Kỹ thuật cơ điện tử, đôi khi được gọi đầy đủ là công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là một ngành học thuộc khối ngành kỹ thuật, được đào tạo ở nhiều trường từ trung cấp, cao đẳng tới đại học và sau đại học. Đây là một ngành có sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ điện tử, máy tính và kỹ thuật cơ khí để sáng tạo trong thiết kế, chế tạo và vận hành các loại máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất công nghiệp, dân dụng. Hiện nay, ngành kỹ thuật cơ điện tử đang xét tuyển các tổ hợp môn: A00, A01, B00, C01, D01, D07, D90.
Kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì? cơ hội việc làm ra sao?
Kỹ thuật cơ điện tử học về các kỹ thuật, công nghệ trong cơ điện và điện tử. Nói đến ngành này, những thành tựu tiêu biểu phải kể đến là robot, tự động hóa để tăng năng suất lao động, để máy móc giúp con người hoàn thành được các nhiệm vụ khó khăn (hoặc tốn thời gian), thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế, xã hội.
Chương trình học của ngành kỹ thuật cơ điện tử sẽ bao gồm: Các môn cơ bản, nhập môn như cơ kỹ thuật, cơ khí, cơ học vật liệu, động lực học, kỹ thuật điện tử, robot công nghiệp, đo lường, điều khiển tự động, lập trình trong kỹ thuật... Sau đó, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như điều khiển số, điều khiển lập trình, đo lường, mô phỏng, thiết kế hệ thống cơ điện tử, thiết bị điện tử dân dụng, kỹ thuật điều khiển robot...
Trong quá trình học, các trường đều sẽ tạo yêu cầu sinh viên kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, thử nghiệm, thí nghiệm, đi thực tập từ sớm để vận dụng kiến thức vào thực tế. Qua đó, sau khi ra trường, sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tham gia vào thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ điện tử và tự động hóa.
Tùy vào trường bạn học và chương trình đào tạo cụ thể, sau khi tốt nghiệp bạn có thể có bằng cử nhân kỹ thuật cơ điện tử hoặc kỹ sư cơ điện tử. Cơ hội việc làm tùy theo bằng cấp, kết quả học tập và định hướng của bạn. Bạn có thể tìm việc làm tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, công ty công nghệ hoặc các viện nghiên cứu chế tạo, cơ quan nhà nước, công ty tư vấn cung cấp dịch vụ...
JobOKO giới thiệu đến bạn một số vị trí việc làm ngành kỹ thuật cơ điện tử và mức lương:
Ngoài ra, tấm bằng tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện tử cũng tạo nền tảng vững chắc để bạn dễ dàng thăng tiến, đảm nhiệm những vai trò như cán bộ kỹ thuật, quản lý, giám sát sản xuất hay làm kỹ sư kinh doanh, chuyên viên tư vấn công nghệ.... Với thu nhập từ vài triệu đến hàng chục triệu mỗi tháng.
Những vị trí việc làm Hot ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Ngoài việc muốn biết học ngành kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì, chắc hẳn các bạn quan tâm đến ngành này đều tự hỏi, vậy học ở đâu thì tốt? Chương trình học thiết kế hợp lý? Bằng cấp được đánh giá cao để tạo tiền để dễ tìm việc hơn sau khi ra trường?
Như đã đề cập, có nhiều trường đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử, từ trung cấp trở lên. Khi chọn trường, bạn cần dựa theo năng lực học tập của mình, nơi sinh sống, các điều kiện khác nữa và thực tế thì mỗi nơi đều sẽ có trường tốt, phù hợp với bạn. Những trường được biết đến nhiều với chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử uy tín hiện nay là:
Có những trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử tốt?
Trên đây là những thông tin về cơ hội nghề nghiệp, việc làm của ngành kỹ thuật cơ điện tử cũng như các cơ sở đào tạo tốt nhất cả nước, mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn học sinh, các bậc phụ huynh.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan ngành Kỹ thuật cơ điện tử
II. Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
III. Nên học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ở trường nào thì tốt?
Đọc thêm: Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra làm gì? trường nào tốt?
Đọc thêm: Ngành Điều khiển và Tự động hóa học trường nào tốt? ra trường làm gì?