Lĩnh vực hàng không luôn thu hút các bạn trẻ bởi theo đánh giá chung thì đây là ngành có mức lương "khủng". Đặc biệt, cơ hội cạnh tranh gay gắt nên không phải ai cũng có thể đủ tiêu chuẩn đáp ứng. Theo đó, ngành Kỹ thuật hàng không khiến nhiều bạn băn khoăn không biết sau khi tốt nghiệp ra làm gì và cơ hội xin việc làm có cao như tiếp viên hàng không hay phi công không.
Hầu hết khi nhắc đến lĩnh vực hàng không, chúng ta chỉ biết các vị trí phổ biến như
tiếp viên hàng không hay phi công mà quên đi những người làm việc thầm lặng phía sau giúp cho phương tiện đảm bảo an toàn ở mỗi chuyến bay. Họ đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật như bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, thiết kế động cơ,... để phương tiện bay hoạt động trơn tru, ổn định.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật hàng không
I. Hiểu thế nào về ngành Kỹ thuật hàng không?
Kỹ thuật hàng không là ngành khá mới tại các trường đại học. Sự ra đời của nhiều hãng hàng không mới đòi hỏi nguồn nhân lực
tuyển dụng cho các vị trí kỹ thuật gia tăng. Do vậy, ngành Kỹ thuật hàng không đào tạo ra các kỹ sư hàng không có khả năng đảm bảo máy móc, bộ phận, thiết bị của máy bay hay phương tiện bay khác như tên lửa, tàu du hành vũ trụ,... hoạt động tốt, đồng thời xử lý kịp thời sự cố hay hỏng hóc xảy ra thông qua hệ thống máy tính hoặc bằng kinh nghiệm kỹ thuật vốn có.
Ngành Kỹ thuật hàng không được chia ra thành hai lĩnh vực là Kỹ thuật hàng không dân dụng và Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Trong đó, kỹ thuật hàng không dân dụng chủ yếu khắc phục các vấn đề liên quan đến thiết bị hoạt động trong phạm vi khí quyển Trái Đất như thiết kế, bảo dưỡng, chế tạo máy bay dân dụng, quân sự, chở khách,... Còn kỹ thuật hàng không vũ trụ chuyên nghiên cứu và giải quyết vấn đề liên quan đến phương tiện bay ngoài vũ trụ như tên lửa, vệ tinh,...
II. Sinh viên được học gì khi theo đuổi ngành Kỹ thuật hàng không?
So với nhiều ngành nghề khác, ngành Kỹ thuật hàng không có tuổi đời còn khá trẻ. Dẫu vậy, ngay từ khi mới thiết lập, chương trình đào tạo được thiết kế khá chuyên nghiệp, bài bản. Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật hàng không kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 - 4 năm.
Nhìn chung, sinh viên ngành Kỹ thuật hàng không sẽ được đào tạo các bài học lý thuyết đi đôi với thực hành cũng như có bài kiểm tra đánh giá kết thúc môn học như truyền thống. Đặc biệt, khi học thực hành, sinh viên sẽ thực hiện dưới sự giám sát của giảng viên kỹ thuật hàng không.
Với việc học tập các bộ môn như hệ thống máy bay, lý thuyết tự động hóa, quy chế hàng không, bảo dưỡng,... sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kiến thức chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm như
kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng chịu áp lực, tư duy sáng tạo,... cũng được chú trọng phát triển để sinh viên hoàn thiện bản thân.
III. Học kỹ thuật hàng không ra làm gì?
Tốt nghiệp ngành hàng không, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật tại các hãng hàng không trong và ngoài nước. Những hãng hàng không nổi tiếng được biết đến như Vietnam Airline, Vietjet Airline, Bamboo Airway,.. Một số việc làm cụ thể mà bạn có thể lựa chọn như:
- Kỹ thuật viên sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
- Kỹ thuật viên vận hành.
- Kỹ sư chế tạo, thiết kế thiết bị hàng không tại sân bay, công ty kỹ thuật hàng không, viện nghiên cứu.
- Giảng viên tại các trường đào tạo ngành kỹ thuật hàng không.
IV. Mức lương của ngành Kỹ thuật hàng không
Kỹ thuật hàng không là một trong những ngành hot và khan hiếm nhân sự. Do đó, mức lương của các vị trí được đánh giá cao. Ở Việt Nam, mức lương của Kỹ thuật hàng không tại các hãng bay vào khoảng
20 - 30 triệu đồng/tháng. Với những vị trí đòi hỏi kinh nghiệm môn cao như nghiên cứu, chế tạo hay đảm nhận chức vụ quản lý thì thu nhập còn có thể cao rất nhiều.
Thu nhập của các vị trí ngành Kỹ thuật hàng không cao hay thấp?
V. Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không tốt?
Hiện nay, ngành Kỹ thuật hàng không đang dần được đào tạo tại các trường Đại học trong nước. Nếu bạn yêu thích công việc này thì có thể theo học tại một số trường đào tạo uy tín ngành kỹ thuật hàng không như:
- Học viện Hàng không Việt Nam.
- Đại học Bách khoa TP.HCM.
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Học viện Phòng không - Không quân.
- Trường Sĩ quan Không quân.
Theo đuổi ngành Kỹ thuật hàng không, ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng tốt sẽ có cơ hội nghề nghiệp cao, thậm chí còn được các nhà tuyển dụng "săn đón". Để làm được điều này, lựa chọn môi trường đào tạo tốt là điều rất quan trọng. JOBOKO hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có lời giải đáp để cân nhắc cho sự nghiệp tương lai.
MỤC LỤC:
I. Hiểu thế nào về ngành Kỹ thuật hàng không?
II. Sinh viên được học gì khi theo đuổi ngành Kỹ thuật hàng không?
III. Học kỹ thuật hàng không ra làm gì?
IV. Mức lương của ngành Kỹ thuật hàng không
V. Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không tốt?
Đọc thêm: Ngành hàng không liệu có phải lĩnh vực xu hướng? triển vọng phát triển ra sao?
Đọc thêm: Tiếp viên hàng không học trường gì? thi khối nào?