Mô tả công việc của Kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là chức danh công việc chỉ chung những kế toán viên làm việc cho một công ty duy nhất. Hầu hết các vị trí kế toán đều thuộc loại chức danh kế toán nội bộ. Mô tả công việc của Kế toán nội bộ chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này.
Kế toán là một vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước bởi vì nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Ở các doanh nghiệp nhỏ, công việc nhân viên kế toán sẽ phải xử lý chẳng hạn như ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, diễn giải và cân bằng tính toán, lập báo cáo, theo dõi các tài khoản phải trả và phải thu cùng nhiều công việc khác. Đôi khi bạn sẽ là kế toán duy nhất trong công ty. Trong khi đó, ở các công ty lớn, bạn sẽ làm việc với kế toán viên khác và trách nhiệm của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào công việc được phân công.

MỤC LỤC:
1. Công việc của Kế toán nội bộ
2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng đối với Kế toán nội bộ
3. Con đường trở thành Nhân viên kế toán

Xem hàng ngàn việc làm kế toán nội bộ thu nhập cao, chế độ đầy đủ
mo ta cong viec ke toan noi bo
Nhân viên kế toán nội bộ công việc cụ thể là gì?
Trong ngành kế toán có rất nhiều vị trí kế toán mà bạn cần tìm hiểu ví dụ như: kế toán tổng hợp, kế toán trưởng,... cùng với đó là một số câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợpcâu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho màn phỏng vấn tốt đẹp hơn nhé. Còn dưới đây là mô tả công việc kế toán nội bộ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

1. Công việc của Kế toán nội bộ

  • Quản lý tất cả các nghiệp vụ tài chính.
  • Kiểm tra chứng từ để xác minh các nghiệp vụ tài chính.
  • Xây dựng và triển khai các thủ tục kế toán bằng cách phân tích các thủ tục hiện tại và kiến nghị thay đổi.
  • Xử lý số dư cuối kỳ càng tháng, hàng quý, hàng năm.
  • Đối chiếu tài khoản phải trả và phải thu.
  • Đảm bảo thanh toán chuyển khoản đúng hạn.
  • Tính thuế và lập tờ khai thuế.
  • Thu thập thông tin, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác để tổng kết tình hình tài chính hiện tại.
  • Tăng cường bảo mật dữ liệu tài chính và tiến hành sao lưu dữ liệu khi cần.
  • Tuân theo các chính sách và quy định về tài chính doanh nghiệp.

2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng đối với Kế toán nội bộ

  • Có kinh nghiệm làm kỹ năng hạch toán, lập báo cáo.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Hoàn thành công việc đúng thời hạn.
  • Giữ bí mật công việc.
  • Quản lý thời gian.
  • Kỹ năng nhập chứng từ, kiểm tra chứng từ.
  • Sử dụng thành thạo Excel và phần mềm kế toán.
  • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kế toán - kiểm toán, Tài chính - kế toán.

3. Con đường trở thành Nhân viên kế toán

3.1. Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng

Một số công ty chỉ cần tuyển kế toán nội bộ có bằng cao đẳng, thậm chí là chứng nhận học kế toán tại trung tâm. Tuy nhiên, nhiều kế toán viên theo học để lấy bằng cử nhân chuyên ngành kế toán, tài chính hoặc lĩnh vực liên quan, vì điều kiện để thi lấy chứng chỉ kế toán viên CPA là tốt nghiệp Đại học trở lên.

3.2. Lựa chọn chuyên môn

Hai lĩnh vực chuyên môn chính là kế toán nội bộ và kế toán độc lập (kế toán có chứng chỉ hành nghề CPA). Ngoài ra còn nhiều chuyên môn hẹp bao gồm kế toán môi trường, kiểm toán nội bộ, kế toán thuế, kế toán quản trị.

3.3. Lựa chọn giữa kế toán nội bộ và kế toán độc lập

Sự khác biệt giữa hai chức danh việc làm nhân viên kế toán này là, kế toán nội bộ là người làm việc trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, không cần có chứng chỉ CPA; còn kế toán độc lập là người làm việc cho công ty kế toán hoặc tự hợp tác với các công ty có nhu cầu lập báo cáo tài chính có giá trị pháp lý.
Muốn trở thành kế toán độc lập, bạn phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể, trong đó điều kiện dự thi là bằng cử nhân Đại học trở lên và thời gian làm việc thực tế trong nghề tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng.
mo ta cong viec ke toan noi bo
Yêu cầu công việc, kỹ năng của kế toán nội bộ

3.4. Tích lũy kinh nghiệm

Kế toán viên đều nên làm việc ở vị trí từ thấp lên cao để có cơ hội trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế nếu muốn phát triển sự nghiệp trong nghề kế toán. Như đã nói ở trên, để đủ điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên, dù bạn giữ vị trí nào, kế toán nội bộ hay kế toán doanh thu thì bạn cần có thời gian công tác thực tế tối thiểu 36 tháng trong ngành kế toán hoặc ngành liên quan. Với ngành kế toán cũng có khá nhiều những vị trí khác nhau, các bạn hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng công việc nhé.
Cùng với những thông tin về công việc của kế toán nội bộ thì các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những kỹ năng nhất định một kế toán chuyên nghiệp phải có để có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin và dễ dàng hiểu thêm để tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm và kỹ năng để ứng dụng cho công việc được diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất.

