầu trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cả trong học và thi nên bạn phải cân nhắc xem có thực sự quyết tâm và kiên định để theo học được hay không. Không khó để thấy rất nhiều trường hợp các bạn bỏ ra hàng chục triệu đăng ký học rồi bỏ ngang giữa chừng thì sẽ rất tốn kém.
Đương nhiên, có lý do để dù các chứng chỉ kế toán quốc tế có khó thì vẫn nhiều người muốn thử sức. Kết quả thống kê chính thức cho thấy ở Việt Nam chỉ có khoảng hơn 5.000 người sở hữu các chứng chỉ này - một con số cực kỳ khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Học chứng chỉ kế toán quốc tế, bạn gia tăng cơ hội cạnh tranh khi tìm việc làm, có thể nhận mức lương cao hơn từ 1,5 đến vài lần so với mức trung bình, dễ thăng tiến lên các vai trò quản lý như kế toán trưởng.
Làm thế nào để thành công, thăng tiến trong ngành kế toán?
Sau khi hiểu rõ xem kế toán cần học những gì và các cơ hội nghề nghiệp, các định hướng sự nghiệp, bạn có thể hiểu rõ và ghi nhớ một số phương pháp, bí quyết để thành công trong ngành này. Những hướng dẫn cơ bản sẽ gồm có:
Những chia sẻ trên đây của JobOKO liệu có giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi kế toán cần học những gì hay chưa? Mong rằng bạn có thể có thêm căn cứ để ra quyết định có nên học ngành kế toán hay không hay định hướng bắt đầu sự nghiệp kế toán như thế nào. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC:
I. Nghề kế toán là làm gì? Yêu cầu có cao không?
II. Kế toán cần học những gì?
III. Học kế toán ra trường có thể làm những công việc gì?
IV. Có nên học chứng chỉ kế toán quốc tế hay không?
V. Bí quyết để thành công trong ngành kế toán
Đọc thêm: Thực trạng ngành kế toán hiện nay thế nào? Giải pháp để thăng tiến sự nghiệp
Đọc thêm: Chứng chỉ ACCA là gì? Có giúp thăng tiến sự nghiệp kế toán, kiểm toán?