Mô tả công việc của Kỹ Sư Cơ Khí

18/10/2019 13:00
Bạn muốn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cơ khí nhưng chưa biết công việc cụ thể của nghề này là gì? Đừng lo lắng, chỉ với những thông tin cơ bản chia sẻ về công việc kỹ sư cơ khí dưới đây, bạn đọc sẽ nhanh chóng lựa chọn được công việc tốt với mức thu nhập ổn định cho mình.
Với tốc độ phát triển hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành cơ khí ngày một tăng và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư cơ khí. Muốn có được công việc kỹ sư cơ khí không quá khó với nhiều bạn trẻ đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng. Dẫu vậy, không phải ai cũng đủ năng lực để vượt qua phỏng vấn dễ dàng. Chính vì vậy, khi nắm được những câu hỏi phỏng vấn kỹ sư cơ khí phổ biến và biết cách trả lời ra sao sẽ giúp bạn không phải suy nghĩ và tự tin thể hiện năng lực trước nhà tuyển dụng.
Công việc của Kỹ sư cơ khí cụ thể là gì?
Mặc dù bạn đã theo đuổi nghề cơ khí được khá lâu nhưng sự nghiệp vẫn chưa có sự khởi sắc. Trong khi những người khác với sự cố gắng đã leo lên vị trí cao hơn và hưởng mức thu nhập ấn tượng. Vậy ở họ có điều gì mà nhà tuyển dụng lại đánh giá cao? Hãy cùng Joboko.com nhận diện đặc điểm của một kỹ sư cơ khí giỏi để bản thân học hỏi và rèn luyện, bổ sung những kỹ năng, phẩm chất giúp hoàn thiện bản thân và nhanh chóng thăng tiến trên con đường sự nghiệp nhé. Còn trong bài viết này Joboko.com gửi các bạn mô tả công việc của kỹ sư cơ khí cho những ai đang cần tìm hiểu.

I. Công việc của Kỹ sư cơ khí

  • Phát triển sản phẩm ở tất cả các giai đoạn (thiết kế, phát triển, thử nhiệm mẫu, sản xuất và lắp đặt).
  • Thiết kế hệ thống và các bộ phận đáp ứng yêu cầu.
  • Thiết kế phác thảo, cũng là công việc mà kỹ sư cơ khí cần làm.
  • Tiến hành thực nghiệm có phương pháp, phân tích dữ liệu và giải thích kết quả.
  • Đo lường hiệu suất các chi tiết máy, thiết bị và máy móc.
  • Thỏa thuận ngân sách, thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật khách hàng và quản lý.
  • Liên hệ với nhà cung cấp.
  • Xây dựng, triển khai các thiết kế và quy trình thử nghiệm.
  • Trình bày ý tưởng thiết kế với quản lý và khách hàng.
  • Thử nghiệm, đánh giá, chỉnh sửa và thử nghiệm lại sản phẩm.
  • Viết báo cáo và ghi chép tài liệu.
  • Phân tích và diễn giải dữ liệu.
  • Cung cấp các tư vấn kỹ thuật.

II. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng của Kỹ sư cơ khí

  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kỹ sư cơ khí.
  • Kinh nghiệm làm việc với giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm (PLM).
  • Kinh nghiệm sử dụng phần mềm máy tính để hỗ trợ các nhiệm vụ phân tích kỹ thuật (CAM) và CAE.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ họa 2D hoặc 3D như AutoCAD.
  • Hiểu biết về các công cụ phân tích kỹ thuật.
  • Hiểu rõ các khái niệm cốt lõi bao gồm cơ học, động học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu...
  • Khả năng sáng tạo và phân tích.
  • Truyền đạt kiến thức chuyên môn một cách rõ ràng, dễ hiểu.
  • Bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật.

III. Triển vọng nghề nghiệp của Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí có mức tăng trưởng việc làm việc thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề, tuy nhiên tùy vào ngành và loại dự án họ làm việc, tốc độ phát triển của họ sẽ khác nhau. Nghề kỹ sư cơ khí có mức tăng trưởng trung bình nhanh hơn kiến trúc sư và các dịch vụ liên quan.
Kỹ sư cơ khí tham gia vào nhiều ngành sản xuất khác nhau, bao gồm thiết bị vận tải và sản xuất máy móc. Họ thiết kế phương tiện và hệ thống phương tiện thế hệ mới, chẳng hạn như xe ô tô chạy bằng điện, xe máy điện. Máy móc có nhu cầu lao động tay nghề ngày càng cao, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với kỹ sư cơ khí trong thiết kế máy móc công nghiệp. Để biết kỹ sư thiết kế cơ khí giỏi cần trang bị những gì, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích tại Blog việc làm nhé.

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc nghề cơ khí chuyên nghiệp, ghi điểm với nhà tuyển dụng

MỤC LỤC:
I. Công việc của Kỹ sư cơ khí
II. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng của Kỹ sư cơ khí
III. Triển vọng nghề nghiệp của Kỹ sư cơ khí

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888