tin mới

Cách viết CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê

Nghề kế toán có rất nhiều vị trí chuyên biệt, trong đó kế toán kiểm kê là một vai trò khá đặc thù. Để ứng tuyển vào vai trò này, ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm, mỗi ứng viên sẽ phải biết cách chuẩn bị CV xin việc nhân viên kế toán kiểm kê sao cho đúng chuẩn, thuyết phục được nhà tuyển dụng.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc Nhân viên kế toán kiểm kê

Thủ quỹ là gì? Mô tả công việc Thủ quỹ đầy đủ nhất

Nói đến vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức thì chúng ta không thể bỏ qua thủ quỹ - người cầm tiền, chi tiền và ra các quyết định liên quan đến tài chính, tiền bạc. Vậy chính xác thì thủ quỹ là gì và mô tả công việc thủ quỹ như thế nào thì đầy đủ, chính xác nhất?

01/01/2100 00:00

Thủ quỹ là gì? Mô tả công việc Thủ quỹ đầy đủ nhất

Cách viết CV xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm

Vẫn là CV xin việc kế toán nhưng ứng viên nhiều kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm sẽ cần có cách trình bày CV khác nhau để thể hiện bản thân ấn tượng nhất. Đáng chú ý, cách viết CV xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm còn đặc biệt hơn nữa.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm

Kế toán cần học những gì? Có nên học chứng chỉ kế toán quốc tế?

Để có thể bắt đầu một nghề nghiệp và gắn bó với nó lâu dài, bạn chắc chắn sẽ cần chuẩn bị cho mình những hành trang cả về kiến thức, kỹ năng. Vậy với nghề kế toán thì sao và để trở thành kế toán cần học những gì? Cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo kế toán chuẩn và những yêu cầu thực tế qua nội dung chi tiết sau đây bạn nhé.

01/01/2100 00:00

Kế toán cần học những gì? Có nên học chứng chỉ kế toán quốc tế?

Chứng chỉ CIMA là gì? có nên học hay không?

Lĩnh vực tài chính, kế toán vốn được biết đến là ngành nghề yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và có nhiều chứng chỉ giúp nâng cao trình độ, năng lực và giúp bạn thăng tiến. CIMA là một chứng chỉ như vậy. Tuy nhiên, ngay cả dân tài chính, kế toán nhiều khi cũng chưa rõ CIMA là chứng chỉ gì, có gì giống và khác với ACCA.

01/01/2100 00:00

Chứng chỉ CIMA là gì? có nên học hay không?

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kế toán thế nào?

Bạn đang làm nhân viên kế toán bán hàng hay kế toán nội bộ, kế toán thuế? Dù trong vị trí nào chăng nữa thì chắc hẳn một trong những điều bạn quan tâm nhất sẽ là con đường sự nghiệp của mình sẽ ra sao. Biết về lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán cũng có thể tạo động lực để bạn tiếp tục nỗ lực nhiều hơn.

01/01/2100 00:00

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kế toán thế nào?

Tất tần tật về nghề kế toán kiểm kê

Nhân viên kế toán kiểm kê có vai trò rất quan trọng trong mỗi công ty. Họ là những người phụ trách kiểm tra hàng hóa để đảm bảo không có sự chênh lệch giữa số liệu được ghi chép lại và số liệu thực tế, từ đó tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý các loại tài sản.

01/01/2100 00:00

Tất tần tật về nghề kế toán kiểm kê

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là gì? Viết sao cho chuẩn trong CV?

Nghề kế toán có một đặc điểm cực thú vị là ở vai trò nhân viên thông thường thì có rất nhiều hướng như kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán công nợ và nhiều vai trò khác. Tuy nhiên, khi nói về mục tiêu nghề nghiệp kế toán thì lại chỉ hướng tới kế toán tổng hợp, kế toán trưởng.

01/01/2100 00:00

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là gì? Viết sao cho chuẩn trong CV?

Cách viết CV xin việc kế toán ít kinh nghiệm

Cách viết CV xin việc kế toán ít kinh nghiệm có gì khác so với CV xin việc kế toán nhiều kinh nghiệm? Cần điều chỉnh nội dung như thế nào? Tìm hiểu với JobOKO để có thể viết CV chất lượng và xin việc kế toán lương cao bạn nhé.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc kế toán ít kinh nghiệm

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán Bán hàng

Kế toán bán hàng là người giữ vai trò quan trọng trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Họ là người nắm giữ tài chính của công ty, vì vậy mà quá trình tuyển dụng cũng phải trải qua các bước khắt khe. Đồng nghĩa với việc các câu hỏi phỏng vấn kế toán bán hàng mà nhà tuyển dụng thường đưa ra cũng không hề đơn giản.

01/01/2100 00:00

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán Bán hàng
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.