Kinh nghiệm xin việc làm thợ điện

20/09/2021 09:30
Môi trường làm việc của thợ điện thoải mái, không gò bó trong văn phòng. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện yêu cầu người thợ điện phải thật cẩn thận, đặt vấn đề an toàn lên trên hết và cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng khá cao. Vậy khi xin việc làm thợ điện, ứng viên cần lưu ý những gì?

Trở thành một thợ điện có thể là lựa chọn của nhiều người vì không yêu cầu cao về trình độ, không nhất thiết phải có bằng đại học. Trong khi đó, mức lương của vị trí này cũng khá tốt, bạn có thể tích lũy kỹ năng, kiến thức và các mối quan hệ để sau này tự kinh doanh, ... Ngoài ra, thợ điện cũng có nhiều cơ hội việc làm, từ thợ điện dân dụng, thợ điện bảo trì hệ thống đến thợ điện công nghiệp.

Bí quyết xin việc làm thợ điện đạt hiệu quả cao

I. Kinh nghiệm viết sơ yếu lý lịch xin việc làm thợ điện​

1. Trình độ học vấn

Đối với nghề nghiệp yêu cầu độ tỉ mỉ và chính xác cao như thợ điện, bằng cấp và chứng chỉ là yêu cầu tất yếu. Mỗi ứng viên trước khi quyết định bắt đầu xin việc cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về mạch điện, hệ thống điện, nguyên lý hoạt động các thiết bị và cách khắc phục các sự cố chập điện, đứt đường dây,... Nhà tuyển dụng muốn bạn chứng minh năng lực của mình trước hết là thông qua bằng cấp đã đạt được. Vì vậy, đừng quên trình bày đầy đủ các thông tin bằng cấp liên quan khi nộp hồ sơ xin việc nhé!
Như đã trình bày trước đó, thợ điện không nhất định phải có bằng cử nhân đại học nhưng cần có bằng trung cấp trở lên nghề điện. Chứng chỉ về an toàn cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao nên nếu có điều kiện, bạn nên theo học trước khi xin việc để ghi vào CV xin việc, sơ yếu lý lịch.

2. Kinh nghiệm

Năng lực làm việc của một thợ điện chỉ có thể được chứng minh và nâng cao thông qua trải nghiệm và làm việc trong thực tế. Nếu muốn chứng minh bản thân là ứng viên có khả năng đảm đương công việc, bạn chớ nên bỏ sót phần kinh nghiệm làm việc. Trong trường hợp là sinh viên mới ra trường, xin làm thực tập sinh hoặc thử việc là cách hiệu quả để bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng đấy!

3. Kỹ năng

Để có thể thành công trở thành người thợ điện thực sự, quan trọng hơn là để làm việc hiệu quả, ứng viên cần sở hữu và thuần thục nhiều kỹ năng chuyên môn, đồng thời rèn luyện phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ. Những kỹ năng đó có thể là: Đặt và cài đặt mạch điện, đo, cắt và uốn ống bằng tay và uốn cong thủy lực, bảo trì và lắp đặt hệ thống báo cháy, bảo trì dụng cụ và thiết bị, thay thế hệ thống dây điện bị lỗi,... Bên cạnh đó là các kỹ năng mềm như: Kỹ năng phân tích, chẩn đoán sự cố trong hệ thống điện, tư duy logic, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề,...
Mỗi phân ngành thợ điện sẽ có những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn khác nhau, chính vì vậy, cần phỏng theo mô tả công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng để sắp xếp ưu tiên các kỹ năng cho hợp lý trong sơ yếu lý lịch.

Lưu ý gì khi xin việc làm thợ điện?

II. Phỏng vấn thợ điện cần chú ý những gì?​

Sau khi thành công bước tới vòng phỏng vấn, việc tiếp theo bạn cần làm là dự đoán và chuẩn bị phương án cho câu hỏi hoặc tình huống có thể diễn ra trong quá trình phỏng vấn. Căng thẳng là chuyện thường tình, nhưng bạn cần thật tập trung, giữ cho đầu óc tỉnh táo để sẵn sàng trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả nhất. Tìm hiểu trước công ty tuyển dụng, tập dượt trước câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp (kinh nghiệm, sở thích,...) cũng sẽ khiến bạn bớt hồi hộp và đáp lại lưu loát hơn.

  • Vì sao bạn muốn trở thành thợ điện? Điểm gì đã thu hút bạn?
  • Theo bạn, yếu tố an toàn nào là quan trọng nhất đối với người thợ điện?
  • Phần công việc nào bạn thấy khó giải quyết nhất? Bạn có kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai không? Bên cạnh đó, khi phỏng vấn thợ điện, nhà tuyển dụng sẽ thường chú ý quan sát để có cái nhìn chính xác hơn về tính cách và khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Bạn nên cho thấy sự tập trung, bình tĩnh, đặc biệt không thể hiện sự hậu đậu, cẩu thả hay quá lo lắng vì với công việc này, đó là những điểm yếu không thể chấp nhận được, có nguy cơ gây tai nạn cả về người và tài sản.
Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi nào cho ứng viên tiềm năng của mình? Tự đặt câu hỏi và cũng tự tìm câu trả lời cho chính bản thân nhé!

Vừa rồi là một số kinh nghiệm xin việc nghề thợ điện mà JOBOKO.com muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đã lấy được tự tin để nộp sơ yếu lý lịch thợ điện của mình chưa? Truy cập JOBOKO.com để tham khảo thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như biết cách viết CV xin việc ngành điện chuyên nghiệp, đúng chuẩn giúp có được công việc mơ ước nhé.

MỤC LỤC:
I. Kinh nghiệm viết sơ yếu lý lịch xin việc làm thợ điện​​
II. Phỏng vấn thợ điện cần chú ý những gì?​

Đọc thêm: Thợ điện chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì?

Đọc thêm: Thợ điện có cần bằng cấp không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888